Covid bám trên bề mặt nhựa bao lâu

Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp loại Omicron là biến thể gây lo ngại vì nó lây truyền mạnh hơn so với các biến thể khác của COVID-19, cũng như có thể lẩn tránh vaccine. Tuy nhiên, nó được cho là gây triệu chứng nhẹ hơn so với các chủng trước đây.

Virus corona là một họ virus lớn, có thể tìm thấy virus này ở động vật và người. Một số người nhiễm bệnh và được biết là gây ra các bệnh với các triệu chứng cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS] và Hội chứng hô hấp Trung Đông [MERS].

Loại coronavirus mới này được gọi với tên virus 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Virus coronavirus mới - 2019 -nCoV là một loại virus đường hô hấp lây lan chủ yếu qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt hô hấp được tạo ra khi một người nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hoặc qua nước bọt, dịch chảy ra từ mũi. Điều quan trọng để phòng ngừa bệnh là tất cả mọi người cần thực hành vệ sinh hô hấp tốt, chẳng hạn như, khi hắt hơi hoặc ho dùng tay che miệng hoặc sử dụng khăn giấy và vứt nó ngay lập tức vào thùng rác, đồng thời rửa tay. Rửa tay thường xuyên bằng bằng cồn hoặc xà phòng và nước, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm thông tin về làn sóng lây nhiễm trong cộng đồng thứ 2 năm 2021 tại Việt Nam: Những tỉnh thành có bệnh nhân covid-19 chủng mới nhất-cập nhật hôm nay

Cũng như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm trùng chủng mới của virus corona [2019-nCoV] có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Tình trạng có thể nghiêm trọng hơn đối với một số trường hợp, chẳng hạn như viêm phổi hoặc khó thở. Tuy hiếm gặp nhưng bệnh có thể gây tử vong nếu bệnh nhân không được xử trí kịp thời. Người già và những người mắc bệnh nội khoa từ trước [như bệnh tiểu đường và bệnh tim] có nguy cơ cao bị nghiêm trọng hơn khi nhiễm virus.

Mặc dù cho đến nay các nhà khoa học vẫn cần tìm hiểu thêm về cách virus 2019-nCoV ảnh hưởng và gây tác động đến con người, tuy nhiên, thực tế cho thấy, bệnh diễn tiến nặng hơn ở những người lớn tuổi và có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Viêm phổi do virus không thể chữa trị bằng Kháng sinh, chúng chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì vậy, viêm phổi do virus 2019-nCoV không thể điều trị bằng việc dùng kháng sinh. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh như một biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh.

Hiện vẫn chưa xác định được chính xác virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Có thể sử dụng các chất khử trùng đơn giản để tiêu diệt virus, đồng thời ngăn chặn khả năng lây nhiễm virus cho người.

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu để ngăn ngừa hoặc điều trị coronavirus mới. Đối với những người bị nhiễm virus 2019-nCoV cần phải được chăm sóc phù hợp nhằm mục đích làm giảm và điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra. Những người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ một cách tối ưu. Hiện nay, các chuyên gia đang nghiên cứu một số phương pháp điều trị và thông qua một số thử nghiệm lâm sàng để thử nghiệm. WHO đang phối hợp các nỗ lực để phát triển các loại thuốc để điều trị 2019-nCoV với một loạt các đối tác.

Nếu bạn muốn bảo vệ bản thân và người thân khỏi bị nhiễm coronavirus mới, bạn nên duy trì vệ sinh tay và hô hấp thường xuyên, thực hiện an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và nên hạn chế tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi.

Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện cho thấy biến thể Omicron có thể tồn tại lâu hơn trên bề mặt đồ nhựa và da người so với các biến thể khác, song các loại chất khử trùng đều có hiệu quả đối với các loại biến thể của SARS-CoV-2.

Trong một báo cáo do tạp chí The Conversation đăng tải, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự khác biệt về khả năng sống sót của chủng virus SARS-CoV-2 gốc và các biến thể sau này là Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron trên da người và bề mặt nhựa.

Đây là nghiên cứu đầu tiên có sự so sánh giữa Omicron với các biến thể khác.

Các nhà nghiên cứu cho biết, so với phiên bản gốc, các biến thể sau này có thời gian tồn tại trên da và nhựa lâu gấp đôi. Đáng chú ý là biến thể Omicron có thể tồn tại trên nhựa trong 193,5 giờ và trên da là 21,1 giờ, cho thấy đây là một trong những yếu tố làm tăng khả năng lây lan của biến thể này.

[Brazil phát hiện ca nhiễm biến thể 'Omicron tàng hình']

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nghiên cứu trên cũng là hạn chế nói chung đối với các nghiên cứu về khả năng sống sót của virus SARS-CoV-2 là sự khác nhau giữa thời gian sống sót của virus trong phòng thí nghiệm so với thế giới bên ngoài.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng các điều kiện trong thế giới thực sẽ khắc nghiệt và thường xuyên thay đổi hơn - về nhiệt độ và độ ẩm - so với môi trường trong phòng thí nghiệm, thực tế này có thể làm giảm đáng kể thời gian tồn tại của virus.

Một phát hiện khác của nghiên cứu cho thấy trong ống nghiệm, biến thể Omicron có khả năng kháng các chất khử trùng gốc ethanol cao hơn một chút so với chủng gốc.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên da người trong phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng việc sử dụng cồn nồng độ 35 trong 15 giây có hiệu quả như nhau trong việc bất hoạt virus, bất kể là biến thể nào.

Do vậy, điều tích cực là tất cả các biến thể của SARS-CoV-2 đều bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng gốc cồn trên da.

Trong khi không chứng minh rằng con người có nhiều nguy cơ nhiễm biến thể Omicron cao hơn khi tiếp xúc các bề mặt, song nghiên cứu đã khẳng định tính hiệu quả của các chất khử trùng trong việc loại bỏ virus trên các bề mặt đồ vật và da người.

Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến cáo lây nhiễm virus SARS-CoV-2 chủ yếu xuất phát từ hoạt động tiếp xúc gần giữa mọi người và qua giọt bắn trong không khí ở nơi kín hoặc đông người.

Tuy nhiên, WHO cũng thừa nhận mọi người có thể bị mắc COVID-19 khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt có virus./.

Chủ Đề