Đậu nành phân lập là gì

SKĐS - Hiện nay, chất lượng bữa ăn chính hằng ngày cho con trẻ đã được nhiều gia đình đầu tư đúng mức về lượng và chất nhưng chất lượng bữa ăn phụ [cũng rất quan trọng với sự phát triển của trẻ] còn bị bỏ ngõ.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia sẽ chia sẻ các vấn đề xoay quanh bữa phụ hoàn hảo để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.

Bữa phụ nên giàu Protein và đảm bảo “tốt cho tim mạch”

Cholesterol xấu, chất béo bão hòa, muối… là những nguy cơ cao đe dọa sức khỏe tim mạch. Cả hai yếu tố này đều có khá nhiều trong các loại thịt, cá, trứng và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Đây cũng là những loại nguyên liệu, thức ăn phổ biến trong các bữa chính và bữa phụ của trẻ hiện nay.

Nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu hằng ngày của trẻ cần được cung cấp đủ Protein [đạm] nhưng cần tránh nguy cơ cholesterol xấu và chất béo bão hòa. Do đó, ngoài việc đảm bảo đủ Protein, các gia đình nên đảm bảo cân bằng giữa Protein động vật [thịt, cá, trứng] và Protein thực vật [các loại đậu, hạt…] vì Protein thực vật sẽ giúp tránh nguy cơ cholesterol xấu và chất béo bão hòa.

Các cholesterol xấu và chất béo bão hoà có nhiều trong các loại thịt, trứng, cá có thể dẫn đến nguy cơ tim mạch

Trong các loại Protein thực vật, đậu nành được đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng, phổ biến, dễ chế biến và chi phí hợp lý. Đạm đậu nành cũng là loại đạm được nhiều tổ chức tim mạch khuyên dùng vì hạn chế tối thiểu chất béo bão hòa, cholesterol xấu. Đạm đậu nành còn chứa nhiều loại dưỡng chất thực vật tốt cho sức khỏe. Nên dùng loại bột đạm đậu nành phân lập [không bị đột biến gen GMO], được trồng trên các trang trại hữu cơ sạch, giàu hàm lượng đạm chất lượng cao.

Theo Hiệp hội tim mạch thế giới, tiêu thụ 47gr đậu nành mỗi ngày giúp giảm 13% lượng cholesterol xấu, giảm thiểu nguy cơ tim mạch [1]

Làm thế nào để có bữa phụ lành mạnh từ bột Protein đậu nành:

Sau đây là 3 lời khuyên để giúp các bậc phụ huynh thiết kế được cho con một bữa phụ hoàn hảo từ bột Protein đậu nành:

Chế biến với hàm lượng phù hợp và tránh pha thêm chất bột đường, muối:

- Nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ không tốt cho cơ thể. Theo Tổ chức Y Tế Thế giới [WHO], một ngày con trẻ không nên nạp quá 6 muỗng đường.

- Vì thế phụ huynh nên chọn những sản phẩm bột Protein đậu nành không trộn chất tạo ngọt, phụ gia và chất bảo quản. Đôi khi mùi vị không hấp dẫn như các loại nước ngọt hay nước giải khát khác, nhưng chúng được phát triển trên nền tảng khoa học, giữ nguyên trạng thái đậu nành tự nhiên và không pha tạp đường để phục vụ tốt nhất cho sức khỏe con người.

- Trẻ em cần  36-40g  Protein/ngày, con  số  này ở  trẻ vị thành  niên  là 50-56g Protein/ngày. Cha mẹ nên tìm hiểu rõ khẩu phần và hàm lượng dinh dưỡng tương ứng để cung cấp đủ và cân bằng. Trong trường hợp trẻ chỉ cần 1 bữa phụ thì có thể dùng 2 muỗng bột  Protein đậu nành 24g [tương đương 10g hàm lượng Protein].

Đa dạng về về hương vị và hấp dẫn về hình thức:

Để tránh cảm giác ngấy, ngán cho trẻ, phụ huynh nên thu hút trẻ bằng cách đa dạng hóa trong việc chế biến các món ăn từ bột Protein đậu nành để tăng sự yêu thích của trẻ, xây dựng thói quen thực hành dinh dưỡng lành mạnh trong từng bữa ăn hằng ngày. Có thể pha thêm hương vị sô-cô-la hoặc pha cùng trái cây, sữa khi chế biến các món ngon với bột Protein đậu nành.

Bữa được chế biến nhanh, hấp dẫn từ bột protein đậu nành hương vị Sô-cô-la thơm ngon tại hứng thú cho trẻ

Bữa  phụ nên giàu dinh dưỡng nhưng đơn giản và ngon miệng hấp dẫn trẻ sử dụng mỗi ngày:

Trong bữa sáng, các gia đình thường không có nhiều thời gian để chuẩn bị bữa sáng bằng thức ăn tươi nên phụ huynh có thể sử dụng bột Protein đậu nành kết hợp với các loại bánh, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng mà lại ngon miệng. Xen giữa bữa trưa và bữa tối, phụ huynh nên giúp bé bổ sung dinh dưỡng và năng lượng bằng các loại sinh tố trái cây cùng với bột Protein đậu nành. Trước khi đi ngủ, một ly bột Protein đậu nành pha cùng nước ấm sẽ giúp trẻ bổ sung hoàn thiện đạm cho cả ngày và giúp bé ngủ ngon hơn.

[1] Nguồn: //www.world-heart-federation.org/cardiovascular-health/cardiovascular- disease-risk-factors/diet/


Chủ Đề