Da bị tăng sắc tố phải làm sao

Da người có chứa các tế bào melanocyte, một sắc tố có trong da, tóc và mắt, thông qua quá trình tổng hợp hắc tố melanin. Lượng hắc tố được sản sinh quá nhiều sẽ dẫn đến chứng tăng sắc tố da, biểu hiện phổ biến là tàn nhang và đốm đồi mồi. Nguyên nhân gây tăng sắc tố da có thể là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tổn thương da, các bệnh lý hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Mặc dù chứng tăng sắc tố da không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng có lẽ bạn muốn tìm cách điều trị vì lý do thẩm mỹ.

  1. 1

    Hiểu về các loại tăng sắc tố da. Hiểu biết về các loại tăng sắc tố da sẽ giúp bạn xác định phương pháp điều trị thích hợp và thực hiện một số thay đổi trong lối sống để ngăn ngừa da đổi màu nặng hơn. Bạn nên hiểu rằng chứng tăng sắc tố da không chỉ xảy ra trên mặt. Có bốn loại tăng sắc tố da:[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nám da [Melasma]. Đây là chứng tăng sắc tố da do sự thay đổi hoóc môn và thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Nám da cũng xuất hiện do rối loạn chức năng tuyến giáp và do tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hoóc môn. Đây là loại tăng sắc tố khó điều trị nhất.
    • Đốm sắc tố sậm màu [Lentigines], còn gọi là đốm đồi mồi. Các đốm này xuất hiện ở 90% người trên 60 tuổi, và thường do sự tiếp xúc với tia UV. Các đốm sắc tố đậm màu không do ánh nắng mặt trời là do một chứng rối loạn lớn hơn gây ra.
    • Tăng sắc tố da sau viêm [Post-inflammatory hyperpigmentation]. Loại tăng sắc tố này do các tổn thương da như vảy nến, bỏng, mụn và một số phương pháp chăm sóc da gây ra. Tình trạng này thường biến mất khi da được tái tạo và hồi phục.
    • Thay đổi sắc tố da do thuốc [Drug-induced hyperpigmentation]. Đây là loại tăng sắc tố da thứ phát, còn gọi là bệnh Li ken phẳng, có nguyên nhân từ tình trạng viêm và phát ban trên da do thuốc. Bệnh này không lây.

  2. 2

    Trao đổi với bác sĩ da liễu về tình trạng của bạn. Đến gặp bác sĩ da liễu để xác định bạn đang mắc loại tăng sắc tố da nào. Sau khi cung cấp một số chi tiết về lối sống và tiền sử bệnh, bạn sẽ được kiểm tra da bằng đèn soi da. Bác sĩ da liễu có thể hỏi bạn những câu sau để xác định da của bạn bị ảnh hưởng vì loại tăng sắc tố da nào:

    • Bạn có thường xuyên sử dụng giường làm nâu da không? Bạn có thường thoa kem chống nắng không? Bạn có thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không?
    • Hiện tại và trước kia bạn có những bệnh nào?
    • Hiện tại hoặc gần đây bạn có mang thai không? Hiện tại hoặc gần đây bạn có uống thuốc tránh thai hoặc sử dụng liệu pháp thay thế hoóc môn không?
    • Bạn đang uống các loại thuốc nào?
    • Bạn đã trải qua các phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phương pháp chăm sóc da chuyên nghiệp nào?
    • Bạn có sử dụng kem chống nắng hoặc kem bảo vệ da khỏi tia UV hồi trẻ không?

  1. 1

    Xin toa thuốc bôi ngoài da. Các loại thuốc bôi ngoài da chứa nhóm axít alpha hydroxy [AHAs] và retinoids giúp tẩy da chết và trẻ hóa cũng có ích trong việc điều trị mọi loại tăng sắc tố da. Sau đây là một số loại thuốc bôi thường được sử dụng:

    • Hydroquinone. Loại thuốc bôi ngoài da này được sử dụng phổ biến nhất và là sản phẩm làm sáng da duy nhất được Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa kỳ chấp nhận.
    • Axít Kojic. Axit này có nguồn gốc từ một loại nấm và hoạt động tương tự như hydroquinone.
    • Axít Azelaic. Được điều chế để trị mụn, loại thuốc này cũng có hiệu quả điều trị tăng sắc tố da.
    • Axít Mandelic. Có nguồn gốc từ hạnh nhân, loại axit này được dùng để điều trị mọi loại tăng sắc tố da.

  2. 2

    Cân chắc sử dụng thủ thuật chuyên khoa không xâm lấn. Nếu các loại thuốc bôi ngoài da không có hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể đề nghị làm thủ thuật điều trị chứng tăng sắc tố da. Các thủ thuật này bao gồm:[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Lột da, bao gồm lột da bằng axit salicylic để trị các vùng da sạm màu. Phương pháp lột da được sử dụng khi thuốc bôi ngoài da không có tác dụng.
    • Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao [IPL]. Phương pháp này chỉ nhằm vào các đốm sậm màu được chọn. Thiết bị IPL được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
    • Tái tạo bề mặt da bằng tia laser.

  3. 3

    Đến salon để được điều trị bằng liệu pháp siêu mài mòn da. Đây là phương pháp điều trị tăng sắc tố da rất được ưa chuộng. Bạn hãy tìm bác sĩ có kinh nghiệm; quá trình mài mòn da có thể gây kích ứng và khiến tình trạng đổi màu da càng nặng hơn. Phương pháp siêu mài mòn da không nên được sử dụng quá thường xuyên, vì da cần có thời gian để hồi phục giữa các lần trị liệu.

  4. 4

    Điều trị tăng sắc tố da bàng thuốc không kê toa. Nếu muốn điều trị chứng tăng sắc tố da mà không cần xin toa bác sĩ, bạn hãy cân nhắc một số lựa chọn không kê toa sau đây:

    • Kem dưỡng sáng da: Sản phẩm này hoạt động bằng cách làm chậm quá trình sản xuất melanin và loại bỏ melanin đang tồn tại trên da. Tìm các sản phẩm có sự kết hợp các thành phần: cysteamine, hydroquinone, sữa đậu nành, dưa chuột, kojic acid, calcium, azelaic acid, hoặc arbutin.
    • Kem bôi có chứa Retin-A hoặc nhóm axít alpha-hydroxy.

  5. 5

    Thử dùng liệu pháp tại nhà. Bạn có thể thoa bất cứ nguyên liệu nào sau đây để làm sáng các vùng da sậm màu:

    • Dầu tầm xuân
    • Dưa chuột cắt lát, xay hoặc nước ép
    • Nước cốt chanh
    • Lô hội

  1. 1

    Hạn chế tiếp xúc với tia UV. Tiếp xúc với tia UV là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng sắc tố da. Mặc dù không có tác dụng điều trị chứng tăng sắc tố da đang có, nhưng việc hạn chế tiếp xúc với tia UV có thể giúp ngăn ngừa da đổi màu thêm.

    • Luôn thoa kem chống nắng. Đội mũ và mặc áo dài tay khi ở dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
    • Không sử dụng giường làm nâu da.
    • Hạn chế thời gian ra ngoài trời và không tắm nắng.

  2. 2

    Cân nhắc về các loại thuốc đang dùng. Trong nhiều trường hợp, bạn không thể ngừng uống thuốc chỉ vì thuốc gây tăng sắc tố da. Tăng sắc tố da là tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai và các loại thuốc khác có chứa hoóc môn. Nếu có thể đổi thuốc mới hoặc ngừng uống thuốc, bạn hãy cân nhắc điều này. Luôn trao đổi với bác sĩ trước khi ngừng uống bất cứ loại thuốc nào được kê toa.

  3. 3

    Cẩn thận với các phương pháp chăm sóc da chuyên nghiệp. Tăng sắc tố da có thể là hậu quả của tình trạng tổn thương da có thể do phẫu thuật thẩm mỹ và các phương pháp chăm sóc da chuyên nghiệp. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ, và đảm bảo bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm.

  • Một điều rất quan trọng là tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi áp dụng các liệu pháp tại nhà, vì một số dung dịch làm trắng có thể gây hại da. Có nhiều nguyên nhân gây tăng sắc tố da, mỗi nguyên nhân có một cách cụ thể để kiểm soát và điều trị.
  • Các đốm đồi mồi hình thành là do sự sản xuất melanin quá mức. Bạn cần nhớ thoa kem chống nắng hàng ngày để tránh các đốm đồi mồi xuất hiện thêm. Kem chống nắng sử dụng hàng ngày suốt đời có thể ngăn ngừa hoặc giảm các đốm đồi mồi khi bạn lớn tuổi hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra chứng tăng sắc tố da, đặc biệt là khi bạn có làn da sẫm màu. Chứng tăng sắc tố da thường xảy ra nhiều hơn ở những người có tóc sẫm màu, mắt sẫm màu và da màu ô liu.

  • Các vết nám da có thể xuất hiện do sự thay đổi hoóc môn ở phụ nữ mang thai và phụ nữ dùng thuốc tránh thai chứa hoóc môn. Nếu chứng tăng sắc tố da ở bạn là do hoóc môn gây ra, bạn sẽ không có cách nào khác để chữa trị ngoài việc chờ cho ảnh hưởng của hoóc môn chấm dứt.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Aanand Geria, MD. Aanand Geria là bác sĩ da liễu, giảng viên lâm sàng tại Mt. Sinai và chủ sở hữu của Geria Dermatology tại Rutherford, New Jersey. Công việc của Geria đã được đăng trên các tạp chí Allure, The Zoe Report, NewBeauty, Fashionista và Healthline và anh từng rà soát nội dung cho Tạp chí Drugs in Dermatology, Cutis và hội thảo về Phẫu thuật và Y học Da liễu. Anh có bằng cử nhân của Đại học Bang Penn và bằng bác sĩ y khoa của Đại học Y khoa New Jersey. Geria sau đó hoàn thành khóa thực tập tại Lehigh Valley Health Network và chương trình bác sĩ nội trú về da liễu tại Trường Y thuộc Đại học Howard. Bài viết này đã được xem 21.903 lần.

Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan

Trang này đã được đọc 21.903 lần.

Video liên quan

Chủ Đề