Đề bài - bài 30 trang 59 sgk toán 9 tập 1

b] +] Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \[y=ax+b\] và \[y=a'x+b'\] là: \[ax+b = a'x+b'\]. Giải phương trình trên ta tìm được hoành độ giao điểm, thay hoành độ tìm được vào công thức hàm số tìm được tung độ giao điểm.

Đề bài

a] Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số sau:

\[y = \dfrac{1}{2}x + 2\]; \[y = -x + 2\]

b] Gọi giao điểm của hai đường thẳng \[y = \dfrac{1}{2}x + 2\] và \[y = -x + 2\]với trục hoành theo thứ tự là \[A, B\] và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là \[C\]. Tính các góc của tam giác \[ABC\] [làm tròn đến độ].

c] Tính chu vi và diện tích của tam giác \[ABC\] [đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét]

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a] Cách vẽ đồ thị hàm số \[y=ax+b,\ [a \ne 0]\]:Đồ thị hàm số \[y=ax+b \, \, [a\neq 0]\] là đường thẳng:

+] Cắt trục hoành tại điểm \[A[-\dfrac{b}{a}; \, 0].\]

+] Cắt trục tung tại điểm \[B[0;b].\]

Xác định tọa độ hai điểm \[A\] và \[B\] sau đó kẻ đường thẳng đi qua hai điểm đó ta được đồ thị hàm số\[y=ax+b \, \, [a\neq 0].\]

b] +] Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \[y=ax+b\] và \[y=a'x+b'\] là: \[ax+b = a'x+b'\]. Giải phương trình trên ta tìm được hoành độ giao điểm, thay hoành độ tìm được vào công thức hàm số tìm được tung độ giao điểm.

+] Đường thẳng \[y=ax+b\] giao với trục hoành tại điểm có tọa độ là \[A[-\dfrac{b}{a}; 0].\]

+] Tính tỷ số lượng giác của các góc, từ đó tính số đo góc.

c] Sử dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông để tính độ dài các cạnh:

\[\Delta{ABC}\] vuông tại \[A\] khi đó: \[BC^2 = AC^2+AB^2\]

+ Chu vi \[\Delta{ABC}\] là: \[C_{\Delta{ABC}}=AB + BC + AC\]

+ Diện tích\[\Delta{ABC}\] là: \[S_{\Delta{ABC}}=\dfrac{1}{2}.h.a\]

trong đó: \[h\] là độ dài đường cao, \[a\] là độ dài cạnh ứng với đường cao.

Lời giải chi tiết

a] Đồ thị được vẽ như hình dưới:

+] Hàm số \[y = \dfrac{1}{2}x + 2\]:

Cho \[x=0 \Rightarrow y=\dfrac{1}{2}.0 + 2=0+2=2 \Rightarrow M[0; 2]\].

Cho \[y=0 \Rightarrow 0=\dfrac{1}{2}.x + 2 \Rightarrow x=-4 \Rightarrow N[-4; 0]\].

Đồ thị hàm số\[y = \dfrac{1}{2}x + 2\] là đường thẳng đi qua hai điểm \[M[0; 2]\] và \[N[-4; 0]\]

+] Hàm số \[y = -x + 2\]:

Cho \[x=0 \Rightarrow y=0 + 2=2 \Rightarrow M[0; 2]\].

Cho \[y=0 \Rightarrow 0=-x + 2 \Rightarrow x= 2 \Rightarrow P[2; 0]\].

Đồ thị hàm số\[y = -x + 2\] là đường thẳng đi qua hai điểm \[M[0; 2]\] và \[P[2; 0]\]

b] +] Hoành độ điểm \[C\] là nghiệm của phương trình:

\[\dfrac{1}{2}x+2=-x+2\]

\[\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}x+x=2-2\]

\[\Leftrightarrow \dfrac{3}{2}x=0\]

\[\Leftrightarrow x=0\]

Do đó tung độ của \[C\] là: \[y=0+2=2\]. Vậy \[C[0; 2] \equiv M\].

+] Vì \[A\] thuộc trục hoành \[Ox\] nên tung độ của \[A\] bằng \[0\]. Thay \[y=0\] vào \[y=\dfrac{1}{2}x+2\], ta được:

\[0=\dfrac{1}{2}x+2\]

\[\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}x=-2\]

\[\Leftrightarrow x=-4\]

Vậy \[A[-4; 0] \equiv N\].

+] Vì \[B\] thuộc trục hoành \[Ox\] nên tung độ của \[B\] bằng \[0\]. Thay \[y=0\] vào \[y=-x+2\], ta được:

\[0=-x+2\]

\[\Leftrightarrow x=2\]

Vậy \[B[2; 0] \equiv P\].

Ta có được \[OA=4,\ OB=2,\ OC=2,\]\[ AB=OA+OB=4+2=6\].

Ta có: \[OB=OC\] nên tam giác \[COB\] vuông cân tại \[O\] [\[O\] là gốc tọa độ] nên: \[\widehat{B}=45^o\]

Dùng định nghĩa tỉ số lượng giác đối với tam giác \[AOC\] vuông tại \[O\], ta có:

\[\tan A=\dfrac{OC}{OA}=\dfrac{2}{4}=\dfrac{1}{2}\]

Thực hiện bấm máy tính, ta được: \[\widehat{A} \approx 27^o\]

Xét \[\Delta{ABC}\] có:\[\widehat{A}+ \widehat{B}+\widehat{C}=180^o\]

\[\Leftrightarrow \widehat{C}=180^o-\widehat{A}-\widehat{B}\]

\[\Leftrightarrow \widehat{C} \approx 180^o-27^o-45^o\]

\[\Leftrightarrow\widehat{C} \approx 108^o\]

c] Ta có: \[AB = 6 [cm]\]

Xét tam giác vuông \[OAC\] vuông tại \[O\], theo định lí Py-ta-go, ta có:

\[AC^2=AO^2+OC^2=4^2+2^2=16+4=20\]

\[\Rightarrow AC =\sqrt{20}=2\sqrt{5}[cm]\]

Xét tam giác vuông \[OBC\] vuông tại \[O\], ta có:

\[BC^2=BO^2+OC^2=2^2+2^2=4+4=8\]

\[\Rightarrow BC =\sqrt 8 = 2\sqrt{2}[cm]\]

\[\Delta{OAC}\] có \[CO \bot AB\] nên \[CO\] là đường cao ứng với cạnh \[AB\].

Chu vi tam giác là:

\[P=AB+BC+AC=6+2\sqrt{5}+2\sqrt{2} [cm]\]

Diện tích tam giác là:

\[S=\dfrac{1}{2}.OC.AB=\dfrac{1}{2}.2.6=6 [cm^2]\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề