Đề tài của truyện ngắn làng là gì?

Truyện ngắn Làng viết về đề tài gì?


Câu 94053 Nhận biết

Truyện ngắn Làng viết về đề tài gì?


Đáp án đúng: b


Phương pháp giải

Vài nét cơ bản về tác phẩm Làng --- Xem chi tiết

...

Answers [ ]

  1. Đề tài : Yêu quê hương, đất nước

    Chủ đề : Tp viết về tình yêu làng, tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của ng nông dân buộc phải rời làng, đi tản cư. Qua đó tác giả muốn khẳng định tinh thần yêu nước và tinh thần kháng chiến sẽ chi phối thống nhất bao trùm lên mọi tình cảm khác trong con người thời kháng chiến

    Đánh giá *

  2. Đề tài: Tình Yêu quê hương, đất nước.

    Chủ đề : Tác phẩm này viết về tình yêu làng, tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của ng nông dân buộc phải rời làng, đi tản cư.

    Qua đó, tư tưởng là: tác giả muốn khẳng định tinh thần yêu nước và tinh thần kháng chiến sẽ chi phối thống nhất bao trùm lên mọi tình cảm khác trong con người thời kháng chiến.

II. tự luận


Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Đề số 20 I. trắc nghiệm
Bài tập 1 1. Làng của Kim Lân thuộc thể loại gì ? Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý đúng nhất.
A. Truyện B. Truyện vừa
C. Truyện ngắn D. Truyện dài
2. Làng của Kim Lân viết về đề tài gì ?
A. Ngời nông dân B. Ngời trí thức
C. Ngời chiến sĩ D. Cả A, B, C đều sai.
3. Nhận định nào sau đây nhận xét đầy đủ, ®óng nhÊt vỊ x©y dùng cèt trun cđa Kim L©n trong
Làng ? A. Truyện thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí, xây dựng tình huống bên trong nội tâm
nhân vật, làm rõ chủ đề tác phẩm. B. Truyện thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lí, không xây dựng trên các biến cố, sự
kiện bên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lí, từ đó làm rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
C. Truyện đợc xây dựng trên các biến cố, sự kiện bên ngoài, từ đó làm rõ chủ đề văn bản.
4. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tính cách ông Hai trong tác phẩm Làng ?
44
B. Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian. C. Thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với lãnh tụ.
D. Cả A, B, C.
5. Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện
Làng của Kim Lân ? Khoanh tròn vào chữ cái câu em chọn. A. Sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ ngời nông dân.
B. Có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu giữa ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ trần thuật. C. Ngôn ngữ trong truyện vừa có nét chung của ngời nông dân, vừa đậm cá tính nhân vật.
D. Ngôn ngữ giàu màu sắc tình cảm, biểu cảm.
6. Tâm lý nhân vật chính- ông Hai trong tác phẩm Làng đợc tác giả miêu tả bằng cách nào?
Khoanh tròn chữ cái câu em chọn. A. Bằng hành động cử chỉ
B. Bằng lời đối thoại C. Bằng lời độc thoại
D. Cả A, B, C.
7.
Hình thức độc thoại của nhân vật trong văn bản tự sự có hai hình thức biểu hiện : độc thoại ; độc thoại nội tâm. Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
8. Đọc các câu sau và cho biết câu nào không phải là câu độc thoại ? Khoanh tròn chữ cái ở
đầu câu. A.
Hà, nắng gớm, về nào... B.
Các ông , các bà ở đâu ta lên đấy ạ ? C.
Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nớc để nhục nhã thế này
D. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ?
Bài tập 2
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu ở phía dới : Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi
tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo... Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thờng ngày.
- Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giờng không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à ? - Gì ?
Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy ngời ta đồn...
Ông lão gắt lên : - Biết rồi
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt. Kim Lân,
Làng

1. Nghệ thuật nổi bật trong ba dòng đầu là:


Phân tích tác phẩm Làng – Kim Lân

1. Kiến thức cần nhớ.

a. Tác giả

– Kim Lân tên là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Hà Bắc.

– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.

– Kim Lân am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân. Truyện của ông hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân

=>Chính hai đặc điểm trên đã tạo nên thành công của tác giả trong truyện Làng.

Nhà văn Kim Lân – tác giả truyện ngắn Làng

b. Hoàn cảnh sáng tác:

– Truyện Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

Xem thêm>>>Hướng dẫn phân tích bài thơ Bếp Lửa – Bằng Việt

2. Truyện Làng có những đặc điểm cần lưu ý sau:

– Truyện Làng khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương đất nước. Đây là một tình cảm mang tính cộng đồng. Nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung ấy trong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một con người. Trở thành một nét tâm lý sâu sắc ở nhân vật ông Hai. Vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng cá nhân, in rõ cá tính của nhân vật.

– Truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lý, không xây dựng trên các biến cố, sự kiện bên ngoài. Mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, miêu tả các diễn biến tâm lý, từ đó làm nổi rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

– Những biện pháp nghệ thuật chính để miêu tả nhân vật ông Hai – nhân vật chính của truyện:

+ Miêu tả nội tâm

+ Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại

Văn bản “làng” đã kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Tự sự là chính vì câu chuyện được triển khai theo hệ thống các sự việc.

Truyện được kể theo ngôi thứ ba. Nó đảm bảo tính khách quan của những cái được kể, gợi cảm giác chân thực cho người đọc.

Tình huống cơ bản của truyện là khi ở nơi tản cư lúc nào cũng da diết nhớ về làng và tự hào về nó thì bỗng nghe được tin làng mình đã lập tề theo giặc. Chính tình huống ấy đã cho thấy lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến đã bao chùm và chi phối tình cảm quê hương ở ông Hai. Đồng thời làm bộc lộ sâu sắc và cảm động tình yêu làng, yêu nước ở ông.

Tranh vẽ một ngôi làng ở miền quê

3. Tóm tắt

Trong kháng chiến, Ông Hai – người làng chợ Dầu, buộc phải rời làng. Sống ở nơi tản cư, lòng ông luôn day dứt nhớ về quê hương. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc tin rồi nghe lỏm chẳng xót một câu nào về tin tức của làng. Bao nhiêu là tin hay về những chiến thắng của làng … ruột gan ông lão cứ múa cả lên, trong đầu bao nhiêu ý nghĩ vui thích.

Tại quán nước đó, ông Hai nghe tin làng Dầu làm việt gian theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Về nhà ông nằm vật ra giường nhìn lũ con, nước mắt cứ trào ra. Lòng ông đau xót và nhục nhã khôn cùng. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà. Nghe bất cứ ai nói chuyện gì, ông cũng nơm nớp lo sợ, sợ rằng người ta nói chuyện ấy… Bà chủ nhà đã đuổi khéo vợ chồng con cái nhà ông. Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc: không thể bỏ về làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Cũng không thể đi đâu khác vì không đâu người ta chứa người làng chợ Dầu. Ông cảm thấy nhục nhã xấu hổ, chỉ biết tâm sự với đứa con về nỗi oan ức của mình.

Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới vui vẻ và phấn chấn, ông cứ múa cả hai tay lên mà đi khoe với mọi người: Nhà ông bị giặc đốt, làng ông bị giặc phá. Và ông lại tiếp tục sang nhà bác Thứ để khoe về cái làng của mình.

4. Phân tích tình yêu làng hoà quyện với tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả.

Kim Lân đã rất hiểu và thể hiện thành công tình cảm yêu làng quê qua nhân vật ông Hai – một người nông dân chất phác. Tình yêu làng của ông Hai rất đặc biệt và cách thể hiện tình yêu ấy cũng rất độc đáo.

a. Tình yêu quê hương của người nông dân ấy đã bộc lộ khá sâu sắc ở phần đầu truyện:

Suốt cuộc đời ông sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương vậy mà vì giặc ngoại xâm, ông Hai phải rời làng đi tản cư.

Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, cứ “ nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng quá.

– Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.

– Ông tìm nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. Nghe được nhiều tin hay , những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên, náo nức, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc.

=> Đó là biểu hiện tình yêu làng của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của làng quê

b. Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay gắt để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.

Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư qua vùng ông.

– Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy”. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Niềm tự hào về làng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay cũng đã lại quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như chết mất một nửa.

– Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”. Về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

– Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ây”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam –nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

=> Tác giả đã diễn tả rất cụ thể, sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật: nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.

– Nhưng chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ông Hai lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹn đến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Quê hương đáng yêu, đang tự hào…

Nhưng giờ đây…. dường như mới chỉ nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn đắng lại. Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dội trong lòng ông. Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua trong đầu: Hay là quay về làng. Nhưng rồi ông cảm thấy “rợn cả người”. Ông đã từng nhớ làng da diết, từng ao ước được trở về làng. Nhưng “vừa chớm nghĩ, lập tức ông lão phản đối ngay” bởi vì “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cuối cùng ông đã quyết định: “không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy,tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước.

– Chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đối với ông Hai lúc bấy giờ là cuộc kháng chiến. Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc nhưng trong cõi thẳm sâu của tấm lòng, người nông dân ấy vẫn hướng về kháng chiến. Vẫn tin ở những điều tốt đẹp, cố giữ cho tâm hồn không vẩn đục, để đón đợi một điều gì đỡ đau đớn, tuyệt vọng hơn.

+ Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông như nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Phải chăng, trong tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn khi nghe tin quê hương rời xa công việc chiến đấu chung của đất nước bấy giờ? T

âm sự với đứa con, ông Hai muốn bảo con nhớ câu “nhà ta ở làng chợ Dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ đám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ đám đơn sai”.

– Đến khi biết đích xác làng Dầu yêu quý của ông không phải là làng Việt gian, nỗi vui mừng của ông Hai thật là vô bờ bến: “ông cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”, mặt ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời, vậy mà ông sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như một niềm hạnh phúc thực sự của mình. Đó là nỗi lòng sung sướng trào ra hồn nhiên như không thể kìm nén được của người dân quê khi được biết làng mình là làng yêu nước dẫu cho nhà mình bị giặc đốt. Tình yêu làng của ông Hai thật là sâu sắc và cảm động.

Một ngôi nhà bị giặc đốt ở Mỹ Lai

=>Trong hoàn cảnh toàn dân đang hướng tới cuộc kháng chiến chống pháp, bảo vệ độc lập dân tộc, ông Hai đã biết đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu cá nhân của mình với làng chợ Dầu, ông dành tất cả cho cách mạng. Đó chính là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung.

* Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt. Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Lòng yêu quê hương tha thiết của ông mãi là bài ca đẹp về một điển hình cho bao người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

Phân tích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

  • Dàn ý Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân [2 mẫu]
  • Bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân [17 mẫu]

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân

Dàn ý 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu về truyện ngắn Làng của Kim Lân.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh của ông Hai

  • Người dân làng chợ Dầu
  • Yêu làng nhưng vì hoàn cảnh phải rời xa làng để đi tản cư
  • Ông Hai luôn nhớ về làng chợ Dầu, nhớ về những ngày cùng anh em làm việc
  • Khoe với mọi người nơi tản cư về sự giàu đẹp, truyền thống đấu tranh của ngôi làng

* Tình huống bất ngờ:

- Làng chợ Dầu ông vẫn luôn thương nhớ, tự hào đi theo giặc.

--> Tình huống bất ngờ, éo le góp phần bộc lộ những vẻ đẹp bên trong con người ông Hai.

* Vẻ đẹp của ông Hai:

- Yêu làng, một lòng hướng về làng:

  • Luôn nghe ngóng thông tin về làng
  • Tự hào, kiêu hãnh về truyền thống đấu tranh của làng
  • Khi nghe tin làng theo giặc: cổ họng nghẹn ắng, giọng lạc đi, đau khổ dằn vặt

--> Cay đắng, tủi nhục khi nghe tin làng theo giặc.

  • Rạng rỡ, hạnh phúc khi nghe tin cải chính, chạy đi khoe khắp nơi về làng của mình

- Yêu nước, một lòng trung thành với cách mạng:

  • Đến phòng thông tin nghe tin tức về kháng chiến.
  • Nghe ngóng được những tin chiến thắng của quân ta “ruột gan cứ múa cả lên”.
  • Đứng về phía cách mạng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

3. Kết bài

  • Khái quát ngắn gọn giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
  • Liên hệ tới tình yêu nước, trách nhiệm với đất nước của thế hệ trẻ hiện nay.

Dàn ý 2

a] Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

  • Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 - 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc, gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân.
  • Làng [1948] đã thể hiện thành công vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam với làng, với nước trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

b] Thân bài

* Khái quát về tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Làng” được viết năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Nội dung cốt truyện: Ông Hai là một người vô cùng yêu quý làng quê mình vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc dù tuổi đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình ông buộc phải tản cư lên thị trấn Hiệp Hòa. Thế rồi một hôm ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, khi đó ông đã vô cùng đau khổ. Nhưng cho đến khi nghe tin cải chính về làng ông vui sướng đến mức đi khoe nhà ông bị đốt hết trong niềm tự hào.

* Luận điểm 1: Phân tích tình huống truyện

- Tình huống: Ông Hai luôn yêu và tự hào về làng của mình, nay nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

-> Tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông Hai, khác với suy nghĩ về một làng quê “tinh thần cách mạng lắm” của ông.

- Ý nghĩa của tình huống: Tình huống khiến diễn biến tâm trạng nhân vật thay đổi mạnh mẽ, thử thách lòng yêu làng và yêu nước của nhân vật ông Hai.

* Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai

- Tình yêu làng của ông Hai trước Cách mạng

  • Ông khoe về làng: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre...
  • Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử.

- Tình yêu làng của ông Hai sau Cách mạng.

+ Ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

- Diễn biến tâm trạng ông Hai:

  • Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
  • Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
  • Khi biết tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính.

- Đặc sắc nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân
  • Lời nói trần thuật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu theo lời nhân vật ông Hai [ngôi thứ 3]
  • Ngôn ngữ nhân vật của ông Hai vừa mang nét chung của người nông dân nhưng cũng mang điểm riêng biệt đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động
  • Giọng điệu trần thuật tự nhiên thân mật đôi khi dí dỏm của nhân vật.
  • Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

c] Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân

  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 1
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 2
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 3
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 4
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 5
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 6
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 7
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 8
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 9
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 10
  • Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 11

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng - Mẫu 1

Kim Lân đặt tên truyện là “Làng” [chứ không phải là “Làng Chợ Dầu”] vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp: tình yêu, gắn bó sâu nặng với quê hương, với đất nước. Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng gắn bó, hòa hợp với tình yêu nước của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.

Video liên quan

Chủ Đề