Cổng rào cao bao nhiêu là đẹp?

Cổng nhà có vai trò vô cùng quan trọng đối với một công trình xây dựng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn liên quan tới cả phong thủy của ngôi nhà. Không cần phải là chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế nhà thì chúng ta cũng hiểu rằng cổng có vai trò vô cùng quan trọng đối với một công trình xây dựng dù là những ngôi biệt thự đẹp hay những ngôi biệt thự đơn giản hoặc những ngôi nhà ống các phong cách.  Bài viết này Kính Cường Lực Bùi Phát sẽ hướng dẫn quý khách cách lựa chọn về chiều cao và chiều rộng của cổng nhà phù hợp với phong thủy.

CÁCH TÍNH CHIỀU CAO VÀ CHIỀU RỘNG CỔNG NHÀ HỢP PHONG THỦY

Cổng chính là lối đi đầu tiên dẫn khí vào nhà, đồng thời cũng là một tấm hàng rào bảo vệ ngôi nhà bạn tránh khỏi những tác nhân xấu từ bên ngoài.Không phải cổng càng cao hoặc cao bao nhiêu cũng là điều tốt. Cũng có những lập luận cho rằng nếu cổng quá cao hoặc quá rộng trong một số trường hợp cũng không phải là điều tốt.Thiết kế chiều cao và chiều rộng của cổng nhà cần phải lưu ý đầu tiên tới sinh khí trước tiên theo cổng luân chuyển qua sân, vào nhà qua cửa chính và các cửa phụ. 

Hướng quay cổng: Để có thể chọn được chiều cao và chiều rộng của cổng phải căn cứ theo thước Lỗ Ban để chọn kích thước tốt. Nếu hướng trổ cửa cổng mà có sao xấu chiếu tới trong vận đó mà không thể thay đổi hướng thì tốt nhất cửa cổng của gia chủ nên có kích thước nhỏ. Đối với những cổng có sao tốt chiếu tới thì nên để kích thước cao rộng. Để cho khí xấu vào ít mà khí tốt có thể vào nhiều. Gia chủ có thể căn cứ vào trạch vận phi tinh bàn của căn nhà đó để xác định xem hướng cửa nào có sao xấu hoặc sao tốt chiếu vào.


Vị trí đặt cổng: khi đã tính toán được vị trí đặt cửa cổng thì cần phải cố gắng đặt cửa trong 1 vị trí. Không nên đặt cửa có chiều rộng hay chiều cao quá hẹp bởi việc này sẽ khiến cổng không thu nạp được khí tốt vào nhà.

Khổ của cổng: Còn nếu bạn để chiều dài và chiều rộng của cổng nhà quá lớn thì khí vào nhà sẽ bị tạp loạn, lai nhiễm vừa xấu vừa tốt dẫn đến mặc dù được đặt tại khí tốt đón khí tốt nhưng cửa cổng cũng đồng thời đón cả khí xấu.


MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI THIẾT KẾ CỔNG

Cùng với cách tính kích thước chiều cao và chiều rộng của cổng để phù hợp phong thủy, chúng tôi xin được chia sẻ những lưu ý quan trọng khi thiết kế cổng nhà mà chúng tôi đã đúc kết được qua quá trình xây nhà trọn gói của mình.

**Lưu ý 1, Cổng cần bố trí cân đối với nhà chính không được xộc chéo ...

Thiết kế cổng cần phải luôn phù hợp với kích thước của nhà chính. Sự hài hòa và cân đối giữa các yếu tố cổng và nhà không chỉ có vai trò tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà mà nó còn là một yếu tốt bất di bất dịch trong phong thủy. Nếu nhà chính nhỏ mà cổng lớn hoặc ngược lại thì sẽ tạo nên thế mất cân xứng cho ngôi nhà.

**Lưu ý 2, Tránh kín cổng cao tường " Người xưa có câu đó nhưng ta nên áp dụng đúng"

Nên thiết kế những khoảng hở để lưu thông khí, tránh thế tù hãm cho ngôi nhà. Cũng không nên trồng quá nhiều loại cây um tùm che kín cổng và nên lưu ý chặt tỉa cây cối xung quanh cho gọn gàng để cổng luôn được rộng rãi, sáng sửa đón khí tốt vào nhà.

Những thứ này có thể cản trở vận khí, tài lộc và sức khỏe của người sống trong căn nhàGia chủ cũng cần dẹp bỏ những thứ gây cản trở lỗi ra vào như cây cối, cột, vách tường,… . Tuy nhiên gia chủ cũng có thể thiết kế cây cối ở khoảng cách an toàn với ngõ đi lại thuận tiện cho việc bảo vệ cửa nhà, tạo minh đường sáng sủa để lưu thông khí tốt.

**Lưu ý 3, Dẫn sinh khí từ cổng vào nhà theo đường vòng cung hoặc đường uốn lượn

Nguyên tắc vàng cho việc chọn nhà xây nhà mà nó còn áp dụng cho cả việc thiết kế các phân luồng giao thông cho nhà ở. Đến thẳng, đi thẳng gây hại người hại của là do các luồng trực xung quá mạnh, không phù hợp với nhịp sinh học của con người.

Theo quan nhiệm phong thủy, cổng nhà chính là nơi đón vận khí vào nhà, yếu tố đặc biệt quan trọng trong 5 yếu tố tiên quyết của dương cơ. Bởi vậy khi làm cổng nhà người ta không chỉ tính chiều rộng như thế nào đẹp, là vừa vặn mà còn phải xét xem những con số ấy có hợp phong thủy hay không. Chỉ một vài con số đơn thuần ấy nhưng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến vận khí của cả ngôi nhà. Vì vậy làm cổng rộng bao nhiêu là đẹp, hợp phong thủy? Luôn là một trong những câu hỏi khiến bao người phải “đau đầu”.

Nguyên tắc xác định chiều rộng cổng nhà theo phong thủy

Tùy theo từng cách tính toán mà chúng ta luôn có những nguyên tắc nhất định trong việc xác định chiều rộng của cổng nhà. Điển hình như cổng rộng bao nhiêu thì ôtô vào được sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng thực tế của những gia đình có ô tô. Còn đối với chiều rộng cổng nhà theo phong thủy sẽ được xác định dựa trên nguyên tắc sử dụng thước Lỗ Ban cửa nhà, cổng nhà. Thước Lỗ Ban là một trong những loại thước phong thủy chuyên được sử dụng trong việc đo đạc đồ đạc, kiến trúc, khoảng thông thủy và cả chiều rộng nhà theo phong thủy.

Loại thước này được bắt nguồn từ Trung Quốc, thế nhưng với sự ảnh hưởng của hệ triết học phương Đông. Cho đến nay, thước Lỗ Ban cũng chính là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất cho việc tính toán các kích thước phong thủy ở nước ta. Kích thước lỗ ban cửa cổng được xem là kích thước chuẩn để đặt cửa cổng, điều này giúp mang lại vận may, tài lộc cho gia đình.

Nếu biết chọn kích thước Lỗ Ban cổng đẹp thì gia đình bạn sẽ nhận được những luồng khí tốt giúp mang đến tài lộc, sức khỏe và sự may mắn. Ngược lại, nếu con số không tốt thì sẽ đón nhận nhiều luồng khí dữ, sẽ mang đến nhiều vận xui cho gia đình. Để xác chiều rộng cổng nhà chuẩn phong thủy, gia chủ cần sử dụng thước Lỗ Ban 52,2 cm. Thước Lỗ Ban được chia thành 4 cung đỏ, 4 cung đen tương ứng với cung tốt, cung xấu bao gồm Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Nguyên tắc xác định chiều rộng cổng nhà theo phong thủy khi dùng thước Lỗ Ban rất đơn giản, bạn chỉ cần lựa chọn những thông số rơi vào đúng các cung tốt – 4 cung đỏ là được.

Làm cổng rộng bao nhiêu thì đẹp, hợp phong thủy?

Làm cổng rộng bao nhiêu thì đẹp? Cổng rộng bao nhiêu thì hợp phong thủy? Tuy rằng biết chính xác sẽ sử dụng thước Lỗ Ban để tính toán. Thế nhưng tùy vào từng kiểu cổng mà những thông số này vẫn sẽ có sự khác nhau nhất định để đảm bảo cả về mặt thẩm mỹ lẫn công năng như sau:

Chiều rộng đối với cổng 1 cánh

Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp, quỹ đất đai xây dựng không được rộng rãi cho lắm thì để cân xứng đối với kiến trúc thì cổng 1 cánh luôn được cân nhắc đến. Cổng đi 1 cánh mở quay là loại cổng thường gặp phổ biến. Kích thước thông thủy [kích thước lọt sáng] được xem là đẹp nhất về phong thủy có kích thước là rộng 81cm x cao 212cm. Trong đó, khoảng xê dịch chiểu rộng cho phép dao động từ 80.5cm đến 81.8cm. Vì vậy, nếu bạn nào cũng đang thắc mắc không biết chiều cao cửa cổng bao nhiêu là đẹp trong trường hợp này thì con số trên cũng chính là đáp án.

Trong một số trường hợp đặc biệt, như kích thước cổng có xà ngang thì chiều rộng của cổng cũng sẽ bị thay đổi là rộng 69cm x cao 232cm hoặc rộng 106cm x cao 198cm.

Chiểu rộng đối với cổng 2 cánh

Cổng 2 cánh là kiểu phổ biến hơn cả ở các kiến trúc nhà ở hiện nay, với rất nhiều “phiên bản” độc đáo mà bạn có thể tham khảo cho mình. Tuy nhiên, dù là chiều cao của cổng bao nhiêu là đẹp hay cổng rộng bao nhiêu là đẹp trong trường hợp này cũng phải phân tách thành 2 trường hợp.

+ Đối với cổng thiết kế 2 cánh đều:

Chiểu rộng của cổng 2 cánh đều thường dễ tính toán hơn và tạo ra sự cân bằng, hài hòa cho tổng thể. Theo đó chiều rộng của cổng tính theo thước Lỗ Ban cần phải đi kèm theo chiều cao phong thủy như sau:

  • Rộng 126cm x cao 212cm
  • Rộng 133cm x cao 212cm
  • Rộng 153cm x cao 212cm
  • Rộng 176cm x cao 212cm
  • Rộng 126cm x cao 232cm
  • Rộng 133cm x cao 232cm
  • Rộng 153cm x cao 232cm
  • Rộng 176cm x cao 232cm

+ Đối với cổng thiết kế 2 cánh lệnh:

Nếu bạn là một người thích sự độc đáo, phá cánh thì thiết kế 2 cánh lệch là một sự lựa chọn không nên bỏ qua. Đây là kiểu thiết kế 1 bên cánh to, 1 bên cánh nhỏ.

  • Rộng 109cm x cao 212cm, khoảng xê dịch cho phép của chiều rộng là 105.5cm đến 109cm. Kích thước bề rộng chia 2 cánh tương ứng là cánh 69cm + 40cm.
  • Rộng 126cm x cao 212cm, khoảng xê dịch cho phép của chiều rộng là 125cm đến 128.5cm. Kích thước bề rộng chia 2 cánh tương ứng là 81cm + 45cm.

Chiều rộng đối với cổng 4 cánh

Cũng giống như chiểu rộng cổng 2 cánh, cổng 4 cánh cũng được phân chia thành cổng cân bằng hay cổng lệch rất rõ ràng.

+ Đối với cổng thiết kế 4 cánh đều:

Cổng 4 cánh đều là thiết kế tạo sự cân bằng, hài hòa thế nhưng sẽ chỉ thích hợp với những kiến trúc nhà lớn hay sân vườn rộng rãi với chiểu rộng được quy định như sau:

  • Rộng 236cm x cao 212cm
  • Rộng 255cm x cao 232cm
  • Rộng 262cm x cao 256cm
  • Rộng 282cm x cao 282cm

+ Đối với cổng thiết kế 4 cánh lệch:

Kiểu thiết kế 4 cánh lệch bao giờ cũng được phân chia thành 2 chính, 2 phụ với những thông  số về chiểu rộng được quy định chặt chẽ theo chiều cao. Thêm vào đó sẽ không có sự phân chia dựa theo chất liệu gia công như kích thước cổng sắt 4 cánh hay kích thước cổng gỗ 4 cánh.

  • Rộng 176cm x cao 212cm
  • Rộng 176cm x cao 232cm
  • Rộng 176cm x cao 256cm
  • Rộng 211cm x cao 212cm
  • Rộng 211cm x cao 232 cm
  • Rộng 211cm x cao 256cm

Những lưu ý khi làm cổng nhà theo tuổi, theo mệnh

Khi xây cổng nhà tâm lý chung đều muốn thiết kế ra một chiếc cổng thật đẹp, lộng lẫy và hào nhoáng. Bởi đây cũng chính là điểm nhấn nổi bật đầu tiên mà mọi người có thể dễ dàng quan sát được khi nhìn vào tổng thể kiến trúc của ngôi nhà. Thế nhưng, như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên việc xây dựng thi công nhà ở ngoài những nguyên tắc về mặt khoa học, an toàn chắc chắn những yếu tố về phong thủy cũng sẽ được đề cập đến song hành. Vậy các bạn cần lưu ý những gì khi làm cổng nhà theo tuổi, theo mệnh?

Thứ nhất: Điều quan trọng nhất trong những lưu ý khi xây cổng nhà là cách chọn hướng cổng và vị trí cổng theo phong thủy. Chúng ta sẽ dựa vào quy luật ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, mỗi một bản mệnh của gia chủ sẽ có những hướng tốt nhất định và đồng thời cũng sẽ có những hướng khắc, hướng xấu nên tránh.

Thứ hai: Khi thiết kế cổng, gia chủ cần lưu ý định vị, chọn phương vị tốt, không bố trí thẳng “trực xung” với cửa chính bởi “sinh khí đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng”.

Thứ ba: Gia chủ nên chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu của cổng sao cho hợp với trạch mệnh của bản thân. Những yếu tố này không chỉ quyết định đến thẩm mỹ, độ bền mà sẽ bao gồm cả những quan niệm về phong thủy.

Thứ tư: Không nên đặt cổng quá hẹp thì không thu nạp được khí tốt; còn nếu cửa cổng quá rộng thì khí vào nhà sẽ bị tạp loạn, lai nhiễm vừa xấu vừa tốt nên dẫn đến mặc dù đặt tại nơi tốt, đón khí tốt nhưng cửa, cổng cũng đồng thời đón cả khí xấu.

“Làm cổng rộng bao nhiêu thì đẹp, hợp phong thủy?” vẫn luôn là câu hỏi khó đối với nhiều người trong chúng ta. Nên rất mong rằng, với những chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay đã giúp các bạn có cái nhìn và nắm rõ được cách tính toán thông số này như thế nào mới là đúng, là chuẩn. Chiều rộng cổng nhà dưới góc nhìn phong thủy là thông số thể hiện chó những ý nghĩa rất quan trọng. Mong rằng các gia chủ sẽ có những đánh giá chính xác nhất về mặt này.

Chủ Đề