Đại học Kinh tế UEH là trường công hay từ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục đích cuối cùng khi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho ĐH công lập là để tạo khâu đột phá nâng cao chất lượng đào tạo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải đi liền với quản lý Nhà nước, không được buông lỏng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2014, các thành viên Chính phủ đã thảo luận về cơ chế thí điểm giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH công lập.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết từ năm 2012, 4 trường ĐH trực thuộc Bộ GDĐT là ĐH Kinh tế quốc dân; ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; ĐH Ngoại thương và ĐH Hà Nội đã thí điểm thực hiện tự chủ rất mạnh và có kết quả tốt.

Những nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường ĐH công lập tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Nhiệm vụ đào tạo, tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính.

Ở mức độ tự chủ cao nhất, các trường được tự mở mã ngành đào tạo mới, quyết định mức học phí, mức thu nhập tăng thêm của cán bộ, giáo viên, tự đầu tư cơ sở vật chất từ nguồn thu hợp pháp...

Các thành viên Chính phủ thống nhất quan điểm giao mạnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường ĐH công lập sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, nhu cầu tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH, CĐ là rất lớn, không chỉ 4 trường ĐH trên mà 53 trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ Công Thương cũng vậy.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng việc giao quyền tự chủ cần tạo đột phá trong nguồn thu hợp pháp của các trường trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo để các trường có thể tự hạch toán dựa trên chất lượng đào tạo.

Ủng hộ việc tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã góp ý thêm về xây dựng cơ chế kiểm định độc lập, công khai; tự kiểm soát chất lượng giáo dục, đào tạo của mỗi trường.

“Chúng ta giao tự chủ cho các trường nhưng phải có định hướng của Nhà nước đối với nhiệm vụ đào tạo. Ban lãnh đạo của nhà trường có cam kết trách nhiệm đối với tài sản, cơ sở vật chất. Nhất là việc tự chủ không làm mất đi cơ hội học tập của những sinh viên bình thường”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lưu ý.

Lắng nghe ý kiến của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH đã được thể hiện trong các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, trong Luật Giáo dục ĐH.

Và việc thực hiện thí điểm tự chủ với 4 trường ĐH trực thuộc Bộ GDĐT thu được kết quả rất tốt, làm cơ sở để tăng thêm quyền tự chủ cho các trường trên 3 lĩnh vực: Nhiệm vụ đào tạo, tổ chức bộ máy, tài chính.

Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải đi liền với quản lý Nhà nước, không được buông lỏng.

“Để được tự chủ thì phải có đề án trình cơ quan chức năng phê duyệt với các tiêu chí, điều kiện cụ thể, có sự kiểm tra, giám sát, thanh tra. Đây chính là khung quản lý đối với các trường”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng lưu ý việc tổ chức hội đồng trường để tăng cường hiệu quả quản lý, chất lượng hoạt động các trường được giao tự chủ. Các chính sách hỗ trợ học phí cho các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa, người nghèo, cận nghèo cần phải được quan tâm.

Chính phủ thống nhất về việc ra nghị quyết về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2014-2017 đối với 4 trường ĐH trực thuộc Bộ GDĐT là ĐH Kinh tế quốc dân; ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; ĐH Ngoại thương và ĐH Hà Nội.

Bên cạnh đó, các trường ĐH khác đáp ứng đủ điều kiện, muốn thực hiện tự chủ thì cần có đề án phù hợp trình Bộ GDĐT phê duyệt.

Nguồn: //mnews.chinhphu.vn/

Ngày 27.10.1976, là cột mốc quan trọng đánh dấu một bước chuyển mình mới cho giáo dục của Việt Nam - Một trường đại học khối ngành kinh tế, quản lý đầu tiên ra đời [trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp] với nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiên cứu, quản lý, giảng dạy cho khối ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu cấp bách của Miền Nam sau giải phóng, thống nhất đất nước, đặt nền móng ban đầu trở thành một trong các trường đại học hàng đầu cả nước trong đào tạo và nghiên cứu về khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh, và luật đó là trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Cùng thời gian đó, Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh cũng được thành lập tháng 10.1976, là Cơ sở II của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh [đến năm 1988 trực thuộc Bộ Tài Chính] với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính, kế toán phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng lại đất nước. Bắt đầu với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực về quản lý, kinh tế, tài chính phục vụ yêu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Đến 27.01.1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, sau đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 9.7.1996 thành lập trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế của trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 10.10.2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trong đó tách trường Đại học Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trở thành trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh [UEH] trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kể từ đó, UEH bắt đầu hành trình tự chủ đại học trên nền tảng truyền thống đáng tự hào của minh. Đến năm 2014, UEH vinh dự trở thành Trường Đại học công lập đầu tiên của Việt Nam được Thủ tướng Chính Phủ tín nhiệm trao quyền tự chủ đại học trong mọi hoạt động.

Ngày 04/12/2019: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Phân hiệu Vĩnh Long được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long đã đi vào hoạt động, thực hiện sứ mạng đào tạo, nghiên cứu, tư vấn của UEH tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trong các trường đại học trọng điểm của quốc gia, trường có số lượng người học thuộc các bậc, hệ đào tạo, từ Cử nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ được coi là lớn nhất nước với lưu lượng hàng năm hơn 30.000 sinh viên, học viên.

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước, sau 45 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ giáo sư, giảng viên được đào tạo từ các trường danh tiếng trong và ngoài nước, có chuyên môn sâu, uy tín khoa học cao, UEH đã có nhiều đóng góp thiết thực trong công tác nghiên cứu khoa học thông qua nhiều công trình công bố quốc tế, các đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước, cấp địa phương, các nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn; Mạng lưới hợp tác quốc tế rộng khắp với hơn 125 đối tác giáo dục quốc tế đến từ các quốc gia lớn trên thế giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Australia, New Zealand, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore,… Đặc biệt, nhà trường đã đào tạo hàng trăm ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ đại học và sau đại học cho cả nước; đảm bảo chất lượng, uy tín đã và đang đảm nhận các vị trí quan trọng tại các cơ quan quản lý nhà nước; các doanh nghiệp trong và ngoài nước; lãnh đạo, giảng viên các trường đại học, cao đẳng,...

Từ những thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, giảng viên và nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã được Chủ tịch nước trao tặng 02 Huân chương Lao động hạng Ba [1986], 02 Huân chương Lao động hạng Nhì [1991], 02 Huân chương Lao động hạng Nhất [1996], Huân chương Độc lập hạng Ba [2001], Huân chương Độc lập hạng Nhì [2010] và danh hiệu Anh hùng Lao động [2006]. Ngoài ra, theo quyết định của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nằm trong Top 10 đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam [2019], Top 05 trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất và đứng đầu về công bố quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam [2020]. Đặc biệt, UEH vinh dự nằm trong Top 1000 Trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới [Theo BXH Eduniversal] từ năm 2014; Top 601+ Trường Đại học tốt nhất Châu Á [Theo BXH QS châu Á] [2021]; Top 100 Trường đào tạo Thạc sĩ tốt nhất thế giới [Theo BXH Eduniversal] [2018]; Top 25 đại học tốt nhất thế giới đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời theo U-Multirank [2016, 2017, 2018, 2020]; Top 9 trường đại học tại Việt Nam, đứng thứ nhất trong số các trường đại học trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam về  năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật [Theo BXH Webometrics] [2021].

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [tiếng Anh: University of Economics Ho Chi Minh City, viết tắt: UEH] là một đại học đa ngành tại Việt Nam, nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia.[4] Đây là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam và cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế, quản lý cho chính phủ và các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh còn được đánh giá là một trong 1000 trường đại học chuyên ngành kinh tế – kinh doanh đứng đầu thế giới theo nhiều tổ chức xếp hạng uy tín, chẳng hạn như Eduniversal.[5].

Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh

UEH University

Cơ sở B2 Nguyễn Tri Phương của Trường ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh

  • Cơ sở A [Trụ sở chính]: 59C đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở B1, B2: 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở C: 91 Ba Tháng Hai, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở D: 196 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở E: 54 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở H: 1A Hoàng Diệu, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở I: 17 Phạm Ngọc Thạch, Phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh[10]
  • Trung tâm thể dục thể thao UEH: 144 Trương Đình Hội, Phường 16, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở N: Khu đô thị mới phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh: Khu chức năng số 15, Đô thị mới Nam thành phố, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
  • Cơ sở V: Viện đổi mới sáng tạo [UII - UEH Institute of Innovation], Viện Đô thị thông minh và quản lý [ISCM] Khách sạn UEH [UEH hotel]: 232/6 Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • UEH phân hiệu Vĩnh Long: 1B Nguyễn Trung Trực, Phường 8, Thành phố Vĩnh Long, Thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long,
  • UEH phân hiệu Nha Trang

Thư viện thông minh UEH gồm 15 phòng đọc với tổng diện tích là 1.315 m². Hiện nay, tổng số sách được lưu trữ tại Thư viện là 398.000 đầu sách thuộc lĩnh vực kinh tế, trong đó có 600 đầu sách đến từ Harvard. Đồng thời thư viện kết nối cơ sở dữ liệu với hơn 90nhà xuất bản các trường đại học như: Đại học Oxford, Đại học Cambridge, Đại học Harvard... Đây là thư viện chuyển đổi số, được đầu tư hạ tầng hiện đại và tự động trong tất cả các khâu, người dùng có thể dễ dàng tìm sách, mượn sách đặt phòng chỉ với 01 chiếc điện thoại thông minh.

Trường có 02 ký túc xá dành cho sinh viên lưu trú với tổng diện tích là 6.376 m², gồm 227 phòng, sức chứa xấp xỉ 1.700 sinh viên [3,8 m²/sinh viên]:

- KTX 135 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- KTX 43 - 45 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành tích và khen thưởngSửa đổi

Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng nhà trường:

  • Danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 2006;
  • Huân chương Độc lập hạng Nhì cho nhà trường vào năm 2010;
  • 6 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho nhà trường vào các năm 1986, 1991 và 1996;
  • 3 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho Công đoàn trường vào các năm 1996, 2001 và 2006;
  • 2 Huân chương Lao động hạng Nhì và Ba cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường vào các năm 1997 và 2002;
  • Huân chương Lao động hạng Ba cho Hội Sinh viên Việt Nam của nhà trường vào năm 2006;
  • Huân chương Lao động hạng Ba cho nhà trường về thành tích đền ơn đáp nghĩa và công tác xã hội từ thiện vào năm 2000.
  • Huân chương Độc lập hạng nhất năm 2021[11]

Vị trí trên các bảng xếp hạng[12]

  • Top 376 trong BXH quốc tế các cơ sở nghiên cứu [SCImago] khu vực châu Á;
  • Top 1000 Trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới [Theo BXH Eduniversal] từ năm 2014;
  • Top 551+ trong BXH các Trường Đại học tốt nhất Châu Á [Theo BXH QS châu Á] [2022];
  • Top 25 đại học tốt nhất thế giới đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời [Theo BXH U-Multirank] [2016, 2017, 2018 2020];
  • Top 100 Trường đào tạo Thạc sĩ tốt nhất thế giới [Theo BXH Eduniversal] [2018];
  • Top 01 trong các trường kinh tế, kinh doanh và Top 10 trường đại học tốt nhất Việt Nam [Theo BXH Webometrics] [07/2021];
  • Top 10 trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam [2019];
  • Top 05 trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam [2020];
  • Top 01 trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh [2020];

Hệ thống tổ chứcSửa đổi

Theo Quyết định 1990/QĐ-ĐHKT-NHSU ngày 17/07/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh xác định cơ cấu tổ chức của trường như sau:

Hội đồng trường, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởngSửa đổi

  • Chủ tịch Hội đồng Trường UEH: GS.TS.NGƯT. Nguyễn Đông Phong
  • Hiệu trưởng UEH: GS.TS. Sử Đình Thành
  • Phó Hiệu trưởng UEH: TS. Bùi Quang Hùng
  • Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chiến lược và chính sách: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt
  • Tổng biên tập Tạp chí JABES: GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài

Các Trường thành viênSửa đổi

Trường Kinh doanhSửa đổi

- Quyền Hiệu trưởng: GS.TS. Sử Đình Thành
- Phó Hiệu trưởng: PGS.TS. Bùi Thanh Tráng

  • Khoa Quản trị [2]
  • Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing [3]
  • Khoa Tài chính [4]
  • Khoa Ngân hàng [5]
  • Khoa Kế toán [6]
  • Khoa Du lịch [7]
  • Trung tâm Đào tạo ngắn hạn [phát triển từ Viện nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực]
  • Phòng tổng hợp

- 13 ngành bậc Cử nhân: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Kinh doanh thương mại, Tài chính - Ngân hàng, Tài chính quốc tế, Bảo hiểm, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Quản trị khách sạn, Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý bệnh viện.
- 04 ngành bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán.

Trường Kinh tế - Luật - Quản lý nhà nướcSửa đổi

- Quyền Hiệu trưởng: GS.TS. Sử Đình Thành
- Phó Hiệu trưởng: TS. Đinh Công Khải
- Phó Hiệu trưởng: TS. Phạm Khánh Nam

  • Khoa Kinh tế [8]
  • Khoa Tài chính công [9]
  • Khoa Luật [10]
  • Khoa Quản lý nhà nước [11]
  • Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển
  • Viện Chính sách công
  • Viện Kinh tế môi trường Đông Nam Á
  • Viện Nghiên cứu chính sách nông nghiệp và sức khỏe
  • Viện Tài chính bền vững
  • Trung tâm Đào tạo ngắn hạn
  • Phòng tổng hợp

- 12 ngành bậc Cử nhân: Kinh tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế Chính trị, Bất động sản, Tài chính công, Quản lý Thuế, Quản trị Hải quan & Ngoại thương, Quản trị nhân lực, Quản lý công, Kinh doanh nông nghiệp, Luật, Luật Kinh tế.
- 08 ngành bậc Thạc sĩ: Quản trị nhân lực, Quản lý kinh tế, Kinh tế Chính trị, Tài chính công, Quản lý công, Chính sách công, Luật Hiến pháp & Luật Hành chính, Luật Kinh tế.
- 04 ngành bậc Tiến sĩ: Kinh tế phát triển, Kinh tế Chính trị, Tài chính công, Luật Kinh tế.

Trường Công nghệ và Thiết kếSửa đổi

- Quyền Hiệu trưởng: TS. Bùi Quang Hùng
- Phó Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo

  • Khoa Toán - Thống kê [12]
  • Khoa Công nghệ thông tin kinh doanh [13]
  • Viện Đô thị thông minh và Quản lý
  • Viện Đổi mới sáng tạo
  • Viện Toán ứng dụng
  • Viện Công nghệ thông minh và tương tác
  • Phòng tổng hợp

- 08 ngành bậc Cử nhân: Toán Kinh tế, Thống kê Kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý, Thương mại điện tử, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học dữ liệu, Kiến trúc và thiết kế Đô thị thông minh, Công nghệ & Đổi mới sáng tạo.
- 05 ngành bậc Thạc sĩ: Toán Kinh tế, Thống kê Kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý, Toán ứng dụng, Quản lý đô thị thông minh & sáng tạo.
- 01 ngành bậc Tiến sĩ: Thống kê.

UEH Phân hiệu Vĩnh LongSửa đổi

- Giám đốc: TS. Bùi Quang Hùng
- Phó Giám đốc thường trực: ThS. Nguyễn Thị Thúy Liễu

  • Khoa Kế toán
  • Khoa Tài chính - Ngân hàng
  • Khoa Quản trị
  • Khoa Công nghệ thông tin
  • Khoa Cơ bản
  • Trung tâm Đào tạo quốc tế Mekong

UEH Phân hiệu Nha TrangSửa đổi

Các đơn vị đào tạo khácSửa đổi

  • Viện Đào tạo quốc tế [14]

- Chương trình Cử nhân tài năng - ISB BBUS [hoàn toàn bằng Tiếng Anh]
- Chương trình Thạc sĩTiến sĩ liên kết với các đối tác nước ngoài.

  • Viện Đào tạo Sau đại học
  • Khoa Lý luận chính trị [15]
  • Khoa Ngoại ngữ [16]
  • Ban Giáo dục thể chất [17]

Đơn vị tham gia quản lý và phục vụ đào tạoSửa đổi

  • Thư viện
  • Trung tâm Hỗ trợ sinh viên
  • Trung tâm Phát triển khởi nghiệp
  • Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  • Trạm Y tế

Đơn vị Khoa học công nghệ – Thông tin kinh tếSửa đổi

  • Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
  • Viện Ngôn ngữ - Quốc tế học [ILACS]
  • Viện Nghiên cứu kinh doanh
  • Trung tâm Dữ liệu - Phân tích kinh tế
  • Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quản trị [CEMD]

Hội đồng tư vấnSửa đổi

  • Hội đồng Khoa học và đào tạo
  • Hội đồng Tư vấn chiến lược và chính sách
  • Hội đồng Đảm bảo chất lượng
  • Các Hội đồng tư vấn khác

Các chương trình, dự án hợp tác đào tạo quốc tếSửa đổi

Học tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cấp bằng của trường đại học nước ngoài.

  • Chương trình Victoria Wellington [New Zealand] [18]:
Bậc đào tạo: Đại học. Bằng cấp: Cử nhân Thương mại và Quản trị
  • Chương trình Curtin [Úc] [19]:
Bậc đào tạo: Đại học. Bằng cấp: Cử nhân Quản trị Kinh doanh Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế
  • Chương trình Fulbright [Mỹ] [20] Lưu trữ 2018-10-11 tại Wayback Machine:
Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Chính sách công
  • Chương trình Hà Lan [21] Lưu trữ 2018-10-15 tại Wayback Machine:
Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Kinh tế Phát triển
  • Chương trình CFVG [Pháp] [22]:
Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: MBA, Thạc sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Ngân hàng và Tài chính, Thạc sĩ Marketing
  • Chương trình Western Sydney [Úc] [23]:
Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Thương mại Bậc đào tạo: Nghiên cứu sinh. Bằng cấp: Tiến sĩ Kinh tế [Nghiên cứu sinh học giai đoạn 1 tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2 tại Đại học Western Sydney]

Các đời Hiệu trưởngSửa đổi

  • PGS.TS Đào Công Tiến [1990-1995]
  • NGND - GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền [1995-2001]
  • PGS.TS. Phạm Văn Năng [2001-6/2011]
  • GS.TS. Nguyễn Đông Phong [6/2011-9/2020]
  • GS.TS. Sử Đình Thành [9/2020-nay]

Cựu sinh viên nổi tiếngSửa đổi

Những nhân vật từng học tập tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam.
  • Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội [SHB].
  • Võ Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á.
  • Nguyễn Hữu Đặng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh [HDBank].
  • Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Nguyễn Hồng Hà, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước.
  • Nguyễn Hữu Chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
  • Nguyễn Nam Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
  • Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Huỳnh Thị Nhân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
  • Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
  • Nìm Vuồn Phu, Chủ tịch sáng lập NIMDO, Chairman Hertz, P.TGD SAIGONBUS.
  • Nguyễn Đức Tài, sáng lập và hiện đang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc tại Tập đoàn Thegioididong.com và Điện máy Xanh [mã cổ phiếu: MWG].[13]
  • Trần Mộng Hùng, sáng lập và hiện đang làm thành viên Hội đồng quản trị tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu [mã cổ phiếu: ACB].[14]
  • Đặng Thị Hoàng Yến, sáng lập Tập đoàn Công nghiệp Tân Tạo [mã cổ phiếu: ITA].[15]
  • Nguyễn Văn Huynh, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank [mã cổ phiếu: LPB]. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ Tài chính Sài Gòn.[16]
  • Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch – Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời [AGPPS] [mã cổ phiếu: LTG].
  • Vũ Mạnh Cường, MC truyền hình chuyên nghiệp.
  • Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách trường đại học công lập tại Việt Nam
  • CYM Group
  • Người Việt Nam giữ kỷ lục Guinness

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Webometrics”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ “2020 Official Selection of the Best Business Schools in Vietnam”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ Hoa Lê [26 tháng 11 năm 2020]. “11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có tên trong xếp hạng QS châu Á 2021”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ “Đại học Kinh tế TP.HCM áp dụng giáo trình quốc tế vào dạy học”.
  5. ^ “THE WORLD'S TOP 1000 BUSINESS SCHOOLS” [PDF].
  6. ^ “Nghị định 16-CP thành lập Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ “Quyết định 118/2000/QĐ-TTg thay đổi tổ chức Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ [1] Lưu trữ 2015-02-24 tại Wayback Machine - Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên Trường ĐH Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
  9. ^ “Giới thiệu viên chức UEH”. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ “Các cơ sở trực thuộc”. Trường Đại học Kinh tế. 21 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2016.
  11. ^ “Trường ĐH Kinh tế TP. HCM nhận Huân chương độc lập hạng Nhất”. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ “Vị trí trên bảng xếp hạng UEH”. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ “Thông tin ông Nguyễn Đức Tài”.
  14. ^ “Trần Mộng Hùng, Đại học Kinh tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2017.
  15. ^ “Thông tin bà Đặng Thị Hoàng Yến”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
  16. ^ “Thông tin ông Nguyễn Văn Huynh”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Phương tiện liên quan tới University of Economics Ho Chi Minh City tại Wikimedia Commons

Video liên quan

Chủ Đề