Dđề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

2. Hình thức nộp hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ở Việt Nam:

  1. Trực tiếp: Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước 49 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  2. Dịch vụ bưu chính: Qua đường bưu điện [dịch vụ bưu chính công ích] đến Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Thời gian xử lý hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ở Việt Nam:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do.

4. Lệ phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ở Việt Nam: 10,000,000 đồng.

//binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-noi-bat/ho-so-de-nghi-cap-giay-phep-hoat-dong-cung-ung-dich-vu-trung-gian-thanh-toan-23487.html ////i0.wp.com/binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/dvc/2020_09/thanh-toan-trung-gian.png

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Ảnh minh họa

Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ?

Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP, các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức.

2. Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức.

3. Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng.

4. Điều kiện về nhân sự:

Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc [Giám đốc] của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.

Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm.

5. Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm: Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố; quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?

Cũng theo khoản 2 Điều 16 của Nghị định này, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định.

2. Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị [hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức] thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

3. Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

4. Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác.

5. Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch, bản sao chứng thực các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc [Giám đốc], Phó Tổng Giám đốc [Phó Giám đốc] và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

6. Giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức [bản sao chứng thực]./.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người lại ngày càng tăng cao. Đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay, con người muốn chi tiêu nhiều hơn nhưng không cần sử dụng đến tiền mặt thì các loại hình thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến. Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán. Qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp các thông tin về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cũng như hướng dẫn các bạn độc giả cách thức để xin giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

I. Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không giấy phép có được không? Thực trạng hiện nay như thế nào?

NPLaw trả lời câu hỏi này như sau:

Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có giấy phép và được nhà nước chấp thuận. Ngoài ra, tổ chức thực hiện kinh doanh lĩnh vực này còn phải đáp ứng các điều kiện khác sẽ được NPLaw trình bày bên dưới.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, chủ thể tham gia gồm: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian và người sử dụng dịch vụ.

Chủ tài khoản là người đứng tên mở tài khoản. Đối với chủ tài khoản của tổ chức là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.

Nhà nước đã ban hành Nghị định 101/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 16/2019/NĐ-CP và Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 hướng dẫn về thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Số vốn tiền tệ có ở một thời điểm của chủ tài khoản được ghi nhận trong sổ sách kế toán ở trung gian thanh toán.

1.1. Các vấn đề cần lưu ý trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

  • Tổ chức phải thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử theo quy định pháp luật.
  • Tổ chức phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng các dịch vụ này.
  • Không được phép phát hành hơn 1 Ví điện tử cho 1 tài khoản.
  • Tổ chức phải có công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát theo thời gian thực hiện tổng số tiền của khách hàng trên các Ví điện tử.

II. Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy phép kinh doanh;
  • Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
  • Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật phải có bằng đại học trở lên hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại một trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật.

III. Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Bạn giúp NPLaw chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị;
  • Giấy phép kinh doanh;
  • Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị;
  • Đề án cung ứng dịch vụ;
  • Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật;
  • Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
  • Hồ sơ về nhân sự, bằng cấp chuyên môn và các giấy tờ liên quan khác.

IV. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

NPLaw hướng dẫn bạn về thủ tục cấp giấy phép như sau:

Bước 1: Bạn gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép [bao gồm 05 bộ] tới Ngân hàng Nhà nước.

Bước 2: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do.

V. Giải đáp thắc mắc về Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, chắc chắn không tránh khỏi những vướng mắc phát sinh. NPLaw xin giải đáp một số thắc mắc cơ bản mà các bạn độc giả thường thắc mắc nhất ngay dưới đây:

5.1. Thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

NPLaw sẽ trả lời cho bạn về thắc mắc này ngay sau đây: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5.2. Lệ phí xin Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Vấn đề được nhiều người quan tâm nhất khi thực hiện thủ tục này là chi phí bao nhiêu.

Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải trả phí, lệ phí khoảng 10.000.000 Đồng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

5.3. Xin Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bao lâu?

NPLaw giải đáp thắc mắc này của bạn như sau: Nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 60 làm việc ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trường hợp không đủ hồ sơ hoặc hồ sơ cần chỉnh sửa bổ sung thì hồ sơ sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn. Các bạn hãy lưu ý nhé.

VI. Dịch vụ xin giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục thực hiện xin Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một thủ tục khó khăn mà không phải ai cũng làm được, bạn nên có một đội ngũ tư vấn và hỗ trợ để tiến hành công việc được dễ dàng thuận lợi.

Trên đây là các thông tin cần thiết mà NPLaw cung cấp để trả lời cho câu hỏi mà nhiều người thường gặp phải. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn chuyên sâu hơn thông qua tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, email về các vấn đề pháp lý liên quan. Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc như soạn thảo, chuẩn bị bộ hồ sơ liên quan đến việc thực hiện thủ tục xin Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp cùng với phương châm “Lợi ích của bạn – Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.

Chủ Đề