Đánh giá kết quả siêu âm cọc khoan nhồi

Cùng với nhu cầu sử dụng giải pháp cọc khoan nhồi ngày càng tăng, hiện nay siêu âm khoan cọc nhồi cũng trở thành một dịch vụ phổ biến đã được tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết đến phương pháp thí nghiệm này? Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm và các lợi ích mà phương pháp này mang lại trong bài viết dưới đây.

Khái niệm siêu âm cọc khoan nhồi

Siêu âm khoan cọc nhồi để làm gì?

Siêu âm cọc khoan nhồi là thí nghiệm kiểm tra chất lượng của cọc khoan nhồi sau quá trình thi công để xem có đạt chuẩn chất lượng và đạt yêu cầu để sử dụng hay chưa. Đây là kết quả để cấp chứng nhận về sự đảm bảo an toàn tính chịu lực, chứng nhận phù hợp về chất lượng các công tình xây dựng.

Thí nhiệm siêu âm cọc khoan nhồi được dựa trên nguyên lý xung siêu âm truyền qua trong môi trường thân cọc khoan nhồi từ một đầu phát sau đó đo vận tốc truyền song và sau đấy thu tại đầu thu. Nếu cọc khoan nhồi với tính đồng nhất thì vận tốc song khi này khá ổn định, năng lượng ko bị suy giảm. Nếu như bê tông trong cọc không đồng nhất, bị rỗ khí hay nứt rạn, khuyết tật trong thì vận tốc song sẽ biến đổi theo chiều giảm.

Siêu âm khoan cọc nhồi để làm gì?

Ưu điểm của phương pháp thí nghiệm siêu âm cọc nhồi bê tông

  • Kiểm tra chất lượng thi công cọc khoan nhồi cho phép xác định tính không đồng nhất.
  • Có thể sử dụng để kiểm tra các khuyết tật và vấn đề của bê tông trong phạm vi từ điểm phát đến điểm thu.
  • Đối với các máy siêu âm cọc hiện đại có thiết kế nhỏ gọn và hiện đại, dễ sử dụng và cho ra kết quả chính xác, nhanh chóng.
  • Thời gian thực hiện nhanh.

Ống siêu âm cọc khoan nhồi có tác dụng gì?

Ống siêu âm cọc khoan nhồi là các ống thép có đường kính từ D49-D114 có tác dụng đặt và di chuyển các đầu dò siêu âm truyền qua kiểm tra độ đồng nhất của bê tông cọc trong thí nghiệm siêu âm cọc. Tùy theo đường kính cọc từ D300-D2000 mà bố trí số lượng ống khác nhau.

Số lượng ống siêu âm tối thiểu là 2, số lượng cụ thể sẽ dựa vào đường kính cọc để bố trí sao cho phù hợp. Các ống được đặt trong lồng ghép, liên kết dọc theo chiều dài của kết cấu thép.

Đường kính ống siêu âm có thể lên đến >100. Một loại hồ đặc biệt có độ co ngót và cường độ cao sẽ được bơm vào ống để ngăn nước chảy vào, gây ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

Ống siêu âm cọc khoan nhồi

Yêu cầu khi tiến hành siêu âm cọc khoan nhồi

Để đảm bảo thu được kết quả kiểm tra chính xác, cần lưu ý các quy định chung dưới đây:

  • Số lượng cọc khoan nhồi đặt trong ống siêu âm phải >50% tổng số cọc của dự án.
  • Số lượng cọc siêu âm phải >50% số lượng cọc đặt ống siêu âm.
  • Thời gian thực hiện siêu âm: tối thiểu sau 7 ngày tính từ khi kết thúc đổ bê tông cọc.
  • Yêu cầu về chuyên môn: người kỹ thuật viên thực hiện phải có chuyên môn cao và có kinh nghiệm về siêu âm cọc.
  • Yêu cầu về thiết bị: các thiết bị được sử dụng phải đạt tiêu chuẩn quy định, được kiểm tra và thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi sử dụng chính thức.

Quy trình siêu âm khoan cọc nhồi CHUẨN nhất

Bước 1: Xác định chiều sâu dự kiến thực hiện dựa theo bản vẽ thiết kế của cọc.

Bước 2: Kéo dây từ 2 cuộn dây: Dựa vào chiều sâu siêu âm dự kiến và khoảng cách đặt cuộn dây cáp đã được xác định ở bước trên, kỹ thuật viên sẽ kéo dây thừa ra sẵn để chuẩn bị cho việc siêu âm.

Bước 3: Kết nối các cuộn dây đã kéo sẵn với thân máy MCHA .

Bước 4: Triển khai hệ thống giá 3 chân – encoder.

  • Đặt giá 3 chân ở vị trí thuận tiện cho việc kéo dây cáp dò.
  • Lắp bộ encoder và các chi tiết hỗ trợ lên thân.
  • Kết nối bộ encoder và ổ cắm trên thân máy.
  • Vòng dây cáp qua encoder.

Bước 5: Kết nối thiết bị với laptop sẽ dùng để thu thập thông tin siêu âm.

Bước 6: Lắp pulley vào miệng ống siêu âm.

Bước 7: Thả đầu dò: thả song song 2 đầu dò tới khi một trong hai chạm đáy, thực hiện cố định dây tín hiệu trên giá 3 chân.

Bước 8: Khởi động thiết bị siêu âm khoan cọc nhồi.

Bước 9: Sử dụng phần mềm thu thập dữ liệu siêu âm. Sau đó phân tích kết quả và xuất báo cáo.

Đọc kết quả siêu âm cọc khoan nhồi như thế nào?

Việc đọc và đánh giá kết quả sẽ gồm rất nhiều tiêu chí khác nhau theo tiêu chuẩn TCVN 9396:2012 – Cọc khoan nhồi – Xác định tính đồng nhất của bê tông – Phương pháp siêu âm. Việc đánh giá kết quả sẽ được thực hiện bởi chuyên viên có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo thu được kết quả chính xác nhất.

Bảng báo giá dịch vụ siêu âm cọc khoan nhồi

STT Đường kính cọc nhồi [mm] Đơn vị [m] Đơn giá siêu âm [VNĐ]
1 D300 mm m 350.000
2 D350 mm m 450.000
3 D400 mm m 520.000
4 D500 mm m 790.000
5 D600 mm m Liên hệ
6 D800 mm m Liên hệ

Tại sao nên chọn dịch vụ siêu âm cọc khoan nhồi tại TKN 365?

TKN 365 chuyên cung cấp dịch vụ siêu âm khoan cọc nhồi có đường kính từ D300, D350, D400, D500, D600, D700, D800. Cọc có độ sâu từ 30 – 60m. Các hạng mục công trình siêu âm thường là: nhà dân dụng, nhà phố, biệt thự, nhà ống, nhà cao tầng,…

Là đơn vị thi công cọc khoan nhồi uy tín TPHCM với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên có chuyên môn giỏi, tay nghề cao và làm việc tận tâm. TKN 365 cam kết:

  • Báo giá siêu âm cọc nhồi cụ thể dựa vào các yếu tố liên quan
  • Hệ thống máy móc, thiết bị chất lượng, đạt chuẩn.
  • Đảm bảo tính an toàn, chắc chắn trong quá trình thi công.
  • Hoàn thành dự án đúng tiến độ và kế hoạch

Trên đây là những thông tin về siêu âm khoan cọc nhồi mà TKN 365 mang đến cho quý khách, nếu thấy những kiến thức này đúng và bổ ích hãy chia sẻ ngay với bạn bè và người thân của mình nhé.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết TKN 365.

  • Hotline: 0906840567 – Mr. Thắng
  • Email: 
  • Địa chỉ: 253 Trường Chinh, Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh

Xem thêm bài viết:

  • Các sự cố thi công cọc khoan nhồi thường gặp và hướng dẫn cách xử lý

Đánh giá: 4.9 ⭐⭐⭐⭐⭐ 23 đánh giá

Bên cạnh phương pháp kiểm tra nén tĩnh, đo sóng ứng suất thì phương pháp siêu âm cọc khoan nhồi được ứng dụng rộng rãi và mang đến nhiều ưu điểm vượt trội. Dưới đây, Hừng Sáng sẽ chia sẻ những thông tin liên quan để khách hàng hiểu rõ hơn. 

Siêu âm cọc khoan nhồi là gì? 

Siêu âm cọc khoan nhồi là thí nghiệm bắt buộc theo các quy chuẩn hiện hành được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng cọc khoan nhồi. 

Dựa vào kết quả của thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi để cấp chứng nhận về sự đảm bảo an toàn tính chịu lực, chứng nhận phù hợp về chất lượng các công tình xây dựng. Phương pháp này cho phép xác định tính đồng nhất và khuyết tật của bê tông trong phạm vi từ điểm phát điểm thu.

Đối với cọc bê tông đúc sẵn, quá trình kiểm soát số lượng, tính đồng nhất sẽ được thực hiện trước khi đưa vào thi công còn cọc khoan nhồi thì ngược lại, quá trình đánh giá tiến hành sau khi thi công. 

Ưu điểm của phương pháp siêu âm cọc khoan nhồi bao gồm: 

  • Kiểm tra chất lượng cọc bằng cách siêu âm cho phép xác định tính không đồng nhất.
  • Trong phạm vi từ điểm phát đến điểm thu, sự khuyết tật của bê tông được kiểm tra chính xác. 
  • Máy siêu âm cọc  có kích thước nhỏ gọn, hiện đại, dễ di chuyển. 
  • Thời gian thực hiện nhanh, tiết kiệm chi phí. 
  • Ít tiếng ồn, không ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh. 
Siêu âm là quá trình thực hiện test hay kiểm thử chất lượng cọc khoan nhồi

Trong công tác siêu âm cọc khoan nhồi cần đảm bảo được một số yêu cầu như sau: 

  • Số lượng cọc khoan nhồi đặt ống siêu âm phải lớn hơn hoặc bằng 50% tổng số cọc sử dụng. 
  • Số cọc được siêu âm lớn hơn hoặc bằng 50% tổng số cọc đặt ống siêu âm. 
  • Tối thiểu sau 7 ngày tính từ khi kết thúc đổ bê tông ở các cọc hoặc cấu kiện móng có thể sử dụng phương pháp siêu âm cọc khoan nhồi để kiểm tra chất lượng. 
  • Người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. 
  • Thiết bị thí nghiệm phải được kiểm tra và hiệu chuẩn định kỳ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Khi nào cần siêu âm cọc khoan nhồi? 

Siêu âm cọc khoan nhồi được thực hiện ở 2 giai đoạn chính gồm thi công cọc thử và thi công cọc đại trà. 

  • Thi công cọc thử: Tiến hành trước khi thi công cọc đại trà. Dựa vào kết quả nhận được để lựa chọn thiết bị, công nghệ thi công cọc phù hợp. 
  • Thi công cọc đại trà: Tiến hành trong thời gian thi công công trình hoặc sau khi thi công ép cọc. Dựa vào kết quả để đánh giá tổng thể chất lượng thi công cọc chính xác. 

Thời gian bắt đầu tiến hành phương pháp siêu âm cọc khoan nhồi trên một cọc hoặc một cấu kiện móng được thực hiện ít nhất sau 7 ngày tính từ khi kết thúc kết thúc đổ bê tông ở cọc hoặc cấu kiện móng đó.

Ống siêu âm cọc khoan nhồi là gì? 

Ống siêu âm cọc khoan nhồi là ống đo siêu âm dùng để thả đầu đo, chôn sẵn trong bê tông, làm từ chất liệu thép hoặc nhựa có đường kính phù hợp với kích thước đầu đo. 

Đường kính của ống siêu âm cọc khoan nhồi dao động từ 50mm đến 60mm, chiều dày thành ống từ 2mm đến 6mm và yêu cầu đảm bảo khả năng chịu áp lực [áp lực thẳng đứng và áp lực ngang]. 

Ống siêu âm cọc khoan nhồi có đầu dưới bịt kín, đầu trên đậy nắp và từng đoạn ống siêu âm có thể được hàn hoặc buộc chặt vào phía trong của lồng cốt thép. Khoảng cách mối hàn, buộc phải ổn định, tránh tình trạng xê dịch trong quá trình đổ bê tông về sau. 

Các ông siêu âm cọc khoan nhồi được đặt song song suốt chiều dài thân cọc, phần đáy đặt cùng cao độ và sát đáy hố khoan. Các ống phải liên kết với nhau kín khít, ngăn nước bẩn, tạp chất lọt vào bên trong. 

Trước khi tiến hành đổ bê tông, bên trong ống siêu âm cọc khoan nhồi phải được kiểm tra kỹ lưỡng, thông suốt, đổ đầy nước sạch. Tùy vào kích thước cấu kiện móng để quyết định số lượng các ống sử dụng. 

Đối với tất cả các cấu kiện móng, khoảng cách giữa 2 tâm hai ống siêu âm cọc khoan nhồi kế tiếp bố trí trong khoảng 0,3 m đến 1,5 m. 

Riêng đối với cọc khoan nhồi có đường kính cọc là phi  [Ф], số lượng ống siêu âm cọc khoan nhồi dự tính cụ thể: 

  • Ф ≤ 60 cm [góc giữa các ống là 180°]: 2 ống. 
  • 60 cm < Ф ≤ 100 cm [góc giữa các ống là 120o]: 3 ống. 
  • Ф >100 cm [góc giữa các ống là ≤ 90o]: Lớn hơn hoặc bằng 4 ống. 
Ảnh mô tả

Tiêu chuẩn thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi

Tiêu chuẩn thí nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9396:2012 – cọc khoan nhồi – xác định tính đồng nhất của bê tông – phương pháp xung siêu âm. 

TCVN 9396:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn TCVN 9396:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 358:2005 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1, Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Tham khảo thêm: Cọc khoan nhồi là gì? Cấu tạo và ứng dụng

Quy trình và phương pháp tiến hành

Bước 1: Công tác chuẩn bị 

Trước khi tiến hành siêu âm cọc khoan nhồi cần tìm hiểu những thông tin liên quan đến cọc khoan nhồi và cấu kiện móng: 

  • Tên công trình, hạng mục cần kiểm tra chất lượng. 
  • Vị trí cọc, cấu kiện móng trên bản vẽ thi công. 
  • Cao độ đáy và đỉnh cọc hoặc cấu kiện móng. 
  • Diện tích mặt cắt ngang của cọc hoặc cấu kiện móng. 
  • Ngày đổ bê tông. 
  • Số lượng ống siêu âm cọc khoan nhồi được đặt trong một cọc hoặc cấu kiện móng. 
  • Những sự cố phát sinh trong quá trình đổ vê tông [nếu có]. 
công tác chuẩn bị

Bước 2: Tiến hành công tác siêu âm cọc khoan nhồi 

  • Lắp đặt, kết nối các thiết bị đã chuẩn bị, sau đó kiểm tra nguồn điện, khởi động máy. 
  • Khi bắt đầu thử nghiệm cần hiệu chỉnh tín hiệu thu phát nhằm đảm bảo: Đầu thu và đầu phát được thả trong lòng ống siêu âm phải đặt cùng một cao độ và tín hiệu được điều chỉnh sao cho thời gian truyền xung siêu âm từ điểm phát điểm thu là tối thiểu và biên độ thu được của tín hiệu xung là lớn nhất.
  • Đầu đo được dịch chuyển từ đáy lên đỉnh cọc. Đầu thu và đầu phát cũng kéo lên với vận tốc tính trước phù hợp với chiều dài cọc. Yêu cầu: Các ống siêu âm phải luôn đầy nước, tín hiệu xung được ghi lại thành từng tệp số liệu. 
  • Kết quả thu được bao gồm những số liệu cụ thể: Thời gian truyền xung, tần số, biên độ xung tại độ sâu thử nghiệm từ điểm phát đến điểm thu và chiều dài của mỗi mặt cắt thử nghiệm. 
Tiến hành siêu âm

Bước 3: Đánh giá kết quả siêu âm cọc khoan nhồi 

Sai số cho phép về thời gian truyền xung thu được theo các độ sâu khác nhau sau khi đã hiệu chỉnh không vượt quá 1 %, sai số biên độ xung không vượt quá 5 %. 

Dựa vào biểu đồ tín hiệu thời gian hoặc vận tốc truyền xung siêu âm thu được theo suốt chiều dài cọc hoặc cấu kiện móng có thể đánh giá sơ bộ về tính đồng nhất của cọc khoan nhồi. 

Nếu vận tốc truyền xung giảm ≥ 20 % hoặc thời gian truyền xung tăng ≥ 20 % thì yêu cầu thử nghiệm lại ở cao độ của vị trí đó để khẳng định khuyết tật.

Đánh giá kết quả thông qua đo lường của máy siêu âm cọc khoan nhồi

Ngoài ra, căn cứ vào vận tốc, biên độ, năng lượng, thời gian truyền xung siêu âm để có thể đánh giá tính đồng nhất, vị trí khuyết tật bê tông cọc khoan nhồi hoặc cấu kiện móng thuận lợi hơn. 

Bước 4: Báo cáo thử nghiệm

Trong báo cáo thử nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi cần nêu được một số thông tin bao gồm: 

  • Mở đầu: Giới thiệu tên công trình, địa điểm, hạng mục thí nghiệm, ngày bắt đầu thử nghiệm… 
  • Phương pháp thử nghiệm. 
  • Thiết bị thử nghiệm: Tính năng, thương hiệu, phạm vị hoạt động, thời hạn kiểm định hiệu chuẩn cho phép sử dụng. 
  • Đánh giá kết quả thử nghiệm: Tính đồng nhất của bê tông dọc theo chiều dài cọc, phạm vi nghi ngờ khuyết tật nếu có,… 
  • Kết luận và kiến nghị. 
  • Một số phụ lục như biểu đồ vận tốc truyền xung siêu âm theo các mặt cắt thí nghiệm đo được. 
Báo cáo nghiệm thu

Trên đây là một số thông tin về phương pháp siêu âm cọc khoan nhồi để khách hàng tham khảo. Để tìm hiểu kỹ càng hơn, hãy liên hệ đến Hừng Sáng, nhân viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí, giải đáp thắc mắc  liên quan 24/7. 

Video liên quan

Chủ Đề