Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? bà vui vẻ nói: - các cháu vào đây làm bánh cùng bà nhé!

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Dấu hai chấm là một trong những phần kiến thức quan trọng thuộc về dấu câu của phần Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Hi vọng rằng với bài giảng này, Vietjack sẽ cung cấp cho các em học sinh lớp 4 những kiến thức bổ ích!

Dấu hai chấm được viết là " : ". Dấu hai chấm có rất nhiều tác dụng, các em hãy cùng tham khảo sau đây:

- Tác dụng:

 + Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

- Ví dụ về dấu hai chấm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

Trong câu trên, dấu hai chấm cho biết phần sau là lời nói của Bác Hồ [ở đây dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép].

 Tôi thở dài

- Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho có. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài"?

- Bài tập minh họa

Bài 1: Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì?

a. Một chú công an vỗ vai em :

-  Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !                                

b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

Trả lời:

a. Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Bài 2: Trong mẩu chuyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào ? Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào ?

Chỉ vì quên một dấu câu

Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. ông dặn ngưòi bán hàng ghi lên băng tang : "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Lúc vòng hoa được đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: "Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Trả lời:

Người bán hàng hiểu lầm nên ghi trên băng tang thừa nội dung "nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần đặt dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước: "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài tập Luyện từ và câu: dấu hai chấm trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm

I. Nhận xét

1. Trong các câu văn, câu thơ sau đây, dấu hai chấm có tác dụng gì ?

a] Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

Theo TRƯỜNG CHINH

b] Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò :

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

Tô Hoài

c]

            Bà thương không muốn bán

            Bèn thả vào trong chum.

            Rồi bà lại đi làm

            Đến khi về thấy lạ :

            Sân nhà sao sạch quá

            Đàn lợn đã được ăn

            Cơm nước nấu tinh tươm

            Vườn rau tươi sạch cỏ.

                                Phan Thị Thanh Nhàn

Gợi ý:

Con đọc kĩ các đoạn thơ, đoạn văn và cho biết sau dấu hai chấm là phần gì, chúng đóng vai trò gì trong câu.

Trả lời:

- Trong câu a, dấu hai chấm cho biết phần sau là lời nói của Bác Hồ [ở đây dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép].

- Trong câu b, dấu hai chấm cho biết câu sau là lời nói của Dế Mèn [ở đây dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng].

- Trong câu c, dấu hai chấm cho biết bộ phận đi sau là lời giải thích liệt kê rõ những điều kì lạ mà bà cụ nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch, đàn lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu tinh tươm...

II. Luyện tập

1. Trong các câu sau, mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì ?

a] Tôi thở dài :

- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào ?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi : "Sao trò không chịu làm bài ?"

Theo NGUYỄN QUANG SÁNG

b] Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

Theo NGUYỄN THẾ HỘI

Gợi ý:

Tác dụng của dấu hai chấm: Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Trả lời:

a] - Dấu hai chấm thứ nhất [phối hợp với dấu gạch đầu dòng] có tác

dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật “tôi”.

- Dấu hai chấm thứ hai [phối hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo].

b] Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì.

2. Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm:

- Một lần, dấu hai chấm dùng để giải thích.

- Một lần, dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật.

Gợi ý:

Con đọc lại bài thơ Nàng tiên Ốc rồi hoàn thành bài tập.

Trả lời:

Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có sử dụng dấu hai chấm.

Bà lão nhẹ nhàng bước nhanh đến chum nước cầm chiếc vỏ ốc lên và đập vỡ ngay.

Nàng tiên ốc giật mình, định chạy nhanh đến chum nước nhưng đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra. Bà lão ôm lấy nàng dịu dàng nói:

- Con hãy ở đây với mẹ !

Dấu hai chấm đầu giải thích cho bộ phận đứng trước đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra. Dấu hai chấm sau [phối hợp với dấu gạch đầu dòng] báo hiệu bộ phận đứng sau là lời bà lão nói với nàng tiên ốc.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề