Đánh giá trong giáo dục và đào tạo năm 2024

học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…”. Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu đã được đưa ra trong Nghị quyết là đổi mới về đánh giá giáo dục: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.

Thực hiện chủ trương này, Bộ GD&ĐT đã chọn đổi mới đánh giá kết quả giáo dục là bước đột phá trong thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam. Việc chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh sang đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực đòi hỏi cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh các trường phổ thông phải được cập nhật các thông tin về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kĩ thuật, công cụ và các hình thức tổ chức đánh giá.

Một số vấn đề trong đổi mới đánh giá kết quả giáo dục của học sinh phổ thông

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh phổ thông là quá trình thu thập, phân tích và xử lí thông tin một cách có hệ thống về sự phát triển của học sinh so với mục tiêu giáo dục được qui định trong chương trình giáo dục phổ thông để đưa ra những nhận xét, kết luận, khuyến nghị nhằm phát huy hay thay đổi, điều chỉnh phương pháp tổ chức, thực hiện giáo dục, dạy và học, giúp học sinh cải thiện, nâng cao thành tích.

Phẩm chất và năng lực của học sinh được hình thành và phát triển do vận dụng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm học được cùng động cơ, tình cảm… của bản thân để giải quyết các vấn đề ở bối cảnh cụ thể trong hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, đổi mới đánh giá kết quả giáo dục của học sinh đầu tiên là thay đổi từ đánh giá những gì học sinh được học sang đánh giá những gì học sinh học được và thực hiện trong thực tế đời sống hàng ngày.

Khi thực hiện một việc trong đời sống thì học sinh không chỉ sử dụng những gì được học trong sách vở mà là tất cả những gì học được cả trong nhà trường, tại gia đình và ngoài xã hội. Để phát triển phẩm chất và năng lực thì những việc hàng ngày này cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần với những bối cảnh, tình huống khác nhau. Nghĩa là, phẩm chất và năng lực của học sinh không thể hình thành và phát triển tức thời mà cần có quá trình thông qua các hoạt động/hành động thực tế hàng ngày. Do đó, đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh cũng cần được thực hiện thông qua các hoạt động trong thực tế hàng ngày của học sinh và được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Nói cách khác, để đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh phổ thông thì cần đánh giá ở các môi trường khác nhau [trong nhà trường, tại gia đình và ngoài xã hội] và phối hợp đánh giá của nhiều đối tượng [giáo viên, học sinh với đánh giá của phụ huynh và cộng đồng].

Với mục tiêu đánh giá vì việc học tập của học sinh [assessment for learning] và đánh giá là học tập [assessment as learning] thì trong đánh giá kết quả giáo dục sẽ tập trung nhiểu hơn vào việc giúp học sinh thấy được những mặt mạnh để phát huy và thấy được những hạn chế cũng như nguyên nhân để có cách khắc phục, cải thiện thành tích. Để thực hiện mục tiêu này thì quan trọng nhất là mọi tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phải được công khai trước khi học sinh tham gia vào giai đoạn giáo dục cụ thể. Giáo viên, học sinh và những người quan tâm đều biết rõ sau khi tham gia quá trình giáo dục, học tập, học sinh sẽ biết, hiểu và làm được những gì. Khi các tiêu chuẩn và tiêu chí đã được công khai thì tất cả mọi người đều có thể đánh giá được học sinh và đặc biệt học sinh có thể tự đánh giá mình đã đạt được đến mức độ nào và cần làm gì để cải thiện thành tích giáo dục, học tập của bản thân. Tuyệt đối tránh kiểu đánh giá được thực hiện theo kiểu đánh đố học sinh cả về mục tiêu, nội dung, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và thời điểm thực hiện…

Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục học sinh phổ thông nếu được thực hiện đúng sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đổi mới cả quá trình giáo dục, dạy học. Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục cũng góp phần làm minh bạch, công khai, khách quan hóa việc đánh giá, từng bước khắc phục bệnh thành tích và tạo niềm tin cho xã hội vào mục tiêu của giáo dục là nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho những công dân tương lai của đất nước.

  • Giới thiệu
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Thông điệp của trưởng khoa
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban chủ nhiệm
    • Các bộ môn
    • Thông tin nhanh
  • Tin tức
    • Tin tức chung
    • Thông báo
    • Lịch công tác BCN Khoa
    • Tin tức hoạt động
  • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo cử nhân
    • Chương trình đào tạo thạc sĩ
    • Chương trình đào tạo tiến sĩ
    • Văn bản đào tạo
    • Đào tạo Bồi dưỡng
    • Biểu mẫu, hướng dẫn
  • Tuyển sinh
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh Sau Đại học
    • Khoá đào tạo, bồi dưỡng
  • NGHIÊN CỨU
    • Đề tài/ Dự án
    • Trao đổi học thuật
    • Luận văn
    • Luận án
    • Tài liệu tham khảo
  • NGƯỜI HỌC
    • Nhà Quản trị tương lai
    • Cơ hội việc làm
    • Bài viết
    • Thông tin cựu học viên
  • HỘI THẢO
  • Liên hệ

Tại sao phải đánh giá trong giáo dục?

Mục đích chính của đánh giá quá trình là thông báo cho giáo viên biết người học đang tiến bộ như thế nào, còn tồn tại những lỗ hổng nào trong quá trình học tập của người học và cách hướng dẫn người học điều chỉnh để cải thiện học tập, có thể bằng cách giảng lại kiến thức hoặc thậm chí thử thách một số người học với ...

Đánh giá chẩn đoán trong giáo dục là gì?

Đánh giá chẩn đoán [Diagnostic Assessment] Phương pháp đánh giá chẩn đoán còn được gọi là “tiền kiểm tra” nhằm giúp giáo viên nắm rõ những gì học sinh đã và chưa biết về bài học, đồng thời chẩn đoán các lỗ hổng kiến thức có khả năng xảy ra.

Đánh giá là hoạt động học tập có nghĩa là gì?

Đánh giá như hoạt động học tập là quá trình phát triển và hỗ trợ siêu nhận thức cho người học, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy cho người học giúp họ tự chiếm lĩnh kiến thức - kĩ năng.

Tại sao cần phải đánh giá chương trình giáo dục tiểu học?

Mục đích trọng tâm của việc đánh giá học sinh Tiểu học là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông cấp Tiểu học và sự tiến bộ của học sinh.

Chủ Đề