Để phá âm mưu lập Xứ Thái tự trị của thực dân Pháp ta đã mở những chiến dịch nào

Là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần chỉ huy các chiến dịch và mang lại thắng lợi vang dội cho nhân dân Việt Nam.

Chiến dịch Việt Bắc [thu đông 1947]

Là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Chiến dịch này được xem là chiến thắng lớn đầu tiên của phe Việt Minh trong cuộc chiến, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của quân Pháp.

Chiến dịch do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng.

Toàn chiến dịch, Việt Minh tuyên bố đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 6.000 lính Pháp và lính Việt phục vụ Pháp, bắt hơn 270 lính. 18 máy bay bị bắn hạ, 16 tàu chiến, 38 ca nô bị đánh chìm, 255 xe các loại bị phá hủy. Việt Minh thu 2 pháo 105 mm, 7 pháo 75mm, 16 khẩu pháo 20mm, 337 súng các cỡ, 45 bazooka, 1600 súng trường, hàng chục tấn quân trang quân dụng. Việt Minh hoàn thành nhiệm vụ đề ra: phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bảo toàn và nâng cao sức chiến đấu của bộ đội chủ lực, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguồn: Internet

Chiến dịch Biên giới 1950

Là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ.

Chiến dịch Biên giới đã làm phá sản chiến lược quân sự chính trị của Pháp. Vòng vây biên giới bị đập tan, hành lang đông - tây bị chọc thủng, kế hoạch Reve cơ bản bị sụp đổ. Tổn thất hơn 8.000 lính trong 1 chiến dịch là một thất bại chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược thuộc địa của đế quốc Pháp. Mất quyền chủ động quân sự, Pháp cũng mất quyền chủ động về ngoại giao, chính trị.

Chiến dịch Trung Du [tháng 12 năm 1950]

Chiến dịch Trung du là một trong những cuộc tiến công lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam vào phòng tuyến trung du Bắc Bộ của quân Liên hiệp Pháp. Đây là một trong 3 chiến dịch lớn trong đông-xuân 1950-1951.. Trong đợt 1 của chiến dịch, Quân đội Nhân dân Việt Nam giành thắng lợi lớn tại cả hai mũi tiến công ở Vĩnh Phúc và Hải Ninh. Do đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng đã quyết định đặt thêm mục tiêu giải phóng thị xã Vĩnh Yên, một thị xã quan trọng chỉ cách Hà Nội, thủ đô được quy định trong Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946.

Tuy không thành công trong việc lấy lại Vĩnh Yên [vốn không được đề ra trong kế hoạch tác chiến ban đầu], nhưng QĐNDVN đã giành được những thắng lợi lớn: đánh thiệt hại nặng binh đoàn cơ động của Pháp, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 5.000 quân viễn chinh, với hơn 2.000 bị bắt sống. Trong đó, mặt trận Vĩnh Phúc đã diệt và làm bị thương 2.565, bắt 1.577. Nhiều hội tề tan rã.QĐNDVN đã tiêu diệt và bức rút 32 vị trí và tháp canh, thu hồi một số lượng lớn vật tư chiến tranh, đặc biệt là 1.478 súng các loại có thể trang bị cho một trung đoàn mạnh.

Chiến dịch Đông Bắc [năm 1951]

Chiến dịch Đông Bắc [còn gọi là chiến dịch Hòa Bình [10 tháng 12 năm 1951 - 25 tháng 2 năm 1952] là chiến dịch tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam [Việt Minh] ở khu vực tại thị xã Hoà Bình-Sông Đà-Đường 6 [cách Hà Nội khoảng 40 – 60 km về phía tây] dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhằm diệt sinh lực địch, đánh bại kế hoạch chiếm đóng Hoà Bình của Pháp, phá phòng tuyến Sông Đà [hướng chủ yếu] và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ. Sau chiến dịch, Việt Minh tuyên bố loại khỏi chiến đấu 21.249 quân Pháp và chư hầu, trong đó có 14.030 chết hoặc bị thương, 7219 bị bắt.

Chiến dịch Tây Bắc [tháng 9 năm 1952]

Chiến dịch Tây Bắc [từ 14 tháng 10 đến 10 tháng 12 năm 1952] là chiến dịch tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên hướng Tây Bắc Việt Nam nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, giải phóng một bộ phận đất đai, làm thất bại ý đồ của thực dân Pháp lập “Xứ Thái tự trị”.

Chiến dịch do Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh chiến dịch, Hoàng Văn Thái làm Tham mưu trưởng, Nguyễn Chí Thanh làm Chủ nhiệm chính trị, Trần Đăng Ninh làm Chủ nhiệm cung cấp hậu cần.

“Chiến dịch Thu Đông 1952 đã thành công vượt mức dự kiến.” Hướng Tây Bắc, QĐNDVN đã tiêu diệt và bắt 6.029 quân Pháp và chư hầu; ngoài ra còn thu được thắng lợi quan trọng ở Phú Thọ, tiêu diệt 1.711, bắt 173. Toàn chiến dịch, QĐNDVN đã xóa bỏ và chiếm 85 vị trí, thu 3.785 súng các loại, 90 máy vô tuyến điện, 1459 dù, mở rộng kiểm soát thêm 28.000 km2 với 250.000 dân trong đó có thị xã Sơn La và toàn tỉnh Sơn La [trừ Nà Sản]. Ở đồng bằng Liên khu 3, tiêu diệt 12 vị trí cỡ đại đội, diệt 4.031 quân Pháp và chư hầu, bắt 1.746, mở rộng nhiều khu căn cứ ở tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng, nối liền vùng kiểm soát Tây Bắc với căn cứ địa Việt Bắc và Thượng Lào, giữ vững thế chủ động tiến công, làm thất bại âm mưu mở rộng chiếm đóng của Pháp.

Chiến dịch Thượng Lào [tháng 4 năm 1953]

Chiến dịch Thượng Lào [13.4-18.5.1953] là chiến dịch tiến công của QĐNDVN phối hợp với quân đội Pathét Lào trên địa bàn hai tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng [Thượng Lào] nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân đội Pháp, giải phóng đất đai, mở rộng căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào.

Sau chiến dịch, liên quân Lào-Việt diệt và bắt gần 2.800 quân Pháp, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì với diện tích hơn 4.000km2 và hơn 300.000 dân; mở rộng căn cứ kháng chiến của Lào, nối liền với vùng Tây Bắc VN.

Chiến dịch Điện Biên Phủ [tháng 3 - 5 năm 1954]

Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu [nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên], giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam [QĐNDVN] và quân đội Liên hiệp Pháp [gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam].

Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận. Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của QĐNDVN. Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này.

Đối với thực dân Pháp, trận này là một thất bại thảm hại và bất ngờ. Mặc dù đã chiến đấu nhiều năm và về sau còn được Hoa Kỳ trợ giúp đắc lực, Pháp đã không thể bình định Việt Nam. Thảm bại này khiến cho họ không còn nhân lực và ý chí để mà tiếp tục ứng chiến. Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Geneve bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

Sau chiến dịch này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Dân tộc ta có thể tự hào rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta đã chứng minh một chân lý vĩ đại. Chân lý đó là trong thời đại ngày nay một dân tộc thuộc địa bị áp bức, khi đã biết đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến đấu cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược hùng mạnh của một nước đế quốc chủ nghĩa."

Nguồn: Tin Mới

Nhân dân các dân tộc Mường, Thái của tỉnh tham gia tiếp tế lương thực cho chiến dịch Lê Lợi [1949 - 1950] tại chiến trường Hòa Bình. Ảnh: T.L

[HBĐT] - Trước thế bao vây của địch, vào thu - đông năm 1949, Trung ương và Bác Hồ đã chỉ đạo Liên khu 3 mở chiến dịch Lê Lợi nhằm đánh tan hành lang đông - tây của địch tại Hòa Bình, khai thông đường liên lạc từ Liên khu 4 lên Việt Bắc, đập tan âm mưu lập xứ Mường tự trị, giải phóng một phần lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào kháng chiến ở Hòa Bình, Liên khu 3, Liên khu 4 phát triển. Với ý nghĩa đó, Hòa Bình đã trở thành chiến trường trọng điểm của chiến dịch.

Ngày 25/11/1949, chiến dịch Lê Lợi bắt đầu. Ngay đêm đầu, lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chủ lực liên khu tiến công hàng loạt vị trí chiếm đóng của địch trên tuyến sông Đà, quốc lộ 6, quốc lộ 12 thuộc các huyện Mai Đà, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và thị xã Hòa Bình. Trong đợt tấn công đầu tiên quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn đồn Riệc, Mó Hém, Suối Rút, bức rút và phá hủy đồn Đồng Bến trên quốc lộ 6. Bộ đội địa phương và dân quân, du kích đã chặn đánh địch tiếp viện trên các tuyến đường, nhân dân nổi dậy phá tề, lập lại chính quyền nhân dân.

Sau trận đầu chiến thắng, các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân, du kích tiếp tục bao vây và tấn công các vị trí còn lại của địch. Nhiều đồn giặc trên tuyến đường 12 bị bao vây không có đường rút lui, đẩy địch vào thế bị cô lập đã phải xin tiếp tế lương thực, vũ khí bằng máy bay. Cùng với đó, bộ đội địa phương cùng dân, quân du kích Kỳ Sơn liên tiếp tiêu diệt 3 vị trí địch ở các đồn Rậm, Mát, Máy ngoại vi thị xã. Tại Mai Châu, bị quân ta đánh mạnh ở Vạn Mai, buộc địch phải rút chạy về Đồng Uống [Mai Hạ].

Trước sức tiến công của ta, để tránh bị tiêu diệt, quân Pháp ở các đồn trên tuyến QL 15, QL 12 phải rút chạy về Hòa Bình, Cao Phong, Vụ Bản. Đến ngày 30/12/1949, huyện Mai Châu, Đà Bắc và một số xã thuộc huyện Lạc Sơn được giải phóng.

Chiến dịch Lê Lợi kết thúc vào cuối tháng 1/1950 với thắng lợi to lớn. Ta đã bức rút 23 vị trí địch chiếm đóng, tiêu diệt 876 tên, phá hủy 37 xe vận tải, thu hàng trăm súng cùng nhiều quân trang, đạn dược. Giải phóng một khu vực rộng lớn khoảng 2.000 km2 gồm toàn bộ huyện Mai Đà và một số xã của huyện Lạc Sơn. Chiến thắng này cũng đã góp phần phá vỡ “phòng tuyến sông Đà”, “hành lang đông - tây” của địch. Thắng lợi quan trọng nhất trong chiến dịch là ta đã làm thất bại âm mưu lập “xứ Mường tự trị” của Pháp ở Hòa Bình và đánh đổ hoàn toàn chế độ nhà Lang được phục hồi dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng. Buộc chính quyền bù nhìn Bảo Đại xóa bỏ bộ máy “xứ Mường tự trị” ở Hòa Bình. Đồng thời cũng đã khẳng định được sự trưởng thành, lớn mạnh của LLVT địa phương trong chiến đấu.

Với thất bại nặng nề trong chiến dịch Lê Lợi và tiếp đó là thất bại trong chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950, Pháp không đủ sức duy trì lực lượng chiếm đóng Hòa Bình. Do vậy, đầu tháng 11/1950, địch bắt đầu rút quân khỏi Hòa Bình. Đến ngày 8/11/1950, quân Pháp rút khỏi 2 vị trí chiếm đóng cuối cùng của địch tại Hòa Bình là Rổng và Đồng Bái thuộc huyện Lương Sơn. Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, sau thất bại liên tiếp trong chiến dịch Lê Lợi và chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950 đã buộc quân Pháp phải rút khỏi Hòa Bình. Từ cuộc rút chạy của giặc Pháp, tỉnh Hòa Bình đã được giải phóng lần thứ nhất.  

[Còn nữa]

Bài tiếp theo: Trung đoàn 12 Tỉnh đội Hòa Bình - Nòng cốt cho toàn dân đánh giặc

                                                                     Mạnh Hùng

Video liên quan

Chủ Đề