Dân quân thường trực đi bao lâu

Mục lục bài viết

  • 1. Đi dân quân tự vệ có phải đi nghĩa vụ quân sự nữa không?
  • 2. Đăng ký đi nghĩa vụ dân quân tự vệ tại nơi thường trú [KT3] được không ?
  • 3. Đã tham giam gia dân quân tự vệ thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
  • 4. Mập [95 kg] có được gọi vào nghĩa vụ quân sự không ?
  • 5. Có phải nhập ngũ khi phải nuôi dưỡng ba bị bệnh nặng ?

1. Đi dân quân tự vệ có phải đi nghĩa vụ quân sự nữa không?

Thưa luật sư, Luật sư cho em hỏi, em sinh ngày 24-01-1995, em đang đi dân quân tự vệ, em nghe nói gọi nghĩa vụ từ 18 tuổi đến 25 tuổi, em đã tốt nghiệp Trung Cấp. Nếu 24-01-2019 em đủ 25 tuổi và em không đi Dân quân tự vệ nữa, em có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Mong luật sư tư vấn giúp em. Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

Khoản 4 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:

"4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a] Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

b] Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

c] Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

d] Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

đ] Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên."

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì nếu bạn là "Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;" thì bạn sẽ được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình và sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự ?

2. Đăng ký đi nghĩa vụ dân quân tự vệ tại nơi thường trú [KT3] được không ?

Xin chào Luật Minh Khuê, Tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi có hộ khẩu thường trú tại Tây Ninh và tôi có KT3 tại thánh phố Hồ Chí Minh. Bây giờ tôi muốn đi nghĩa vụ dân quân tự vệ tại nơi tôi đăng ký KT3 có được không? Cảm Ơn !

Người gửi: VV Cường

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Tư vấn thủ tục đăng ký dân quân tự vệ - Ảnh minh họa

Trả lời:

Căn cứ Điều 9 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định về Đăng ký, quản lý dân quân tự vệ như sau:

- Tháng 4 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức đăng ký lần đầu cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

- Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở lập kế hoạch đăng ký, quản lý dân quân tự vệ rộng rãi.

- Dân quân tự vệ nòng cốt khi vắng mặt ở địa bàn cấp xã, cơ quan, tổ chức phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để quản lý và huy động khi cần thiết.

- Dân quân tự vệ nòng cốt thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc từ 3 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự; đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức để thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ”.

Ngoài ra, căn cứ Điều 12 của Luật Cư trú 2006 [được ban hành ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007] lại quy định là:

“Nơi cư trú của công dân là chổ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú,…Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chổ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”.

Theo đó, việc đăng ký dân quân tự vệ bạn có thể đăng ký tại nơi mà bạn đang thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi bạn cư trú theo sổ hộ khẩu.

Trân trọng cám ơn!

3. Đã tham giam gia dân quân tự vệ thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Kính chào luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi đã tham gia dân quân tự vệ ở địa phương rồi thì có phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự không ạ?

Tôi xin cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Khoản 4, điều 4, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

- Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;

- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

- Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Theo căn cứ trên thì trường hợp dân quân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực thì sẽ được công nhận là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình. Vì vậy trường hợp này sẽ không phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự nữa.

a, Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ là như thế nào?

Khoản 2, khoản 3, Điều 8 Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định:

2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.

Đồng thời điều 13 Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định về hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình như sau:

1. Dân quân tự vệ đã phục vụ đủ thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

2. Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nhưng còn trong độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.

3. Dân quân thường trực được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định công nhận công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Theo căn cứ trên thì thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt là 4 năm, trong trường hợp cần thiết thì có thể gia hạn thêm 2 năm. Khi hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.

b, Dân quân thường trực là gì?

Khoản 4, điều 2, Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định:

4. Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.

Theo căn cứ trên thì dân quân tự vệ thường trực là lưc lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

Như vậy, do bạn không nói rõ quá trình tham gia dân quân tự vệ của bạn như thế nào nên chúng tôi không thể kết luận là bạn có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nữa không nhưng nếu hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực thì sẽ được công nhận là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình. Vì vậy trường hợp này sẽ không phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự nữa.

4. Mập [95 kg] có được gọi vào nghĩa vụ quân sự không ?

Chào luật sư, em năm nay 95kg đã là quá mập. Em 17t nghĩa là theo luật là 18 đến 25 tuổi được gọi đi nghĩa vụ quân sự. Vậy luật sư cho em hỏi em có thể được chấp nhận vào nghĩa vụ quân sự không ạ ?

Thật tình là em rất muốn đi mong luật sư giải đáp ạ.

Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại

Luật sư trả lời:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì 95kg tuy nhiên bạn không nêu rõ bạn có chiều cao là bao nhiêu do đó chúng tôi chưa thể trao đổi cụ thế với bạn được. Trong trường hợp này bạn có thể tham khảo quy định dưới đây để xác định mình có phải tham gia nghĩa vụ hay không:

LOẠI
SỨC KHỎE

NAM

NỮ

Cao đứng [cm]

Cân nặng [kg]

Vòng ngực [cm]

Cao đứng [cm]

Cân nặng [kg]

1

³ 163

³ 51

³ 81

³ 154

³ 48

2

160 - 162

47 - 50

78 - 80

152 - 153

44 - 47

3

157 - 159

43 - 46

75 - 77

150 - 151

42 - 43

4

155 - 156

41 - 42

73 - 74

148 - 149

40 - 41

5

153 - 154

40

71 - 72

147

38 - 39

6

£ 152

£ 39

£ 70

£ 146

£ 37

Các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI [xem phần chú dẫn khám tuyển].

- Chỉ số BMI [Body Mass Index] là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng:

BMI

=

Cân nặng [kg]

{Chiều cao [m]}2

Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30.

5. Có phải nhập ngũ khi phải nuôi dưỡng ba bị bệnh nặng ?

Hiện tại thì gia đình ba mẹ em đã ly dị nhưng vẫn sống chung,sống chung làvì mẹ em nuôi em ăn học, nhưng sổ hộ khẩu của em và ba em đã tác ra khỏibên ngoại và nhập chung lên nội. Anh em ruột của ba em đều đã có gia đìnhvà tách riêng hộ khẩu, còn ba và em thì nhập chung với hộ khẩu của ông nội.

Ba em bị bệnh bướu tim nên không đi làm nặng được và đang trong tình trạng thất nghiệp, còn ông bà nội thì già và cũng không có việc làm. Cả gia đình em, ba , ông bà nội đều sống từ tiền chu cấp của anh em bên nội và mẹ. Nhưng em gần tốt nghiệp 12 và mọi người kêu em đi làm lo cho gia đình , mọi người chỉ tiếp 1 phần thôi chứ không còn lo như trước nữa. Vậy em cóphải đi nghĩa vụ quân sự không luật sư ?

Mong luật sư giúp ạ.

- Bảo Mật

Luật sư tư vấn:

Điểm b khoản 1 điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ như sau:

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
b] Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

Vậy trong trường hợp của bạn, nếu không may gia đình bạn đang gặp hoàn cảnh khó khăn , nếu tại thời điểm có đợt gọi nhập, chỉ có bạn là lao động duy nhất trong gia đình thì bạn có thể xin xác nhận của chính quyền địa phương về hoàn cảnh gia đình bạn và gửi lên ban chỉ huy quân sự cấp huyện để được xem xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề