Dấu hiệu của viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ em đang hết sức phổ biến trong cuộc sống hối ha tấp nập hiên nay, khi các phụ huynh ít chú ý đế các biểu hiện nhỏ nhất của bé, dẫn đến lúc bị bệnh thì mất thời gian chạy chữa điều trị, ảnh hưởng cuộc sống cũng như chất lượng sinh hoạt vui chơi của trẻ, topic hôm nay chúng tôi xind được chia sẻ vấn đề bệnh viêm tai giữa có những biểu hiện dấu hiệu nào và cách điều trị ra sao là tốt nhất.

Dấu hiệu của viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là gì ?

Viêm tai giữa là bệnh về tai - mũi - họng, đó là vùng tai giữa sau màng nhĩ bị viêm nhiễm chảy nước. Viêm tại giữa do vi khuẩn hoặc virus phát triển mãnh mẽ ở vùng tai giữa. Những loại vi khuẩn hoặc virus này có sẵn trong  tai  (do viêm mũi, viêm họng biến chứng ….) hoặc nhiễm từ môi trường, có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

Viêm tai giữa cấp – tiết dịch là gì ?

Viêm tai giữa cấp là dạng tai giữa bị nhiễm trùng, khởi phát đột ngột kèm theo triệu chứng đau buốt vùng tai. Viêm tai giữa cấp là sự ứ đọng dịch trong ống tai kèm theo các biểu hiện nhiễm trùng tai. Màng nhĩ phình ra hoặc bị thủng, có mủ chảy ra. Khác với viêm tai giữa tiết dịch thường không có biểu hiện cụ thể, người bệnh chỉ thấy cảm giác nặng tai. Viêm tai giữa dịch tiết được định nghĩa là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch và không nhiễm trùng trong hơn ba tháng.

Bệnh viêm tai giữa thường xuất hiện ở trẻ em do cấu tạo các bộ phận của cơ thể nhỏ hơn so với người lớn, do vậy khi xảy ra viêm nhiễm, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp, thì lỗ nhỏ nối khoang mũi với tai dễ bị viêm dẫn đến trẻ bị viêm tại giữa.

Dấu hiệu của viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không ?

Hậu quả của bệnh viêm tai giữa điển hình nhất là “ Mất thính lực” do bị thủng màng nhĩ. Bên cạnh đó sẽ làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con, làm giảm thính lực. Do giai đoạn cấp tính, bệnh viêm tai giữa không được phát hiện và điều trị gây ứ đọng dịch, viêm nhiễm nặng vùng màng nhĩ, làm thủng màng nhĩ.

Khi trẻ bị suy giảm thính lực, đặc biệt là trẻ sơ sinh vè trẻ nhỏ chưa biết nói, khả năng nghe kém dẫn kéo theo khả năng ngôn ngữ cũng sẽ kém, khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, ảnh hưởng nặng nề đến vấn đề giao tiếp xã hội và tâm lý của trẻ

Biến chứng nặng nề hơn là gây viêm não, apxe não, viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não khiến tê liệt dây thần kinh mạt

Dấu hiệu của viêm tai giữa ở trẻ

Dấu hiệu triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ở giai đoạn cấp tính, biểu hiện của viêm tai giữa như sau

Trẻ bị sốt cao 39-40oC, quấy khóc, không chịu ăn uống , bỏ bú, nôn trớ, co giật…

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ có hiện tượng trẻ bấu hoặc dụi vào tai nhiều lần

Trẻ lớn biết nói sẽ kêu đau tai, nhiều trẻ sẽ bị giảm thính lực, nghe không rõ

Trẻ sẽ bị rối loạn hệ tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa, biểu hiện này xuất hiện đồng thời với sốt

Trằn trọc, khó ngủ, bứt rứt

Trẻ bị mất thăng bằng, hay nghiêng đầu sang một bên

Khi thấy trẻ có hiện tượng sốt cao kèm rối loạn tiêu hóa thì phụ huynh sẽ phải đưa trẻ đi khám ngay, đặc biệt khám kĩ về hệ hô hấp của trẻ.

Viêm tai giữa cần phải được phát hiện sớm và điều trị, nếu không kịp bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính sau 2-3 ngày.

Lúc này, tai sẽ xuất hiện hiện tượng chảy mủ, chảy nước do màng tai đã bị vỡ, mủ tự chảy ra ngoài, trẻ sẽ có các biểu hiện sau:

Trẻ hạ sốt

Bớt quấy khóc

Ăn được, ngủ được

Không còn bứt rứt hay kêu đau tai nữa

Chảy mủ tai

Đa số phụ huynh khi thấy biểu hiện này sẽ cảm thấy vui mừng vì nghĩ trẻ sắp khỏi bệnh. Nhưng sự thật là trẻ đã bước vào giai đoạn viêm tai mãn tính với dấu hiệu rất quan trọng là chảy mủ tại. Nên nếu thấy trẻ trở về trạng thái bình thường mà vẫn chảy mủ thì bố mẹ phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

Dấu hiệu của viêm tai giữa ở trẻ

Nguyên nhân gây ra viêm tại giữa ở trẻ em

  • Do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh, ống thính giác ngắn dễ bị dịch tràn vào và ứ đong ở đó.
  • Trẻ sơ sinh  hay khóc, khi khóc dịch ở mũi hay họng sẽ bị kích thích tiết ra nhiều hơn. Lúc trẻ nằm, vùng tai giữa sẽ thấp hơn vùng mũi-họng nên dịch dễ tràn vào ống tai, gây viêm nhiễm
  • Trẻ nhỏ hay bị viêm họng- viêm mũi nên dễ dẫn đến viêm tai giữa do sức đề kháng của trẻ còn yếu và như đã nói trẻ nằm nhiều khiến dịch tràn vào ống tai.
  • Những trẻ sống trong môi trường nhiều khói thuốc có tỉ lệ viêm tai giữa cao hơn những trẻ khác

Điều trị viêm tai giữa như thế nào

Bệnh viêm tai giữa có thể tự hết khi không dùng kháng sinh. Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ kê đơn bao gồm các loại thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt, thuốc nhỏ tai. Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa, bác sĩ cũng sẽ kê thêm các loại thuốc dùng để trị rối loạn tiêu hóa.

Nếu sau 1-2 ngày mà bệnh tình có dấu hiệu chuyển biến nặng thì sẽ dùng đến kháng sinh.

Những trường hợp nặng hơn khi soi tai thấy mủ, bệnh tính không thuyên giảm thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật rạch màng nhĩ hoặc trích hút dịch. Việc rạch màng nhĩ để tháo mủ ra, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì rạch tháo mũ sớm sẽ tốt hơn là để màng nhĩ tự thủng. Màng nhĩ sau khi rạch sẽ tự lành rất nhanh, chỉ mất khoảng 2 ngày, còn tự vỡ thì tổn thương sẽ lớn hơn, thời gian làm lành vết thương sẽ lâu hơn.

Tuy nhiên , những thông tin trên sẽ không đầy đủ và chính xác. Để biết rõ tình trạng và phương pháp điều trị, phu huynh nên đưa các bé đến bệnh viện để được thăm khám điều trị đúng cách

Dấu hiệu của viêm tai giữa ở trẻ

Cách trị viêm tai giữa tại nhà cho các mẹ

Đối với bệnh Viêm tai giữa ở trẻ, chúng tôi không khuyên các phụ huynh tự chữa trị tại nhà vì bệnh chuyển biến rất nhanh từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mãn tính. Ảnh hưởng rất lớn đến thính lực của trẻ.

Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa hoặc có các biểu hiện sốt cao, nôn trớ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để chẩn đoán và điều trị.

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Giữ vệ sinh tai mũi họng, với trẻ sơ sinh nên nhỏ nước muối sinh lí vệ sinh mũi họng hằng ngày
  • Khi cho bé bú, đặc biệt là bú bình, nên kê cao gối cho trẻ.
  • Nên cho bé bú sữa mẹ trong suốt 12 tháng đầu, giúp trẻ tăng sức đề kháng
  • Tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc
  • Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ, dạy trẻ khi hắt hơi nên che miệng…

Những điều nên tránh khi trẻ bị viêm tai giữa

  • Tuyệt đối không được nhỏ sữa mẹ vào tai để trị bệnh cho trẻ. Sữa mẹ có kháng thể nhưng chỉ phát huy tác dụng sau khi trẻ được tiêu hóa, nhỏ sữa trực tiếp vào tái chỉ khiến tình trạng viêm tai trở nặng.
  • Không sử dụng bông ráy tay, cây ráy tai để làm vệ sinh cho trẻ. Những vật cứng như vậy sẽ khiến trẻ đau đớn và làm tổn thương tai nặng  nề hơn.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc chữa trị cho trẻ, không được sử dụng bất kì thuốc nhỏ tai hay rắc thuốc vào tai mà không có sự chỉ định của bác sĩ

Trên là những thông tin cho các mẹ chăm sóc trẻ em hoặc trẻ sơ sinh về bệnh viêm tai giữa, hi vọng topic hữu ích với người đọc.

Viêm tai giữa hay còn được biết đến với tên gọi nhiễm trùng tai là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết trở lạnh đột ngột, bệnh có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Thông thường, viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, đối với bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh việc điều trị thường phức tạp hơn bởi các dấu hiệu khó nhận biết so với trẻ lớn.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện ở trong tai giữa do tác nhân gây ra là virus, vi khuẩn sinh sôi ở tai hoặc các yếu tố ở bên ngoài môi trường tác động. Viêm tai giữa bao gồm viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường rất dễ mắc phải nhưng lại không hề dễ chữa, bố mẹ cần lưu ý một số nguyên nhân gây bệnh dưới đây để có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất:

– Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện gây khó khăn trong việc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

– Trẻ sơ sinh có cấu trúc tai chưa hoàn thiện. Tai trong của trẻ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác, thông thường, ống thính giác sẽ mở để các chất lỏng và tạp chất có thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi ống này bị kẹt và đóng lại, các chất thải không được thoát ra ngoài khiến vi khuẩn cũng sẽ bị mắc kẹt trong tai, lâu dần có thể gây nhiễm trùng.

– Trẻ sơ sinh có cấu tạo màng nhĩ ngắn, rộng và nằm ngang nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào trong tai.

– Bố mẹ không vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ, điều này làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm tổn thương màng nhĩ dễ gây ra tình trạng tắc và viêm

– Sự thay đổi của yếu tố thời tiết hoặc trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Dấu hiệu của viêm tai giữa ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện ở trong tai giữa do virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố bên ngoài môi trường gây ra

2. Dấu hiệu trẻ mắc bệnh viêm tai giữa

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm tai giữa là đau, nhức tai và suy giảm thính lực, trẻ không nghe thấy rõ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh lại chưa biết nói đòi hỏi bố mẹ phải đặc biệt để ý đến các biểu hiện ở trẻ. Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm tai giữa bao gồm:

– Trẻ bị sốt, có khi lên tới 39 độ C

– Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó ngủ hoặc cáu gắt không rõ nguyên nhân

– Trẻ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

– Trẻ sổ mũi, ho nhiều

– Trẻ thường kéo tai hoặc túm vào tai

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài, trở nên kém phản ứng với âm thanh…

Dấu hiệu của viêm tai giữa ở trẻ

Khi mắc bệnh viêm tai giữa, trẻ thường có biểu hiện quấy, khóc liên tục

3. Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

3.1. Phương pháp chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Để chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ kết hợp giữa biểu hiện lâm sàng của người bệnh cùng với việc soi tai để kiểm tra xem tai giữa có xuất hiện dịch, xung huyết, mủ hay thủng màng nhĩ không. Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sử dụng đèn cầm tay gọi là kính soi tai để quan sát màng nhĩ hoặc có thể làm sạch ráy tai để có thể quan sát.

3.2. Phương pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Nhìn chung, bệnh có xu hướng thuyên giảm và sẽ tự khỏi sau khoảng từ 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, ở trường hợp trẻ sơ sinh còn quá bé hay những triệu chứng không thể cải thiện trong một thời gian dài, lúc này bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm đau, hạ sốt (trẻ sốt trên 38,5 độ C).

Trường hợp trẻ xuất hiện thêm triệu chứng chảy mủ tai, phụ huynh cần lưu ý làm sạch tai kết hợp với sử dụng thuốc nhỏ tai, làm sạch tai theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý trong quá trình điều trị, trẻ cần được theo dõi và tái khám sau khoảng từ 1 đến 4 tuần để kiểm tra xem tình trạng nhiễm trùng và dịch ở trong tai đã khỏi hay chưa, nếu tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn thì có thể điều chỉnh đơn thuốc sao cho phù hợp.

4. Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh từ sớm, phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

– Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh cảm lạnh

– Tuyệt đối tránh để nước nhỏ vào tai, đặc biệt là khi trẻ đang bị viêm nhiễm bởi điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập

– Không để trẻ tiếp xúc với tiếng ồn mạnh gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ

– Cho trẻ bú sữa mẹ để giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Trường hợp trẻ bú sữa công thức, mẹ điều chỉnh tư thế cho trẻ bú sao cho phù hợp, lưu ý chỉ cho trẻ bú ở tư thế ngồi và nhớ giúp trẻ ợ hơi sau khi bú

– Hạn chế cho trẻ ngậm vú giả, trường hợp bắt buôc phải dùng, nhớ chú ý thời gian và không cho trẻ ngậm quá lâu

– Tiêm vắc xin ngừa phế cầu hoặc vắc xin ngừa cúm để đề phòng viêm tai giữa cũng như các bệnh lý hô hấp khác

– Trường hợp ở tai trẻ có dị vật rơi vào tai thì cần đưa trẻ đi gặp các bác sĩ Chuyên Khoa Tai Mũi Họng để được gắp dị vật ra ngoài

Dấu hiệu của viêm tai giữa ở trẻ

Bác sĩ đang công tác tại Khoa Nhi- Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là những bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao

Hi vọng rằng với những thông tin trên, bố mẹ đã nắm được các kiến thức hữu ích về bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh để qua đó có thể chủ động phòng ngừa và điều trị sớm.

Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc luôn được đánh giá là một trong những khoa uy tín nhất bệnh viện. Không chỉ là nơi quy tụ nhiều bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Nhi khoa từng làm việc tại các bệnh viện lớn và có nhiều năm kinh nghiệm, khoa Nhi Thu Cúc còn chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất bằng việc trang bị máy móc và những thiết bị hiện đại, tân tiến để có thể đáp ứng nhu cầu thăm khám ở mọi lứa tuổi. Ngoài ra thì khoa Nhi cũng luôn chủ động phối hợp với hầu hết các khoa khác như Tai-Mũi-Họng để có thể kịp thời phát hiện, chẩn đoán các bệnh lý như: Viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi xoang. Bên cạnh đó, với phương châm “Thăm khám tận tình – Hạn chế khán sinh”, các bác sĩ tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh để có thể xây dựng phác đồ điều trị đảm bảo  sức khỏe của con yêu một cách tốt nhất.