Đăng ký giao dịch đảm bảo ở đâu

Theo Nghị định, đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo dảm.

Nghị định quy định rõ các biện pháp bảo đảm phải đăng ký gồm: [i] Thế chấp quyền sử dụng đất; [ii] Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; [iii] Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; d] Thế chấp tàu biển.

Các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu gồm: [i] Thế chấp tài sản là động sản khác; [ii] Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; [iii] Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Nghị định cũng quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định trên.

Người yêu cầu đăng ký có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm theo một trong các phương thức: [i] Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; [ii] Nộp trực tiếp; [iii] Qua đường bưu điện; [iv] Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

Nghị định cũng quy định cụ thể việc công bố thông tin về biện pháp bảo đảm. Theo đó, chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm bằng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở này. Thông tin được công bố gồm: Tên dự án, địa chỉ của dự án, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, tài sản bảo đảm, thời điểm đăng ký…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2017 và thay thế Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, đồng thời bãi bỏ Điều 1 Nghị đính số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/2/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo dảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật.

Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định mới ban hành quy định: Giao dịch bảo đảm được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa đăng ký nhưng vẫn còn hiệu lực, thì được đăng ký theo Quy định của Nghị định này. Giao dịch bảo đảm đã đăng ký theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì không phải đăng ký lại theo quy định của Nghị định này.

Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp tục thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm cho đến khi thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này và hướng dẫn một số nội dung về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển và tài sản là động sản khác theo quy định tại Nghị định này.

CKH

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm

Giao dịch bảo đảm là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ dân sự. Giao dịch bảo đảm là một chế định quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích cho người dân lẫn doanh nghiệp trong quá trình tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế. Để được pháp luật ghi nhận và hoàn thành giao dịch bảo đảm phải tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc công khai và minh bạch các giao dịch bảo đảm. Bài viết này cung cấp thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm cập nhật 2022.

ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm cập nhật 2022. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này:

  • Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đảm bảo đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với tính chất tác động dự phòng để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các giao dịch bảo đảm bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Tài sản bảo đảm có thể là động sản hoặc bất động sản, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.
  • Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
  • Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm là Sổ địa chính hoặc Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đối với giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam đối với giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam đối với giao dịch bảo đảm bằng tàu biển hoặc sổ khác theo quy định của pháp luật.
  • Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm là tập hợp các thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.
  • Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm là hệ thống các thông tin về giao dịch bảo đảm bằng các loại tài sản đã được đăng ký trong phạm vi cả nước.
  • Cầm cố tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên cầm cố] giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận cầm cố] để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Thế chấp là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp]. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Đăng ký giao dịch bảo đảm là thủ tục pháp lý có ý nghĩa quan trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các chủ thể:

  • Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong những trường hợp pháp luật quy định.
  • Đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
  • Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp dung một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong khi giao dịch.
  • Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc nhà nước [hoặc các chủ thế khác do Nhà nước ủy quyền] công nhận một tình trạng đã được bảo đảm cho một nghĩa vụ hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự nhất định.
  • Công khai hóa các giao dịch bảo đảm mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu, qua đó giúp họ có các thông tin chính xác, tin cậy trước khi quyết định xác lập các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại đặc biệt quan trọng đối với hoạt động đầu tư vốn trong và ngoài nước để phát triển sản xuất, kinh doanh.
  • Đăng ký giao dịch bảo đảm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tín dụng, không những phát triển nhanh, mà còn phát triển trong thế ổn định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử của Tòa án đối với các tranh chấp về giao dịch bảo đảm.

Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
  • Thế chấp tàu biển.

Các giao dịch bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

  • Thế chấp tài sản là động sản khác;
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
  • Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
  • Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu [sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm]; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này. Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký.
  • Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay.
  • Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải [gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam] thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển.
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường [gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai] thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
  • Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp [gọi chung là Trung tâm Đăng ký] thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan trên.
Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm
  • Bộ Tài chính quy định đối với hoạt động đăng ký do cơ quan trung ương thực hiện;
  • Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với hoạt động đăng ký do cơ quan địa phương thực hiện.

Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp trực tiếp;
  • Qua đường bưu điện;
  • Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp trực tiếp, thì sau khi nhận hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.

Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận, cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu hẹn trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử, thì sau khi nhận được hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.

Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, người tiếp nhận vào sổ tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, ngay trong ngày nhận hồ sơ, người tiếp nhận lập văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ được gửi trả lại cùng hồ sơ đăng ký cho người yêu cầu đăng ký qua đường bưu điện có bảo đảm trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử trong trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử.

  • Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
  • Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã] hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.

Hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay sau đây:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký [01 bản chính];
  • Hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay [01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực];
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền [01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu].

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay

  • Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam, ghi nội dung đăng ký cầm cố, thế chấp vào số đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay cho người yêu cầu đăng ký.
  • Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam hoặc trong văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; nếu có sai sót trong văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, thì chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, đồng thời gửi văn bản thông báo cho người yêu cầu đăng ký việc chỉnh lý thông tin và thu hồi văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đã cấp có sai sót.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.

Các loại tàu biển được thế chấp

  • Tàu biển đăng ký không thời hạn;
  • Tàu biển đăng ký có thời hạn;
  • Tàu biển đang đóng;
  • Tàu biển đăng ký tạm thời;
  • Tàu biển loại nhỏ.

Hồ sơ đăng ký thế chấp tài biển

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển sau đây:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký [01 bản chính];
  • Hợp đồng thế chấp tàu biển [01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực];
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền [01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu].

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển

  • Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, ghi nội dung đăng ký thếchấp vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển cho người yêu cầu đăng ký.
  • Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc trong văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển đã cấp có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; nếu có sai sót trong văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển đã cấp, thì chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển, đồng thời gửi văn bản thông báo cho người yêu cầu đăng ký việc chỉnh lý thông tin và thu hồi văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển đã cấp có sai sót.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung giao dịch bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam có trách nhiệm chỉnh lý và cấp lại văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.

Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

  • Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ sau đây:
  • Phiếu yêu cầu đăng ký [01 bản chính];
  • Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định [01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực];
  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [gọi chung là Giấy chứng nhận];
  • Đối với trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì ngoài các giấy tờ trên, người yêu cầu đăng ký phải nộp các giấy tờ sau đây:
    • Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư [01 bản sao không có chứng thực], trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng công trình của dự án trong trường hợp chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng công trình [01 bản sao không có chứng thực];
    • Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư [01 bản sao không có chứng thực], trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng của tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình xây dựng khác [01 bản sao không có chứng thực];
  • Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất [01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu];
  • Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:
    • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền [01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu];
    • Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

  • Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận. Sau khi ghi vào sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
  • Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong sổ đăng ký, Giấy chứng nhận, phiếu yêu cầu đăng ký có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm chỉnh lý thông tin sai sót về nội dung đăng ký và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên phiếu yêu cầu đăng ký.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký đất đai đính chính thông tin sai sót trên Giấy chứng nhận và số đăng ký, chứng nhận việc sửa chữa sai sót vào phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.

Hồ sơ đăng ký thế chấp

 Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ đăng ký thế chấp sau đây:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký [01 bản chính];
  • Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm [01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu];
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền [01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu], trừ các trường hợp sau đây: Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm;
  • Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tài sản là động sản khác

  • Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, cơ quan đăng ký ghi thời điểm nhận phiếu [giờ, phút, ngày, tháng, năm] vào phiếu yêu cầu đăng ký, sổ tiếp nhận, nhập thông tin về giao dịch bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký vào cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

Cơ quan đăng ký trả văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm có xác nhận của cơ quan đăng ký cho người yêu cầu đăng ký.

  • Trường hợp đã đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thì khi tài sản bảo đảm đó thay đổi do hoạt động sản xuất, kinh doanh, người yêu cầu đăng ký không phải thực hiện đăng ký thay đổi.
  • Trường hợp cơ quan đăng ký phát hiện trong cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình, thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan đăng ký chỉnh lý thông tin và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên phiếu yêu cầu đăng ký.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký phát hiện có sai sót nội dung giao dịch bảo đảm bằng tài sản là động sản khác đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký thì người yêu cầu đăng ký nộp phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót cho Trung tâm Đăng ký. Sau khi nhận phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót, trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan đăng ký thực hiện chỉnh lý thông tin và gửi văn bản chứng nhận sửa chữa sai sót cho người yêu cầu đăng ký.

Kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:

  • Trực tiếp tại cơ quan đăng ký;

Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;

  • Qua đường bưu điện;
  • Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…, ngày … tháng … năm …

PHIẾU YÊU CẦU ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM, HỢP ĐỒNG
[Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2018/TT-BTP ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp]

Kính gửi: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại………………………………..

PHẦN GHI CỦA TRUNG TÂM ĐĂNG KÝ
Số tiếp nhận:

Thời điểm tiếp nhận:

_ _ giờ_ _ phút, ngày _ _ _ /_ _ _ /_ _ _

Người tiếp nhận

[ký và ghi rõ họ, tên]:

1. Thông tin chung
1.1. Loại hình đăng ký [*]:
□ Biện pháp bảo đảm □ Hợp đồng
1.2. Người yêu cầu đăng ký [*]:
□ Bên bảo đảm □ Bên nhận bảo đảm □ Người được ủy quyền
1.3. Mã số sử dụng CSDL về biện pháp bảo đảm [nếu có]:……………………………………
1.4. Nhận kết quả đăng ký: □ Trực tiếp tại cơ quan đăng ký
□ Qua đường bưu điện [ghi tên và địa chỉ người nhận]: …………
………………………………………………………………….
□ Phương thức khác [sau khi thỏa thuận với cơ quan đăng ký]:………….
……………………………………………………………………
1.5 Yêu cầu cung cấp thông tin có xác nhận của cơ quan đăng ký
1.6. Người để cơ quan đăng ký liên hệ khi cần thiết:
Họ và tên:……………………….. Số điện thoại:…………………… Thư điện tử:…………………….
2. Bên bảo đảm
Tên đầy đủ [viết chữ IN HOA] [*] ……………………………………………………….
Địa chỉ [*] ……………………………………………………………………………………….
□ CMND/Căn cước công dân □ Hộ chiếu □ Số Thẻ thường trú
□ Mã số thuế
Số [*]………………………………….. do……………………………….. cấp ngày ………/ ……../….…..
3. Bên nhận bảo đảm
Tên đầy đủ [viết chữ IN HOA] [*]…………………………………………………………
Địa chỉ [*] …………………………………………………………………………………
□ CMND/Căn cước công dân □ Hộ chiếu □ Số Thẻ thường trú
□ Mã số thuế
Số [*]………………………………….. do……………………………….. cấp ngày ………/ ……../….…..
4. Mô tả tài sản bảo đảm[*]

4.1. Áp dụng đối với mọi loại tài sản bảo đảm:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

4.2. Mô tả tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới theo số khung của phương tiện [nếu kê khai tại điểm này thì không kê khai tại điểm 4.1]:
TT Loại phương tiện giao thông cơ giới, nhãn hiệu Biển số Số khung [*] Số máy Tên và địa chỉ cơ quan tiếp nhận thông báo
4.3. Yêu cầu thông báo thế chấp phương tiện giao thông với cơ quan có thẩm quyền:

□ Yêu cầu thông báo thế chấp phương tiện giao thông đối với toàn bộ tài sản bảo đảm

□ Yêu cầu thông báo thế chấp phương tiện giao thông đối với một phần tài sản bảo đảm

Tên và địa chỉ cơ quan tiếp nhận thông báo:

5. Hợp đồng bảo đảm/hợp đồng khác [*]

Số: …………………………………………… ký ngày ………tháng ……….năm …………..

6. Kèm theo phiếu yêu cầu gồm có: Người tiếp nhận kiểm tra
Phụ lục số 01 gồm…. trang
Phụ lục số 02 gồm…. trang
Phụ lục số 03 gồm…. trang
Văn bản ủy quyền gồm…. trang
Hợp đồng bảo đảm/hợp đồng gồm…. trang
Chứng từ nộp phí đăng ký, phí yêu cầu cung cấp thông tin

Giấy tờ chứng minh trường hợp không phải nộp phí đăng ký

7. Người yêu cầu đăng ký cam đoan những thông tin được kê khai trong đơn này là trung thực, phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia biện pháp bảo đảm, hợp đồng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai.
BÊN BẢO ĐẢM
[HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN
]
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu
[nếu có]
BÊN NHẬN BẢO ĐẢM
[HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN]

Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu
[nếu có]

Khách hàng chỉ cung cấp duy nhất hồ sơ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của tác giả: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật.
  • Các giấy tờ liên quan hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm
  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải;
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm;
  • Nhận ủy quyền đăng ký giao dịch bảo đảm và bàn giao kết quả cho khách hàng;
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi nhận kết quả.

Biện pháo bảo đảm có bắt buộc phải đăng ký không?

Theo quy định tại Điều 298, Bộ luật dân sự năm 2015 thì Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo luật định. Do đó, chỉ trong trường hợp luật định thì biện pháp bảo đảm mới bắt buộc phải đăng ký bởi việc đăng ký sẽ là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp luật có quy định.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu lực tại thời điểm nào?

Thời điểm có hiệu lực của biện pháp bảo đảm là:

  • Thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung vào sổ đăng ký nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc tàu bay, tàu biển
  • Thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm là bất động sản khác

Chi phí dịch vụ tư vấn về đăng ký biện pháp bảo đảm của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Khách hàng làm thế nào để liên hệ với công ty Luật ACC để sử dụng dịch vụ tư vấn đăng ký biện pháp bảo đảm?

Hiện nay, khách hàng muốn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn pháp lý từ công ty Luật ACC thì có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh liên lạc sau:

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Zalo: 084.696.7979

– Văn phòng: [028] 777.00.888

– Mail:

Video liên quan

Chủ Đề