De tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng ngoại khoa

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: “Đánh giá thực trạng thực hành quy trình thay băng vết thương sau mổ của điều dưỡng khoa Ngoại và hộ sinh khoa Phụ sản bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng từ 03/5/2017 đến 31/7/2017”.

Mã số đề tài: CS/BVDP/17/06

Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Nguyễn Thị Hoan . Tel: 0973184826

Email:

Cơ quan chủ trì đề tài: Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng

Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Cử nhân Nguyễn Thị Thu Huế

Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2017 – tháng 9/2017.

1.Đặt vấn đề:

         Thay băng là biện pháp giữ cho vết thương sạch sẽ, nhanh liền, phòng chống nhiễm khuẩn, chảy máu. Thông qua việc thay băng, người điều dưỡng còn phát hiện được những bất thường của vết thương để kịp thời xử trí.Trong điều trị bệnh nhân sau phẫu thuật, thủ thuật thay băng giữ một vai trò quan trọng. Thay băng không đảm bảo quy trình kỹ thuật có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn vết mổ; để lại nhiều hậu quả như tăng thời gian điều trị, tăng chi phí điều trị ...cho người bệnh.

         Bệnh viện đa khoa Đan Phượng là bệnh viện hạng II với 330GB/230 GKH. Cùng với sự phát triển của bệnh viện, khoa Ngoại và Phụ sản cũng ngày càng lớn mạnh với số lượng người bệnh phẫu thuật trong những năm gần đây ngày một tăng. Cụ thể : Năm 2015, có tổng số 337 ca phẫu thuật ngoại khoa và 987 ca phẫu thuật sản phụ khoa. Năm 2016, có tổng số 549 ca phẫu thuật ngoại khoa và 1006 ca phẫu thuật sản phụ khoa.Với số lượng bệnh nhân phẫu thuật ngày càng tăng, số lượng vết thương cần thay băng càng nhiều,và đây cũng là hai khoa tập trung gần như toàn bộ thủ thuật thay băng của toàn bệnh viện.Tuy nhiên, từ trước đến nay tại bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực hành quy trình thay băng vết thương. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Đánh giá thực trạng thực hành quy trình thay băng vết thương sau mổ của điều dưỡng khoa Ngoại và hộ sinh khoa Phụ sản bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng từ 03/5/2017 đến 31/7/2017”

2.Mục tiêu đề tài:  Đánh giá thực trạng thực hành quy trình thay băng vết thương của điều dưỡng khoa Ngoại và hộ sinh khoa Phụ sản bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng.

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
  • Đối tượng nghiên cứu: Kỹ thuật thực hành quy trình thay băng vết thương trên thực tế của ĐDV và NHS khoa Ngoại, Phụ sản bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng.
  • Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu.
  1. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

4.1  Đặc điểm của ĐDV – NHS tham gia  nghiên cứu

  • Độ tuổi trung bình của điều dưỡng, nữ hộ sinh tham gia nghiên cứu là 28,8 tuổi, trong đó độ tuổi  từ 25 – 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 76% và thấp nhất là  36 – 40 tuổi (5%). Như vậy độ tuổi chung của ĐDV – NHS của cả hai khoa Ngoại và Phụ sản tương đối trẻ, đây là yếu tố thuận lợi trong công việc và sự sáng tạo.
  • 81% đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ giới, tính chung tỷ lệ

nữ : nam ≈ 4:1. Có sự khác biệt này có lẽ là do đặc thù  nghề điều dưỡng phù hợp với nữ hơn nam.

  • Thâm niên công tác của ĐDV - NHS là < 10 năm. Do sự phân công công tác tại khoa nên các trường hợp có thâm niên công tác > 10 năm không được chọn tham gia nghiên cứu.
  • Trong 21 ĐDV – NHS được đánh giá thực hành thay băng vết thương, trình độ trung cấp cao nhất 12 người (chiếm 57%). Trình độ cao đẳng 07 người (chiếm 33%) và ít nhất là trình độ đại học 02 người (chiếm 10%).

4.2Kết quả khảo sát thực trạng thay băng

4.2.1 Kết quả chuẩn bị dụng cụ thay băng

- 100% số lần quan sát có đủ dung dịch sát khuẩn vết thương theo quy định và 95% có đủ phương tiện thu gom chất thải theo quy định và đây cũng là con số của chuẩn bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh, bông gạc, găng tay vô khuẩn.

- 64% lượt thay băng không có cốc mới đựng dung dịch sát khuẩn vết thương (dùng lại). Điều này do cơ số hộp dụng cụ vô khuẩn của hai khoa chưa đủ, đồng thời cũng thể hiện sự dự trù đề suất của điều dưỡng trưởng chưa tốt.

- 35% lượt thực hành thay băng ĐDV- NHS không chuẩn bị lót nilon hoặc khay hạt đậu.

- Có tới 25% kỹ thuật thực hành thay băng ĐDV- NHS chuẩn bị sai (không ghi ngày pha hóa chất ) hoặc không chuẩn bị xô/chậu đựng hóa chất xử lý dụng cụ.        

 - 4% chuẩn bị chưa đúng hộp dụng cụ thay băng, 5% số lần TB người thực hiện không chuẩn bị găng tay vô khuẩn khi TB, trong khi bệnh viện trang bị đủ găng phục vụ cho công việc làm thủ thuật, 5% số lần quan sát, không mang theo xe để dụng cụ khi thay băng trong khi cả hai khoa đều được trang bị xe thay băng , một lần nữa chứng tỏ công tác chuẩn bị của một số cán bộ khi thay băng chưa tốt.

- Có 5% số lần quan sát thực hiện chuẩn bị bông gạc vô khuẩn chưa đúng (quá hạn sử dụng).

       4.2.2 Kết quả thực hành quy trình thay băng

  • Trong 384 kỹ thuật thực hành thay băng không có kỹ thuật thực hành thay băng nào ĐDV- NHS thực hiện đúng toàn bộ các bước của quy trình thay băng
  • 13% không rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ thay băng và 45% không vệ sinh tay sau khi bóc băng bẩn.
  • 9% rửa vết thương không đúng quy định , 5% không mang găng vô khuẩn khi thay băng. Các tỷ lệ này tuy không cao nhưng cũng phản ánh ý thức cũng như kiến thức của một số cá nhân thay băng chưa tốt .
  • 18% động viên giải thích chưa tốt, chưa đầy đủ hoặc không giao tiếp với bệnh nhân, đây cũng là hạn chế của một số cán bộ làm công tác điều dưỡng khi thay băng nói riêng và khi tiếp xúc với bệnh nhân nói chung.
  • Ơ35% lượt thay băng chưa có túi nilon lót dưới vùng thay băng, có lẽ nguyên  nhân là do không được trang bị đầy đủ.
  • 64% sử dụng lại dung dịch sát khuẩn của những lần thay băng trước .

      4.2.3 Kết quả xếp loại kết quả kỹ thuật thực hành quy trình thay băng

  • Trong tổng số 384 kỹ thuật thực hành thay băng vết thương được đánh giá, kỹ thuật thực hành thay băng VT đạt loại giỏi là 52/384 chiếm tỷ lệ thấp nhất 14%. Tỷ lệ kỹ thuật thực hành thay băng VT đạt loại khá là 274/384 chiếm tỷ lệ cao nhất 71%, còn lại là đạt loại trung bình chiếm 15%.

     4.2.4 Các lỗi thường gặp nhất trong chuẩn bị dụng cụ thay băng

  • Không mang xe thay băng khi đi thay băng (5%)
  • Không chuẩn bị tấm nilon lót dưới vùng thay băng hoặc khay hạt đậu (35%)
  • Xô chậu đựng chất khử khuẩn không đạt ( 25 %)

+ Không chuẩn bị

+ Có chuẩn bị (không ghi ngày sử dụng)

  • Không chuẩn bị găng tay vô khuẩn (5%)
  • Không chuẩn bị cốc đựng dung dịch sát khuẩn (64%).

     4.2.5 Các lỗi thường gặp nhất trong thực hành quy trình thay băng

  • Không rửa tay/SKTN khi chuẩn bị dụng cụ (13%)
  • Kiểm tra, thông báo, động viên, giải thích cho NB không đầy đủ (18%)
  • Không lót nilon hoặc đặt khay hạt đậu ở nơi thích hợp(35%)
  • Không SKTN sau khi bóc băng bẩn (45%)
  • Sử dụng lại dung dịch SK đã dùng cho BN trước (64%).

5.Kết luận

  • Qua kết quả nghiên cứu trên nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết luận sau:

+ 14 % số lần thay băng được quan sát đạt loại Giỏi

+71 % số lần thay băng đạt loại Khá

+15 % số lần thay băng đạt loại Trung bình

Không có lần thay băng nào đạt 100% tiêu chí (30 điểm)

  • Sai sót tập trung chủ yếu vào các động tác: không vệ sinh tay sau khi bóc băng bẩn (45%), sử dụng lại dung dịch sát khuẩn của những lần thay băng trước (64%), không mang xe khi thực hiện thay băng (5%) nên không đầy đủ phương tiện thực hiện và thu gom rác thải .

6.Kiến nghị

7.1 Đối với hai khoa Ngoại và Phụ sản

  • Tăng cường và duy trì có hiệu quả công tác đôn đốc, giám sát, kiểm tra của các cấp quản lý đặc biệt là trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa trong việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nói chung và quy trình thay băng vết thương nói riêng.
  • Công tác đào tạo lại và đào tạo tại chỗ cần được đẩy mạnh, duy trì liên tục tại mỗi khoa, nhằm củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ cho cán bộ khi thực hiện kỹ thuật chuyên môn.
  • Điều dưỡng trưởng khoa cần sát sao trong việc lập dự trù vật tư, trang thiết bị để đảm bảo công tác chuyên môn (bộ dụng cụ thay băng ...).
  • Việc hấp sấy dụng cụ phải được lưu vào sổ theo dõi và từng bước bổ sung đủ dụng cụ để hấp sấy tập trung tại khoa KSNK.

6.2Đối với bệnh viện

  • Bệnh viện trang  bị thêm cốc đựng dung dịch sát khuẩn, bộ dụng cụ thay băng, xe tiêm, xe thay băng đạt chất lượng.

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài                                Chủ nhiệm đề tài

                                                                                            Nguyễn Thị Hoan