Đặc tính của xe là gì

Lịch sử ra đời của xe gắn máy theo cách hiểu đầy đủ xe gắn máy là xe hai bánh với động cơ đốt trong thì vào năm 1885 tại Đức hai nhà sáng chế Wilhelm Maybach và Gottlieb Daimler đã cho ra đời chiếc Reitwagen. Nó được cho là một bước khởi đầu cho lịch sử của hàng loạt phương tiện sau này.

Giải đáp xe gắn máy là gì?

Xe gắn máy là một phương tiện chạy bằng động cơ thông thường là động cơ đốt trong, có thể có hai hoặc ba bánh và với vận tốc nhất thiết không vượt quá 50 km/h. Trong trường hợp xe gắn máy là động cơ dẫn động bằng nhiệt thì dung tích xi lanh tương đương của xe gắn máy phải nhỏ hơn hoặc bằng 50 cm3.

Xe gắn máy thường được sử dụng để tham gia giao thông trên đường, trước đây xe gắn máy được sử dụng phổ biến tuy nhiên vì ngày càng có rất nhiều dòng xe máy, xe mô tô hiện đại ra đời nên lượng xe gắn máy tham gia giao thông không còn được nhiều như trước.

Việc học và sử dụng xe gắn máy khá đơn giản, thông thường khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy thì bạn không bắt buộc phải có bằng lái xe máy, bạn chỉ cần đảm bảo đi đúng làn đường, chấp hành các quy định về an toàn giao thông và lái xe với tốc độ không quá 50km/h.

1.2. Các đặc điểm của xe gắn máy

Xe gắn máy có cấu tạo với các bộ phận đơn giản có đầu xe, thân xe và đuôi xe. Xe gắn máy thông thường có sức chở không quá lớn bạn có thể hình dung nó như là một loại xe tương tự xe đạp điện, xe máy điện.

Đặc điểm cơ bản của các loại xe gắn máy

Xe gắn máy có nhiều loại khác nhau, việc phân loại xe gắn máy có thể tùy thuộc vào tiêu chí phân loại. Theo tiêu chí cấu thành thì xe gắn máy có thể được phân loại thành xe gắn máy hộp số tay và xe gắn máy hộp số tự động.

Hoặc nếu phân theo động cơ của xe thì xe gắn máy có thể chia thành các loại như xe gắn máy với động cơ đốt trong, xe gắn máy điện. Còn trường hợp phân loại xe máy bằng cấu hình thì có thể chia thành xe gắn máy sườn thấp và xe gắn máy sườn cao.

Đối với xe gắn máy sườn thấp thì được thiết kế phù hợp cho phái nữ với phần yên xe được làm thấp xuống, động cơ đốt trong sử dụng xăng được đặt dưới yên xe và có phân khối nhỏ dao động khoảng từ 50 đến 170 phân khối. Loại xe gắn máy sườn thấp được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

Có nhiều loại xe gắn máy được sử dụng tại Việt Nam

Xe gắn máy sườn cao được thiết kế theo kiểu dáng yên xe có thể thấp hơn hoặc bằng phần sườn xe [đầu xe], bình nhiên liệu sẽ được đặt giữa đầu xe và yên xe. Loại xe máy sương cao thường được sử dụng ở các nước Châu Âu nhiều hơn.

Theo đặc điểm xe gắn máy với dung tích dưới 50cm3 thì những loại xe gắn máy phần lớn thuộc dạng moped với những loại xe đặc trưng như Velo solex, Mobylette, Cub, Angela, Amigo, Kymco, Max, xe máy điện, xe đạp máy.

1.2.2. Ưu nhược điểm của xe gắn máy

Ưu điểm của xe gắn máy là nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và các loại xe này có đặc tính sử dụng lâu dài với đặc tính bền bỉ. Vì vận tốc của xe gắn máy không quá lớn nên việc di chuyển bằng xe gắn máy cũng trở nên an toàn hơn. Với thiết kế phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau xe gắn máy gắn liền với nhiều thế hệ đi trước.

Lợi thế của việc sử dụng xe gắn máy khi di chuyển

Nhược điểm của xe gắn máy là không được chạy xe trên 50km/h, tốc độ chậm, sức chở không chứa được lớn, sử dụng không linh hoạt. Thiết kế nhỏ không phù hợp với một số nhu cầu vận tải.

2. Xe gắn máy khác biệt thế nào so với xe mô tô?

Nhiều người còn chưa hiểu rõ được sự khác biệt của xe gắn máy và xe mô tô nên thường cho rằng xe gắn máy chính là xe máy. Cách hiểu này không được chính xác vì xe máy được hiểu là xe mô tô.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì xe mô tô hay xe máy được hiểu là một loại xe cơ giới có thiết kế hai hoặc ba bánh sử dụng động cơ và có dung tích xy-lanh từ 50cm3 trở lên, tải trọng của loại xe này trung bình là 400 kg.

Trong quy định hiện hành về tốc độ tối đa thì xe mô tô khi di chuyển trong khu dân cư thì được di chuyển với tốc độ tối đa không quá 60 km/h, còn trường hợp sử dụng xe máy ngoài khu dân cư thì tốc độ tối đa là 70 km/h.

Những loại xe máy được sử dụng phổ biến hiện nay như: Honda SH, Yamaha FZ150i, R3, Honda Wave, Vespa, Yamaha Sirius, Honda Vision và rất nhiều loại khác. Như vậy có thể thấy sự khác biệt cơ bản của xe gắn máy và xe mô tô là về kích thước, dung tích xy lanh, trọng tải và tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông.

Xe gắn máy có nhiều điểm khác cơ bản so với xe mô tô

Ngoài ra, một điểm khác nữa khi sử dụng hai loại xe này đó là đối với xe máy thì khi sử dụng để tham gia giao thông cần phải có bằng lái xe máy, tùy thuộc vào các loại nhưng ít nhất cá nhân đó phải đủ tuổi và có bằng lái xe hạng A1.

3. Những quy định của pháp luật Việt Nam về xe gắn máy

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì người đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh không vượt quá 50 cm3. Trường hợp người tham gia giao thông sử dụng xe gắn máy mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông thì vẫn bị xử phạt theo mức độ vi phạm.

Để đảm bảo tuân thủ an toàn giao thông và đảm bảo an toàn cho bản thân mình thì khi bạn điều khiển xe gắn máy cần đảm bảo các vấn đề cơ bản như đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, không được chạy xe với tốc độ quá 50 km/h.

Bạn không được chở vượt quá số lượng trọng tải cho phép, nghiêm cấm chở trên 2 người trên xe gắn máy. Đi đúng làn đường dành cho xe gắn máy, tránh trường hợp đi sai làn đường của người đi bộ, làn đường của xe mô tô, xe ô tô.

Những quy định của pháp luật về việc điều khiển xe gắn máy

Tránh việc điều khiển xe gắn máy dàn hàng ngang, không được phép sử dụng điện thoại di động, các thiết bị điện tử, thiết bị âm thanh trừ trường hợp người lái xe sử dụng thiết bị trợ thính.

Quy định về an toàn giao thông cũng nghiêm cấm các hành vi sử dụng xe gắn máy để kéo, đẩy xe khác, cấm mang, vác hoặc chở vật cồng kềnh. Đặc biệt các hành vi buông hai tay khi lái xe, đi xe kiểu một bánh trong trường hợp lái xe gắn máy hai bánh. 

Bên cạnh đó, một số hành vi vi gây mất trật tự an toàn giao thông cũng bị xem là vi phạm luật giao thông nên bạn hãy đảm bảo việc tham gia giao thông bằng xe gắn máy một cách an toàn và đúng luật.

Nếu bạn là học sinh, sinh viên trên 16 tuổi hoặc chưa có bằng lái xe máy thì việc tham gia giao thông bằng xe gắn máy là một sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Hãy đảm bảo an toàn của bản thân, gia đình và xã hội bằng cách sử dụng phương tiện được cho phép trong điều kiện của mình.

Bạn có thể sử dụng xe gắn máy để tìm kiếm những công việc làm thêm cho mình, xe gắn máy cũng là một phương tiện hữu dụng cho việc tham gia các việc làm liên quan đến vận chuyển như là công việc giao hàng, công việc xe ôm hoặc một số công việc khác.

Lựa chọn loại xe phù hợp cho điều kiện sử dụng phương tiện

Với những thông tin về xe gắn máy là gì trên đây hy vọng bạn đọc đã nắm bắt được bản chất của xe gắn máy, biết được sự khác nhau giữa xe gắn máy và xe máy, qua đó bạn cũng hiểu được những quy định pháp luật hiện hành về việc sử dụng xe gắn máy khi tham gia giao thông.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:12/01/2017

Các đặc điểm cơ bản có trong một loại xe là những đặc điểm gì? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Khải, đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi trong một loại xe có những đặc điểm cơ bản nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. [Minh Khải_091***]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Các đặc điểm cơ bản có trong một loại xe được quy định cụ thể tại Mục 1.3.9 Quy chuẩn quốc gia QCVN 86:2015/BGTVT về Khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, theo đó:

    Kiểu loại xe [Vehicle type]: Một loại xe trong đó gồm các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:

    a] Đối với xe hạng nhẹ:

    - Quán tính tương đương được xác định theo khối lượng chuẩn [định nghĩa tại khoản 1.3.11 Điều 1.3 Quy chuẩn này];

    - Các đặc điểm của xe và động cơ được xác định tại Phụ lục 1 Quy chuẩn này.

    b] Đối với xe hạng nặng: Các đặc điểm của xe và động cơ được xác định tại Phụ lục 3 Quy chuẩn này.

    Trên đây là tư vấn về các đặc điểm cơ bản có trong một loại xe. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn quốc gia QCVN 86:2015/BGTVT về Khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.

    Trân trọng!


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề