Con hay đặt câu theo mẫu Ai là gì để vừa giới thiệu vừa nêu nhận định về một cảnh đẹp đất nước

Em hãy viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình

Em hãy viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình là một dạng đề bài trong chương trình ngữ văn lớp 7. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc tổng hợp bài văn mẫu viết 1 bức thư cho 1 người bạn để bạn hiểu về đất nước mình hay và ý nghĩa sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh.

Sau đây là nội dung chi tiết bài văn viết thư cho 1 người bạn để bạn hiểu về đất nước mình, mời các bạn cùng tham khảo.

Chào jane thân mến!

Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên.

Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng.

Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang.đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn[Hà Tây] tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.

Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,…. ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,… là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này.

Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm đát nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. Tạm biệt nhé !

2. Em hãy viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình

Bạn Komako thân mến!

Tớ tên là Nguyễn Nhật Linh, học sinh lớp 7 tớ đến từ Việt Nam. Tuần vừa qua, tớ được du ngoại cùng đất nước bạn với nhiều ấn tượng đẹp và đáng nhớ nhưng chỉ là qua màn ảnh nhỏ. Tớ ao ước rằng một ngày gần đây tớ sẽ được đến thăm đất nước đất nước Nhật Bản thân yêu của bạn để được trượt trên nền tuyết trắng, được khoác trên mình bộ kimono duyên dáng của đất bạn. Được thưởng thức cái lạnh buốt giá.

Đất nước Việt Nam của tớ hình chữ S. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu khá ấm áp và dễ chịu. Mùa xuân là mùa của những lễ hội và vui chơi, với cây cối trăm hoa đua nở, đâm chồi nảy lộc. Mùa hè là mùa của du lịch vì đất nước tớ bao bọc xung quanh đều là biển cả. Mùa thu với cơn gió heo may với gió se se lạnh làm cho con người ta như muốn hít thở tất cả vào lòng. Mùa đông ở đây không quá lạnh, là mùa của những lễ cưới con người như chờ đợi từng ngày để đến mùa đông sưởi ấm cho nhau. Mùa hạ với cái thời tiết khô hanh, mùa của những cơn mưa rào trời như đổ nước xuống tưới tiêu cho hoa màu xanh mơn mởn.

Đất nước tớ có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Một trong số đó là khu du lịch đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Phố Cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế…… Nếu có dịp bạn sang Việt Nam tớ sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch cho bạn. Chúng ta sẽ có cuộc vi hành từ Bắc vào Nam. Điểm đầu tiên chúng ta dừng chân đó sẽ là quê hương của người Bác kính yêu của đất nước tớ đó là Nghệ An. Tớ muốn bạn biết rằng tuy Bác là một vị lãnh tụ của đất nước nhưng Bác vẫn có cuộc sống giản dị mà thanh cao.

Điểm tiếp theo chúng ta đến sẽ là Huế mộng mơ. Bạn sẽ được ngắm dòng sông hương lặng lờ trôi nó đang vươn mình chuyển hướng nhưng không hề có một tiếng động nào cả. Vẫn cứ im lìm lặng yên. Rồi những cô gái Huế mặc áo tím thủy chung với giọng Huế ngọt ngào dễ đi và lòng người.

Và điểm ta không thể bỏ qua đó là Đà Nẵng với cái tên thành phố đáng sống. Bạn sẽ được nằm dài dưới bãi biển Mỹ Khê cắt trắng, ngắm nhìn những lớp sóng xô bờ. Điểm đến cuối cùng đó là Hội An. Với những phố cổ dài, kiến trúc hoàn mĩ không chê vào đâu được, con người ở đây bình yên lặng lẽ.

Dân tộc Việt Nam rất cởi mở và hiếu khách. Chúng tớ sẵn sằng giang rộng đôi tay kết bạn với bạn bè trên toàn quốc và hợp tác để xây dựng cuộc sống hòa bình trên thế giới.

Thư đã dài tớ xin dừng bút tại đây. Chúc bạn và gia đình luôn bình an hạnh phúc. Tạm biệt bạn!

Thân ái chào bạn!

Nguyễn Nhật Linh

3. Viết một bức thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình

Chào bạn Blanche thân mến!

Mình vừa đọc bức thư của bạn xong, mình nhắm mắt lại và hít thật sâu suy nghĩ và tưởng tượng rằng. Đất nước của cậu thật tuyệt vời!

Tớ cũng như cậu, cũng tự hào về đất nước của mình. Tớ sẽ giới thiệu cho cậu về đất nước của mình. Việt Nam có rất nhiều thành phố nổi tiếng. Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Những danh lam thắng cảnh như Hồ Gươm. Mặt nước trong xanh, có những cái cây xoè rộng cánh tay để che chở cho mặt hồ. Tháp Rùa cổ kính, rêu phong.

Hay như thành phố Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Truyền thuyết nói rằng khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông, xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

Còn rất nhiều danh lam thắng cảnh nữa, mình sẽ tiếp tục kể cho bạn ở những lá thư sau. Một lần nữa từ trái tim, mình xin gửi đến bạn tình cảm đẹp đẽ nhất. Mình hi vọng rằng một ngày nào đó, bạn có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc Việt Nam.

Mình chờ thư của bạn!

Bạn của bạn

4. Viết thư cho 1 người bạn để bạn hiểu về đất nước mình

Jack thân mến!

Khi tôi nói sẽ mời bạn đến quê hương tôi chơi, ba má tôi hài lòng lắm. Riêng tôi vui mừng và nôn nao khôn xiết. Vì có Jack, chúng sẽ cùng nhau “ngao du sơn thủy” và sẽ cùng nhau trao đổi học tập.

Tôi sẽ bơi xuồng đưa bạn theo dòng sông sau nhà. Hai bên bờ, dừa nước mọc san sát, mát rượi. Chắc hẳn, bạn sẽ có một trải nghiệm thú vị đó. Ngồi trên xuồng, chỉ cần với tay lên là có thể hái được trái ổi. Bạn sẽ có dịp ngắm cảnh và thấy rằng quê mình nơi đâu cũng đẹp. Jack có thích thả diều không. Ở đây, chiều đến, các bạn nhỏ thả nhộn nhịp lắm. Diều lượn bay nhấp nhô, thong thả giữa trời lộng trông chẳng khác gì những bông hoa trong ngày hội lớn.

Nhưng tuyệt nhất vẫn là đi câu cá. Khi giật lên thấy một con cá đang giãy giụa là đã thấy sướng rồi. Tôi làm xong hai cây cần câu cho chúng mình. Bạn về đây, chúng ta sẽ sống gần gũi với thiên nhiên. Những đêm trăng thanh gió mát lòng ta sẽ thanh thản hơn dưới ánh đèn điện. Hơn nữa, Jack sẽ thấy con người ở quê tôi rất thật thà, chất phác.

Tôi hy vọng bạn sớm đến Việt Nam. Khi đó, tôi sẽ là hướng dẫn viên du lịch đưa bạn đến thăm miền Tây sông nước quê tôi nhé.

Cuối thư, cho mình gửi lời hỏi thăm sức khỏe mọi người trong gia đình. Chúc bạn học tập tốt, đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Nghỉ hè, bạn nhớ đến thăm Việt Nam như đã hứa nhé!

Bạn của cậu

Hoàng Anh

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Câu hỏi: Đặt câu theo mẫu ai thế nào để miêu tả?

Trả lời:

a. Để miêu tả một bác nông dân.

Bác nông dân chăm chỉ làm việc.

b. Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

Nhành hoa này sắp tàn rồi.

c. Để miêu tả một buổi sớm mùa đông.

Buổi sớm hôm nay trời se lạnh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1. Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? và Ai thế nào?

* Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:

- Câu kể Ai làm gì? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

- Câu kể Ai thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ vị.

- Câu kể Ai là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ - vị.

Vì mỗi kiểu câu trên có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu thì mới xác định chủ ngữ, vị ngữ dễ dàng được.

* Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:

+ Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.

Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.

Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.

Bảng tóm tắt

Đặc điểm/Thành phần câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Câu hỏi

Ai? Cái gì? Con gì?

Làm gì? là ai? là con gì?

Ý nghĩa

Chỉ những sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.

được nối với chủ ngữ bằng từ là

Ví dụ

Bạn Ngọc

là lớp trưởng của lớp em

+ Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.

Ví dụ:

-Minh quét nhà giúp mẹ.

- Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.

- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

+ Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Ví dụ: Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.

Bảng tóm tắt

Đặc điểm/Thành phần câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Câu hỏi

Ai? Cái gì? Con gì?

Thế nào?

Ý nghĩa

Chỉ những sự có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ

Chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái củasự vật được nói đếnở chủ ngữ.

Ví dụ

Cây hoa gạo

nở đỏ rực một góc trời

Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.

2. Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai làm gì? và Ai thế nào?

Kiểu câu

Ai làm gì?

Ai thế nào?

Đặc điểm của chủ ngữ

-Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.

-Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì?[ trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.]

-Chỉ người, động vật, bất động vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Đặc điểm ở vị ngữ

+ Kể lại hoạt động

+Là động từ [cụm động từ] chỉ hoạt động.

+Miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng thái

+ Là động từ [ cụm động từ] trạng thái hoặc tính từ.

3. Bài tập vận dụng

Bài1: Tìm câu Ai làm gì?

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

Trả lời:

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?

- Người lớn đánh trâu ra cày.

- Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

- Các bà mẹ tra ngô.

- Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

- Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.

- Lũ chó sủa om cả rừng.

Bài 2:Tìm câu Ai làm gì?

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Trả lời:

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì?

- Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

- Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

- Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

Bài 3:Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kểAi làm gì?trong đoạn văn sau :

Đêm trăng. Biển yên tĩnh.Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Viết một đoạn văn khoảng năm câu để kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các câu kểAi làm gì ?

Trả lời:

1. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau : Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chủng tôi buông[CN] neo trong vùng biển trường sa [VN].

Một số chiến sĩ[CN]thả câu[VN]. Một số khác[CN] quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo[VN]. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo[CN] gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui[VN].

2.Viết một đoạn văn khoảng năm câu kể về cồng việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các kiểu câu Ai làm gì ?

Sáng hôm qua là ngày tổ em trực nhật, vì thế cả tổ ai cũng đi học sớm hơn mọi ngày. Theo sự phân công của tổ trưởng chúng em bắt tay vào làm việc. Hai bạn Hiếu và Vân quét thật sạch nền lớp. Bạn Trâm lau chùi bàn cô giáo và bảng đen, giặt khăn lau. Hai bạn Phát và Hào kê lại bàn ghế. Em lấy chổi lông gà quét thật sạch bụi trên bàn ghế và giá sách cuối lớp. Bạn Ngọc tổ trưởng quét hành lang, bậc thềm. Chỉ một lúc sau, chúng em đã làm xong mọi việc.

Mở rộng vốn từ Quê hương. Ôn tập câu: Ai làm gì?

Mở rộng vốn từ Quê hương. Ôn tập câu: Ai làm gì?

1. Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm : Cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, yêu thương, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi , tự hào.

Trả lời :

2. Tìm những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau :

    Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

    [quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn]

- Trả lời : Quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn có thể thay thế cho từ quê hương.

3. Những câu nào trong đoạn dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì ? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Ai? ” hoặc “ Làm gì? ”

   Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ  đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

                                                                                                      Theo Nguyễn Thái Vận

- Móm lá cọ : lá cọ non núm lại để đựng thức ăn, hạt giống…

- Om : Nấu nhỏ lửa và lâu cho ngấm mắm muối hoặc ngâm lâu trong nước nóng già cho chín.

 Trả lời :  

4. Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu theo mẫu Ai làm gì ? : bác nông dân, em trai tôi, những chú gà con, đàn cá.

Hướng dẫn đặt câu :

- Bác nông dân dắt trâu ra đồng từ sáng sớm.

- Em trai tôi đang nô đùa cùng chú chó.

- Những chú gà con núp sau cánh mẹ vì rét.

- Đàn cá nhảy cả lên mặt nước để đớp mồi.

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề