Đại học Sư phạm Khoa Giáo dục Quốc phòng

Thực trạng hiện nay giáo viên Giáo dục Quốc phòng và An ninh  trong các trường từ THPT đến đại học đang thiếu nhiều. Vì vậy nó quan niệm về học ngành này khó tìm việc, hay ít cơ hội thăng tiến là sai lầm của nhiều bạn học sinh và phụ huynh trong việc chọn ngành học phù hợp trong tương lai. Trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh của đại học sư phạm Hà Nội có gì thú vị nhé

Giáo dục Quốc phòng và An ninh là ngành được hưởng nhiều ưu tiên khi học và làm việc

1. Tổng quan ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh 

Giáo dục Quốc phòng và An ninh là ngành học thuộc khoa Giáo dục Quốc phòng của Đại học sư phạm Hà Nội. Nơi đây là cơ sở trọng điểm đào tạo giáo viên Giáo dục Quốc phòng và An ninh có uy tín hàng đầu trong cả nước. 

Ngành Giáo dục Quốc phòng – An ninh là ngành học chuyên đào tạo các kỹ năng sư phạm trong lĩnh vực giảng dạy giáo dục môn Quốc phòng – An ninh, cùng các kỹ năng quân sự, cách sử dụng vũ khí bộ binh và các thiết bị quân sự khác cho đối tượng học sinh, sinh viên tại các trường THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp. 

Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về đường lối cách mạng và quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiểu biết về lý luận và thực tế trong công tác quốc phòng, an ninh của nhà nước Việt Nam. Từ đó, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, các nghệ thuật đánh giặc, giữ nước của ông cha ta cũng như có đủ năng lực sư phạm để truyền đạt đến các thế hệ người học sau nay. 

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh còn được bổ sung kiến thức về kỹ thuật, chiến thuật trong quân sự, các điều lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam… Kỹ năng mềm trong giảng dạy, giao tiếp, ứng xử, đối thoại, kỹ năng ngoại ngữ,… một cách thành thạo để đảm bảo công tác giảng dạy và làm việc sau khi ra trường. 

Ngoài ra, các bạn muốn theo ngành học này cần đảm bảo các yếu tố về sức khỏe, thể lực cũng như thái độ học tập và tinh thần trách nhiệm của bản thân trong học tập và giữ gìn nền hòa bình của đất nước. 

Yêu cầu đối với sinh viên của ngành học này là nam cao từ 1,60m và nữ cao từ 1,55m trở lên. Thí sinh đầu vào không bị mắc tật khúc xạ cận hoặc viễn thị không quá 3dp; không có dị tật bẩm sinh hay hình xăm phản cảm trên cơ thể. 

2. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh của Đại học Sư phạm Hà Nội [HNUE]

Chương trình đào tạo cử nhân của ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại Đại học sư phạm Hà Nội có thời gian là 4 năm. Sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về các học phần liên quan đến Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Cụ thể: 

Giảng viên của khoa đều là thầy cô đã có kinh nghiệm trong công tác đào tạo ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh nên các bạn yên tâm về chất lượng đào tạo nhé. Ngoài thời gian học các thầy cô khá nghiêm khắc thì những giờ sinh hoạt ngoại khóa, ngoài giờ học các thầy cô là người rất thân thiện, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong công tác học tập. 

Bên cạnh việc học tập tại trường thì các bạn sinh viên ngành này sẽ được đi thực tế tại một số cơ sở huấn luyện của đội, tại các thao trường để thực hành bắn súng và sử dụng các vũ khí trong chiến đấu, hay tham quan các bảo tàng lịch sử, địa danh… Cũng như sẽ được thực tập giảng dạy tại các trường để trau dồi nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho công việc sau khi ra trường. 

3. Điểm chuẩn ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh của Đại học Sư phạm Hà Nội [HNUE]

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh của Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ được ưu tiên tuyển dụng làm giáo viên các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học hay trở thành cán bộ hành chính ở một số cơ sở giáo dục và quản lý giáo dục. 

Môi trường làm việc yêu cầu cả về thể lực và trí lực

Vì nhu cầu xã hội lớn nên đa phần sinh viên ngày này sau khi tốt nghiệp đều có công việc ổn định, đảm đương nhiều vị trí như chuyên trách Giáo dục Quốc phòng và An ninh của sở giáo dục đào tạo, giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý của khoa, bộ môn hoặc là giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại các trường từ cấp THPT đến đại học.

Bạn cũng có thể trở thành nghiên cứu viên trong các viện, trung tâm nghiên cứu về Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Hoặc nâng cao trình độ học vấn trở thành thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngày Giáo dục Quốc phòng và An ninh để có cơ hội phát triển và thăng tiến trong lĩnh vực này. 

Có thể thấy rằng môi trường làm việc của ngành này khá đa dạng cũng như nhu cầu nhân lực rất cao. Do đó, các bạn học sinh đang quan tâm đến ngành học này và đáp ứng đủ các yêu cầu và tố chất có thể đăng ký tuyển sinh vào ngành Giáo dục Quốc phòng và An ninh của Đại học Sư phạm Hà Nội để thực hiện được ước mơ của bản thân nhé. 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích để các bạn có được định hướng rõ ràng về việc chọn ngành, chọn trường phù hợp với năng lực của bản thân. Chúc các bạn thành công trên con đường sẽ chọn!

THÔNG TIN TUYỂN SINH

NGÀNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

MÃ NGÀNH D7140208

1. Đối tượng tuyển sinh: Công dân Việt Nam đủ điều kiện tham gia dự tuyển được quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học [ĐH]

2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh

3.1. Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT

- Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

- Thí sinh đăng ký, thực hiện theo hướng dẫn của Trường THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn trên trang thông tin điện tử của nhà trường.
- Môn chính trong tổ hợp xét tuyển được nhân hệ số 2.

3.2. Xét tuyển sử dụng kết quả học tập ở cấp THPT

a] Đối tượng

Thí sinh đã tốt nghiệp cấp THPT.

b] Tiêu chí xét tuyển

 - Lấy điểm học tập học kỳ 1, học kỳ 2 của lớp 12.

 - Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng của các môn trong tổ hợp xét tuyển [môn chính nhân hệ số 2] cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

c] Nguyên tắc xét tuyển

 Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân [đã được làm tròn] để xét tuyển. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn chính làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.

d] Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển năm 2021

ĐXT = [ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + [ĐTB Môn chính x 2]] + ĐƯT [nếu có]

ĐTB Môn 1 hoặc Môn 2 hoặc Môn 3 = [điểm HK 1 + điểm HK 2]/2

ĐTB Môn chính = [điểm HK 1 + điểm HK 2]/2

ĐƯT = [[ĐƯT theo đối tượng + ĐƯT theo khu vực]*4]/3

trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐTB: Điểm trung bình; ĐƯT: Điểm ưu tiên; HK: Học kỳ; Môn chính [nhân hệ số 2]. 

3.3. Xét tuyển theo Kết quả thi THPT số lượng 181 sinh viên

Tổ hợp D01. Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh [Môn chính Ngữ văn]

Tổ hợp C00. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý [Môn chính Ngữ văn]

Tổ hợp D66. Ngữ văn, Giáo dục Công dân, Tiếng Anh [Môn chính Giáo dục Công dân]

Tổ hợp C19. Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục Công dân [Môn chính Giáo dục Công dân]

3.4. Xét tuyển theo phương thức khác số lượng 121 sinh viên

4. Học bổng và quyền lợi khi sinh viên nhập học

4.1. Học bổng

+ Học bổng khuyến khích học tập áp dụng cho sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện 01 kỳ trở lên.

 + Mức học bổng. Học bổng căn cứ theo Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Học bổng khác: Áp dụng đối với các sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc và sinh viên nghèo học giỏi. Nguồn kinh phí  từ các nguồn xã hội hóa và quỹ khuyến học của Trường.

4.2. Quyền lợi sinh viên khi trúng tuyển nhập học

 Đối với thí sinh diện tuyển thẳng nhập học được trao học bổng mức 600.000đ/tháng

 học kì đầu tiên.

- Được xét, chọn trao học bổng vào đầu khóa học cho các sinh viên có điểm xét tuyển cao.

- Được xét chọn học bổng khuyến học do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường tài trợ.

- Được xét chọn đi học đại học ở nước ngoài theo quy định hiện hành.
-   Được xét chọn vào các lớp học chuyên ngành bằng tiếng Anh của nhà trường theo ngành đã nhập học.

5. Cơ hội việc làm sau khi ra trường

- Giảng viên Giáo dục quốc phòng và an ninh trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.
- Giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh trường Trung học phổ thông.
- Chuyên viên quản lý môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh ở các cơ sở Giáo dục và đào tạo.


Tags:

Video liên quan

Chủ Đề