Đánh giá về chiến trưởng malaysia năm 2024

VOV.VN - Malaysia và Nhật Bản hôm nay (16/12) đã ra tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên tầm Đối tác Chiến lược toàn diện.

Tuyên bố chung được công bố sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, người đang có chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản.

Đánh giá về chiến trưởng malaysia năm 2024

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: Tài khoản X của Thủ tướng Malaysia.

Cùng với việc chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, Thủ tướng Malaysia và Thủ tướng Nhật Bản cũng chứng kiến lễ ký kết 2 thỏa thuận hợp tác quan trọng. Trong đó, ngoại trưởng hai nước ký thỏa thuận hỗ trợ an ninh chính thức, theo đó chính phủ Nhật Bản cam kết cung cấp thiết bị giám sát, thuyền cứu hộ…, trị giá khoảng 2,8 triệu USD, để Malaysia nâng cao năng lực giám sát hàng hải.

Bên cạnh đó, Cơ quan Nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan Hàng không vũ trụ Malaysia (MYSA) cũng ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển và ứng dụng hàng không vũ trụ.

Phát biểu trong buổi lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, Thủ tướng Malaysia đánh giá cao các cam kết và đóng góp của Nhật Bản đối với sự phát triển của Malaysia và khu vực Đông Nam Á kể từ những năm 1980 đến nay. Thủ tướng Malaysia ủng hộ Nhật Bản tham gia sâu rộng hơn vào các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng trong khu vực.

Đầu tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản cũng đã có chuyến thăm 2 ngày tới Malaysia (4-5/11) nhằm thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ song phương cũng như phối hợp lập trường trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Tờ Malay Mail đưa tin Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tại hội nghị Malaysia Beyond 2020 ở Kuala Lumpur hôm 21-10 cho rằng sự tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc và Mỹ trong khu vực có thể làm mất ổn định tuyến đường vận tải quan trọng.

Tàu chiến có thể dẫn đến chiến tranh

Theo đó, Malaysia và ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông.

Đánh giá về chiến trưởng malaysia năm 2024

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: MALAYMAIL

“Ở khu vực eo biển Malacca và biển Đông, việc đi lại của tàu bè vẫn tự do, không bị cản trở nhưng một khi các bên bắt đầu điều động tàu chiến thì sẽ thành vấn đề. Điều đó có thể dẫn đến chiến tranh” - ông Mahathir nói.

Phát biểu của ông Mahathir được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong những tuần gần đây, đặc biệt sau khi tàu chiến Mỹ áp sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở biển Đông.

Trong khi Trung Quốc mô tả hành động của Mỹ là “thách thức” thì Washington khẳng định họ vẫn sẽ thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.

Trước tình hình trên, Kuala Lumpur đang tăng cường năng lực hải quân để đối phó kịch bản tồi tệ nhất của cuộc xung đột có thể xảy ra ở biển Đông.

Malaysia nâng cấp năng lực hải quân

Hãng tin Reuters hôm 20-10 dẫn lời Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullaf cho biết các tàu hải quân thuộc hải quân hoàng gia Malaysia nhỏ hơn các tàu hải cảnh của TQ. Phát biểu này được đưa ra trước Quốc hội Malaysia khi đề cập đến vụ tàu hải cảnh TQ tiến hành tuần tra xung quanh cụm bãi cạn Luconia ở biển Đông, nơi có lô dầu khí SK 308 mà Công ty Sarawak Shell có trụ ở Kuala Lumpur, Malaysia đã được cấp phép thăm dò hồi tháng 5-2019.

Đối với các hành vi sai trái của TQ, ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullaf cho rằng nước này có thể ra thông cáo phản đối hành xử của Bắc Kinh nhưng vẫn sẽ thất thế trong trường hợp xảy ra xung đột...

"Chúng ta không muốn xung đột xảy ra nhưng lực lượng hải quân Malaysia cần được nâng cấp để có khả năng quản lý tốt hơn các vùng biển nếu có xung đột xảy ra giữa các cường quốc ở biển Đông" - ông Saifuddin Abdullaf nói.

Tuy nhiên, Malaysia không chủ trương giải quyết xung đột bằng chiến tranh. Theo Ngoại trưởng Saifuddin, Malaysia sẽ kiên nhẫn theo đuổi quan điểm phi quân sự hóa biển Đông, đồng thời kêu gọi một cách tiếp cận mới với ASEAN.

"Biển Đông không nên trở thành điểm xung đột giữa các nước. Chúng ta nhất quán về vấn đề này trên các diễn đàn quốc tế như ASEAN - nơi chúng ta nêu lên khái niệm tự kiềm chế và phi quân sự hóa ở biển Đông" - ông Saifuddin nói.

Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) trong báo cáo công bố ngày 26-9 cho biết ít nhất một tàu hải cảnh TQ bị phát hiện hoạt động ở cụm bãi cạn Luconia trong suốt 258 ngày trong năm qua.

Điều này đồng nghĩa rằng TQ dùng hơn 70% thời gian trong năm để tiếp cận khu vực Malaysia tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Theo AMTI, TQ bắt đầu tuần tra quanh khu vực Luconia kể từ năm 2013.

Dù Malaysia đã có những động thái phát ngôn nhất định nhưng giới quan sát đánh giá trong thời gian gần đây, nước này phản ứng thiếu quyết đoán trước các động thái gây hấn của Bắc Kinh trên biển Đông.