Đại học kinh tế đại học đà nẵng

Trường Đại học Kinh tế,Đại học Đà Nẵng [tiếng Anh: The University of Danang - University of Economics] là trường đại học đứng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế tại miền Trung Việt Nam, trực thuộc hệ thống Đại học Đà Nẵng, đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn nhất và đi đầu tự chủ đại học của khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.

Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Kinh tếĐịa chỉThông tinLoạiThành lậpHiệu trưởngWebsiteThông tin khácThành viên của

71 Ngũ Hành Sơn, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

,

Đà Nẵng

,

Việt Nam

Đại học Công lập
1975
PGS TS Nguyễn Mạnh Toàn
//www.due.udn.vn/
Đại học Đà Nẵng [trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo]

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Ban Giám hiệu
  • 3 Chất lượng đào tạo
    • 3.1 Đội ngũ giảng viên
    • 3.2 Cơ sở vật chất
  • 4 Tổ chức
    • 4.1 Các phòng chức năng
    • 4.2 Tổ trực thuộc
    • 4.3 Các khoa đào tạo
    • 4.4 Các trung tâm
  • 5 Quy mô và Hệ thống đào tạo
    • 5.1 Sau Đại học
    • 5.2 Đại học
  • 6 Nghiên cứu Khoa học
  • 7 Hợp tác đào tạo
    • 7.1 Trong nước
    • 7.2 Quốc tế
  • 8 Thành tích đào tạo
  • 9 Cựu sinh viên
  • 10 Xem thêm
  • 11 Tham khảo
  • 12 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

  • Với tiền thân là khoa Kinh tế của Đại học Đà Nẵng, tháng 10 năm 1975, Khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng chính thức được thành lập và chiêu sinh khóa đầu tiên.

Qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã đào tạo cho đất nước hơn 50.000 cử nhân và hàng ngàn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế, được chia thành 5 giai đoạn phát triển:

  • Từ tháng 10 năm 1975 đến tháng 12 năm 1985, trường là Khoa Kinh tế đào tạo 6 chuyên ngành: Kế hoạch hóa Kinh tế Quốc dân, Kinh tế Công nghiệp, Kinh tế Nông nghiệp, Kinh tế Thương nghiệp, Thống kê và Kế toán.
  • Từ tháng 12 năm 1985 đến tháng 10 năm 1988, trường trở thành Phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã được thành lập gồm 3 Khoa: Khoa Tại chức, Khoa Thống - Kế - Tài, Khoa Công - Thương và 3 bộ môn: Bộ môn Toán Lý Hóa, Bộ môn Cơ bản và Bộ môn Khoa học Mác - Lê nin.
  • Từ tháng 10 năm 1988 đến tháng 10 năm 1995, trường là Phân hiệu Đại học Kinh tế sáp nhập trở về trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng có 2 khoa: Khoa Công - Thương và Khoa Kinh tế Nghiệp vụ.
  • Từ tháng 10 năm 1995 đến năm 2005, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo nghị định số 32CP ngày 4-04-1994 của Chính phủ. Đến ngày 09-03-2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 1178/QĐ đổi lại tên trường thành Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Đà Nẵng.
  • Ngày 28 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2533/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng. Từ đó, trường trở thành trường đại học tiên phong trong đổi mới theo cơ chế tự chủ đại học đầu tiên ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.

Từ năm 2005 đến nay là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển đột phá của Trường Đại học Kinh tế, đặc biệt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng với nhu cầu xã hội. Cùng với các cơ sở giáo dục đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng, từ năm học 2006-2007, Trường đã chuyển từ đào tạo theo hình thức niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ và có những bước đột phá trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.Từ tháng 11 năm 2014, thực hiện chủ trương tái cấu trúc cơ cấu tổ chức Trường theo Quy chế Đại học vùng, đến nay, Trường đã có 13 khoachuyên môn, 08 phòng chức năng, 08 trung tâm, 01 thư viện, 01 bộ môn trực thuộc.

Ban Giám hiệuSửa đổi

Hiệu trưởng:

  • PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn.

Các Phó Hiệu trưởng:

  • PGS.TS. Lê Văn Huy.
  • PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên.
  • PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh.

Chủ tịch Hội đồng trường:

  • PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên

Chất lượng đào tạoSửa đổi

Đội ngũ giảng viênSửa đổi

Năm 2019, trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên là 465 người, trong đó có 350 cán bộ giảng dạy gồm: 04 giáo sư, 25 phó giáo sư, 105 tiến sĩ, 220 thạc sĩ, 3 giảng viên cao cấp, 3 nhà giáo ưu tú, 65 giảng viên chính và trên 50 cán bộ giảng dạy đang làm nghiên cứu sinh, học cao học ở nước ngoài. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên của trường hiện là 88,25%, trong đó chủ yếu là được đào tạo từ nước ngoài. Đây là lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Cùng với lực lượng cơ hữu trên, còn có sự tham gia giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản, ngoại ngữ chuyên ngành của đội ngũ hàng trăm giảng viên từ các trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Đà Nẵng.

Cơ sở vật chấtSửa đổi

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trường ngày càng hoàn thiện. Trường hiện có 6 khu giảng đường với hơn 100 phòng học, có khả năng tiếp nhận cùng lúc 4.500 sinh viên. Thư viện có khoảng 20.000 đầu sách, 3 phòng đọc với gần 1.000 chỗ ngồi, 8 phòng máy với trên 400 máy vi tính cùng hàng chục máy tính xách tay và máy chiếu hiện đại.

Tổ chứcSửa đổi

Hiện nay trường có 8 phòng chức năng, 1 tổ trực thuộc, thư viện, 13 khoa chuyên ngành và 8 trung tâm:

Các phòng chức năngSửa đổi

  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Công tác Sinh viên
  • Phòng Tổ chức - Hành chính
  • Phòng Kế hoạch – Tài chính
  • Phòng Cơ sở vật chất
  • Phòng Thanh tra pháp chế
  • Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế
  • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

Tổ trực thuộcSửa đổi

  • Thư viện
  • Tổ Ngoại ngữ chuyên ngành

Các khoa đào tạoSửa đổi

  • Khoa Luật
  • Khoa Kinh tế
  • Khoa Kế toán
  • Khoa Marketing
  • Khoa Du lịch
  • Khoa Tài chính
  • Khoa Ngân hàng
  • Khoa Lý luận Chính trị
  • Khoa Quản trị Kinh doanh
  • Khoa Kinh doanh Quốc tế
  • Khoa Thống kê - Tin học
  • Khoa Thương mại Điện tử

Các trung tâmSửa đổi

  • Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông
  • Trung tâm Đào tạo Quốc tế
  • Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng
  • Trung tâm Nghiên cứu động lực và phát triển cá nhân
  • Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Du lịch
  • Trung tâm Nghiên cứu và phát triển logistics
  • Trung tâm Nghiên cứu phát triển quản trị và tư vấn doanh nghiệp
  • Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp

Quy mô và Hệ thống đào tạoSửa đổi

Hàng năm Trường tuyển sinh khoảng 3.500 sinh viên hệ chính quy, 2.500 sinh viên các hệ khác, trên 500 học viên cao học và nghiên cứu sinh. Phạm vi tuyển sinh trong cả nước. Khối thi tuyển sinh đại học chính quy là khối A [Toán, Vật lý, Hóa học], khối A1 [Toán, Vật lý, Ngoại ngữ] và khối D [Toán, Văn, Ngoại ngữ]. Môn thi Ngoại ngữ gồm D1,D2,D3,D4 và không nhân hệ số.

Hiện có gần 20.000 sinh viên đại học, 1.200 học viên cao học và nghiên cứu sinh đang theo học các chuyên ngành đào tạo tại trường và các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở liên kết đào tạo trong cả nước.

Hệ thống đào tạo của nhà trường bao gồm các cấp học:

Sau Đại họcSửa đổi

  • Đào tạo Tiến sĩ - đào tạo 5 chuyên ngành:
    1. Kinh tế Công nghiệp
    2. Kinh tế Nông nghiệp
    3. Kế toán
    4. Quản trị Kinh doanh
    5. Tài chính – Ngân hàng
  • Đào tạo Thạc sĩ - đào tạo 8 chuyên ngành:
    1. Kế toán
    2. Kinh tế Phát triển
    3. Tài chính – Ngân hàng
    4. Quản trị Kinh doanh
    5. Quản trị Truyền thông
    6. Quan hệ Công chúng
    7. Thống kê Kinh tế
    8. Triết học

Đại họcSửa đổi

  • Đại học chính quy - đào tạo 32 chuyên ngành:
    1. Kinh doanh quốc tế [chuyên ngành Ngoại thương]
    2. Quản trị kinh doanh tổng quát
    3. Quản trị kinh doanh du lịch
    4. Kinh tế phát triển
    5. Thống kê kinh tế
    6. Kế toán
    7. Ngân hàng
    8. Kinh doanh thương mại
    9. Kinh tế chính trị
    10. Kinh tế lao động
    11. Kinh tế và quản lý công
    12. Quản trị Marketing
    13. Luật kinh tế [chuyên ngành luật kinh doanh]
    14. Hệ thống thông tin quản lý [chuyên ngành Tin học quản lý]
    15. Tài chính doanh nghiệp
    16. Quản trị tài chính
    17. Quản trị nguồn nhân lực
    18. Kiểm toán
    19. Luật [chuyên ngành Luật học]
    20. Kinh tế đầu tư
    21. Hệ thống thông tin quản lý [chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin]
    22. Thương mại điện tử
    23. Quản trị khách sạn
    24. Tài chính công
    25. Quản trị chuỗi cung ứng và logistics
    26. Quản trị sự kiện
    27. Quản lý nhà nước [chuyên ngành Hành chính công]
    28. Truyền thông Marketing
    29. Khoa học dữ liệu và Phân tích kinh doanh
    30. Kinh doanh số
    31. Digital Marketing [Marketing số]
    32. Kinh tế quốc tế

Nghiên cứu Khoa họcSửa đổi

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn và có năng lực trong lĩnh vực kinh tế của cả nước. Trong giai đoạn từ 2010-2015, Cán bộ giảng viên nhà trường đã tiến hành đăng ký và thực hiện 176 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 1 đề tài cấp Nhà nước, 39 đề tài cấp Bộ và địa phương, 135 đề tài cấp cơ sở. Bên cạnh các nhóm đề tài truyền thống từ ngân sách Nhà nước, nhóm đề tài chuyển giao công nghệ và liên kết địa phương, doanh nghiệp của nhà trường đang có xu hướng gia tăng, vừa tăng cường năng lực nghiên cứu của giáo viên, vừa mang lại nguồn thu của nhà trường.

Số lượng bài báo khoa học trong nước và quốc tế của cán bộ giảng viên Nhà trường trong những năm qua không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong giai đoạn 2010-2015, tổng số các bài báo quốc tế của trường là 36 bài báo quốc tế, 517 bài báo trong nước, 63 bài tham luận hội thảo quốc tế, 261 bài tham luận hội thảo quốc gia, địa phương; 36 giáo trình và sách tham khảo.

Bên cạnh đó, phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên của nhà trường phát triển mạnh và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.[1]

Hợp tác đào tạoSửa đổi

Trong nướcSửa đổi

Trường có quan hệ hợp tác đào tạo với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế châu Á Thái Bình Dương [VAPEC] cùng nhiều trường đại học, viện nghiên cứu khác trong nước và các trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên.

Quốc tếSửa đổi

Trong hợp tác quốc tế, trường có mối quan hệ truyền thống với các trường đại học uy tín trên thế giới như: Đại học Towson [Hoa Kỳ], Đại học Sunderland, Đại học Stirling [Anh Quốc], Học viện Dân tộc Quảng Tây [Trung Quốc].

Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Đại học Đà Nẵng, hàng năm Trường đều cử cán bộ đi đào tạo, thực tập theo các chương trình hợp tác với các tổ chức và trường đại học nước ngoài như: Hiệp hội các đại học Pháp ngữ [AUF], Đại học Pierre Mendes, Viện nghiên cứu Quản lý Lille, Đại học Marne-la-Vallée, Đại học Nice, Đại học Grenoble [Pháp], Học viện Công nghệ châu Á - AIT [Thái Lan], Đại học Québec [Canada], Đại học California [Mỹ], Đại học Queesland [Australia]...

Thành tích đào tạoSửa đổi

  • Từ khi thành lập cho đến nay, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã đào tạo cho xã hội hơn 45.000 cử nhân, trong đó có hàng trăm sinh viên quốc tế, gần 1.000 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
  • Trường đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba [2001], Huân chương Lao động hạng Nhì [2005], Huân chương Lao động hạng Nhất [2015] cùng nhiều Bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng.
  • Qua hơn 40 năm qua, đặc biệt là 20 năm phát triển và hội nhập cùng Đại học Đà Nẵng chính là tiền đề, là bệ phóng quan trọng để Trường tiếp tục phát triển và gặt hái được những thành tựu lơn hơn trên con đường chinh phục những thử thách mới: Xây dựng Trường Đại học Kinh tế trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu Việt Nam, đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng của cộng đồng ASEAN và tri thức nhân loại [2].

Cựu sinh viênSửa đổi

  • Lê Trường Lưu là cựu sinh viên [khóa 82K6], Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế[3].
  • Phạm Ngọc Nghị: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học công lập tại Việt Nam

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “CÔNG TRÌNH KHOA HỌC - GIỚI THIỆU”. Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng.
  2. ^ “40 TRUYỀN CẢM HỨNG – VỮNG TƯƠNG LAI”. Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng.
  3. ^ “ĐH Kinh tế Đà Nẵng sẽ triển khai mô hình quản trị ĐH tiên tiến theo định hướng quản lý tổng thể trên nền tảng ứng dụng CNTT ở trình độ cao”. Tạp chí điện tử thông tin và truyền thông. 21 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Đại học Đà Nẵng
  • Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng


Video liên quan

Chủ Đề