Đề thi học sinh giỏi hóa lớp 9 thành phố hà nội 2022-2022

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Lời giải đề thi HSG Toán 8, huyện Đức Thọ năm học 2021-2022
  • Lời giải đề thi HSG Toán 9, tỉnh Bắc Giang năm học 2021-2022
  • Lời giải đề thi HSG Toán 9, tỉnh Quảng Ninh năm học 2021-2022
  • Lời giải đề thi HSG Toán 9, tỉnh Bắc Ninh năm học 2021-2022
  • Đáp án thi HSG tiếng Anh 9, tỉnh Hà Tĩnh năm học 2021-2022
  • Đáp án thi HSG Lịch sử 9, tỉnh Hà Tĩnh năm học 2021-2022
  • Đáp án thi HSG Ngữ văn 9, tỉnh Hà Tĩnh năm học 2021-2022
  • Đáp án thi HSG Sinh học 9, tỉnh Hà Tĩnh năm học 2021-2022
  • Đề thi HSG Hóa học 9, tỉnh Hà Tĩnh năm học 2021-2022
  • Đề thi HSG Vật lí 9, tỉnh Hà Tĩnh năm học 2021-2022

2
226 KB
3
324

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM HỌC 2020-2021 Môn : HOÁ HỌC Ngày thi: 13/01/2021 Bài I [4 điểm] 1. Hình vẽ dưới đây mô tả phương pháp điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm: a] Tại sao không dùng dung dịch H2SO4 thay cho dung dịch HCl? b] Để thu được khí CO2 tinh khiết, phải cho dòng khí thu được lần lượt qua bình 1 và bình 2 đựng chất gì? Giải thích? 2. Cho các chất: NaHCO3; Al[OH]3; KHSO4 ; NH4HCO3 lần lượt tác dụng với dung dịch Ba[OH]2 dư. Viết các PTHH xảy ra. Bài II [4 điểm] 1. Viết PTHH xảy ra trong các thí nghiệm sau: a] Hoà ta FeCl2 vào nước rồi thêm H2SO4 loãng dư, sau đó thêm dung dịch KMnO4 dư thấy có khí màu vàng lục thoát ra. b] Hoà tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được khí X mùi hắc và dung dịch Y. Sục khí X vào dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4 đều thấy các dung dịch này bị nhạt màu. 2. Axit sunfuric đặc có tính háo nước, nó có thể lấy nước từ 1 số hợp chất hữu cơ. Trong quá trình than hoá saccarozơ [C12H22O11] có hình thành hỗn hợp X gồm 2 khí. a] Viết PTHH giải thích sự hình thành hỗn hợp khí X. b] Trình bày phương pháp hoá học chứng minh sự có mặt của các khí có trong hỗn hợp X. c] So sánh quá trình làm khô và quá trình than hoá bằng H2SO4 đặc. Bài III [4 điểm] 1. Cho 27,92 gam hỗn hợp X gồm CaCO3, KHCO3 và KCl tác dụng hết với 350 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 3,584 lít khí Z [đktc]. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được m gam kết tủa. Viết PTHH xảy ra và tìm giá trị của m. 2. Cho 31,2 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 với tỉ lệ mol 1: 1 tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thu được dung dịch X. Cho m gam Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng kết thúc thu lấy phần dung dịch [dung dịch Y]. Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 30 gam chất rắn T. Tìm giá trị của m. Bài IV [4 điểm] 1. Từ nước, oleum [H2SO4.3SO3] và các dụng cụ cần thiết, trình bày cách pha chế 100g dung dịch H2SO4 19,6%. 2. Hòa tan hết 34,6 gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư, thu được dung dịch Y và a mol khí H2. Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Y, số mol BaCO3 thu được phụ thuộc vào số mol CO2 được biểu diễn như đồ thị hình bên. Nếu cho 34,6 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch H2SO4 0,4M và HCl 0,6M thì sau phản ứng thu được dung dịch Z có khối lượng tăng m gam so với dung dịch ban đầu. Tìm giá trị của m. Bài V [4 điểm] 1. Hòa tan m1 gam hỗn hợp X gồm Al2[SO4]3 và K2SO4.Al2[SO4]3.24H2O vào nước thu được dung dịch Y chứa hai chất tan có tỉ lệ về số mol là 1 : 2. Cho từ từ V ml dung dịch Ba[OH] 2 2M vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m2 gam kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 0,02 mol một chất tan duy nhất. Tính m1, m2 và V. 2. Nung 3,552 gam một muối X trong bình kín. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được các sản phẩm khí, hơi và 0,96 gam một oxit kim loại [khi nung kim loại có hóa trị không đổi]. Hấp thụ hết sản phẩm khí và hơi ở trên bằng 100 gam dung dịch KOH 1,344% thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ 2,363%. Xác định công thức phân tử của muối X.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

6 105 KB 2 146

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ Môn thi: Hoá Học Ngày thi: 29-3-2006 Thời gian làm bài 120 phút Câu I [4,5 điểm]: 1/ Có các lọ đựng riêng rẽ các dung dịch không dán nhãn sau: natri clorua, natri hiđroxit, axit sunfuric, axit clohiđric, bari hiđroxit, magie sunfat. Không dùng thêm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt và viết phương trình hoá học minh hoạ. 2/ Lấy cùng một lượng kim loại M [có hoá trị không đổi trong các hợp chất] có thể phản ứng hoàn toàn với 1,92 gam O2 hoặc 8,52 gam X2. Biết X là 1 trong các nguyên tố flo, clo, brom, iot; chúng có tính chất hoá học tương tự nhau. X2 là chất nào? Câu II [2,0 điểm] Một học sinh được phân công tiến hành 3 thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và clo ra ánh sáng. Sau một thời gian, cho nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím. Thí nghiệm 2: Dẫn axetilen qua dung dịch brom màu da cam. Thí nghiệm 3: Cho 1-2 giọt dầu ăn vào ống nghiệm đựng ben zen, lắc nhẹ. Cho biết các hiện tượng có thể xảy ra và mục đích của 3 thí nghiệm trên. Viết các phương trình hoá học [nếu có]. Câu III [4,0 điểm] 1/ Ba chất khí X,Y, Z đều gồm 2 nguyên tố, phân tử chất Y và Z đều có 3 nguyên tử. Cả 3 chất đều có tỉ khối so với hiđro bằng 22. Y tác dụng được với kiềm, X và Z không có phản ứng với kiềm. X tác dụng với oxi khi đốt nóng sinh ra Y và một chất khác. Z không cháy trong oxi. a] Lập luận để tìm công thức phân tử các chất X,Y,Z. b] Trình bày cách phân biệt ba bình đựng riêng biệt ba khí trên bị mất nhãn. 2/ Thổi một lượng khí CO nung nóng [vừa đủ] đi qua sắt oxit để khử hoàn toàn sắt oxit thành sắt. Thành phần phần trăm về khối lượng của sắt trong các sản phẩm thu được là 48,84%. Cho biết công thức của sắt oxit. Viết phương trình phản ứng hoá học của sắt oxit trên với axit HCl. Câu IV [3,0 điểm] Có hai dung dịch Na2CO3 [dung dịch 1 và dung dịch 2]. Trộn 100 gam dung dịch 1 với 150 gam dung dịch 2 được dung dịch A, cho dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 thu được 3,92 lít khí [đktc]. Nếu trộn 150 gam dung dịch 1 với 100 gam dung dịch 2 được dung dịch B, đem dung dịch B tiến hành thí nghiệm như trên thì thu được 3,08 lít khí [đktc]. 1/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch 1, dung dịch 2, dung dịch A, dung dịch B. 2/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Na 2SO4 thu được khi cho dung dịch 2 tác dụng với dung dịch H2SO4 20% theo tỉ lệ số mol Na2CO3: H2SO4 là 1:1. Câu V [3,0 điểm] Có 2 thanh kim loại M [có hoá trị II trong hợp chất]. Mỗi thanh nặng 20 gam. 1/ Thanh thứ nhất được nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,3M. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, đem cân thấy thanh kim loại nặng 21, 52 gam. Nồng độ AgNO 3 trong dung dịch còn lại là 0,1M. Coi thể tích dung dịch không thay đổi và lượng Ag sinh ra bám hoàn toàn vào thanh kim loại. Xác định kim loại M. 2/ Thanh thứ hai được nhúng vào 460 gam dung dịch FeCl 3 20%. Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra, thấy trong dung dịch thu được nồng độ phần trăm của MCl 2 bằng nồng độ phần trăm của FeCl 3 còn lại. Biết rằng ở đây chỉ xảy ra phản ứng theo sơ đồ: M + FeCl3 -- MCl2 + FeCl2 Xác định khối lượng thanh kim loại sau khi được lấy ra khỏi dung dịch. 1 Câu VI [3,5 điểm] Hỗn hợp M gồm một hiđrocacbon mạch hở A và một hiđrocacbon X có công thức C xH2x - 2 [x  2], có tỉ lệ số mol là 2:1.Tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro bằng 25,33. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít [đktc] hỗn hợp M, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm đi vào 1000 gam dung dịch Ca[OH] 2 7,4% thấy có 55 gam kết tủa. Lọc kết tủa, sau đó nếu đun sôi dung dịch thì không thấy có thêm kết tủa xuất hiện. 1/ Tìm công thức phân tử của A và X biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. 2/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa. Cho H= 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137./. -------------------------------Hết--------------------------------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ---------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2005-2006 -------------------------- Môn thi: Hoá Học Nội dung Câu I 1/ + Lấy các hoá chất ở từng lọ ra các ống nghiệm, đánh số ống nghiệm tương ứng với các lọ. + Lần lượt cho các dung dịch vào với nhau thấy: - 2 dung dịch có 2 lần tạo kết tủa  đó là Ba[OH]2 và MgSO4 vì có các phản ứng Ba[OH]2 + H2SO4  BaSO4 + 2H2O [1] Ba[OH]2 + MgSO4  BaSO4 + Mg[OH]2 [2] MgSO4 + 2NaOH  Na2SO4 + Mg[OH]2 [3] - 2 dung dịch có 1 lần tạo kết tủa đó là H2SO4 và NaOH vì có các phản ứng [1] và [3] - 2 dung dịch không có hiện tượng tạo kết tủa: đó là HCl và NaCl + Lấy 2 dung dịch không tạo kết tủa ở trên lần lượt cho vào kết tủa của 2 dung dịch có 1 lần tạo kết tủa. Trường hợp dung dịch cho vào làm tan 1 kết tủa thì dung dịch cho vào là HCl, dung dịch có 1 lần tạo kết tủa là NaOH vì có phản ứng 2HCl + Mg[OH]2  MgCl2 + 2H2O Dung dịch có 1 lần kết tủa còn lại là H 2SO4. Dung dịch cho vào không làm tan kết tủa là NaCl. + Lấy dung dịch NaOH vừa nhận được cho vào 2 dung dịch có 2 lần tạo kết tủa. Dung dịch nào không tạo kết tủa với NaOH là dung dịch Ba[OH] 2, dung dịch nào tạo kết tủa với NaOH là dung dịch MgSO4 vì có phản ứng [3] 2/ PTHH Điểm 4,5 3,0 1,5 1,0 0,5 1,5 2 4M + nO2  2M2On 1,0 2M + nX2  2MXn 8n/Xn = 1,92/8,52  X = 35,5 0,5 X2 là Cl2 Câu II 2,0 TN1: HT: Khi đưa ra ánh sáng, màu vàng nhạt của clo mất đi. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. MĐ: Chứng minh metan có phản ứng với clo khi có ánh sáng CH4 + Cl2 ánh sáng CH3Cl + HCl HCl tạo thành tan trong nước thành dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu 0,75 đỏ TN2: HT : Dung dịch brom bị mất màu. MĐ: Chứng minh axetilen có phản ứng với brom C2H2 + Br2  C2H2Br2 C2H2Br2 + Br2  C2H2Br4 TN3: HT: Hỗn hợp benzen và dầu ăn trở nên đồng nhất MĐ: Chứng minh ben zen có khả năng hoà tan dầu ăn. Câu III 1/ a] M = 22.2 = 44 Y là hợp chất gồm hai nguyên tố, tác dụng được với kiềm có thể là oxit axit. Chỉ có trường hợp Y là CO2 thoả mãn vì chất gồm 2 nguyên tố, phân tử gồm 3 nguyên tử và M = 44. [ Các oxit, axit, muối khác không thoả mãn] X cháy sinh ra 2 sản phẩm trong đó có CO 2 vậy X là CxRy, trong đó R là H thoả mãn. X là C3H8 có M = 44. Z là N2O thoả mãn vì chất gồm 2 nguyên tố, phân tử gồm 3 nguyên tử và M = 44. b] Cách phân biệt: Cho qua nước vôi trong dư, C3H8 và N2O không tạo kết tủa, CO2 có phản ứng Ca[OH]2 + CO2  CaCO3 + H2O Đem đốt, N2O không cháy, C3H8 cháy tạo sản phẩm làm đục nước vôi trong C3H8 + 5O2  3CO2 + 4H2O 2/ PTHH FexOy + yCO  xFe + yCO2 Theo ph/tr 56x ---------- 48,84 56x + 44y ---------- 100 Giải ra x/y = 3/4 Công thức oxit sắt là Fe3O4 Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O Câu IV 0,75 0,5 4,0 2,5 1,75 0,75 1,5 1,0 0,5 3,0 3 1/ PTHH Na2CO3 + 2H2SO4  2NaHSO4 + CO2 + H2O [1] Đặt nồng độ % của dd 1 và dd 2 là C1 và C2 Trong TN1: số mol Na2CO3 trong dd 1 và dd 2 là 100C1/100.106 và 150C2/100.106 Tổng số mol Na2CO3 trong dd A là [100C1 + 150C2]/100.106 số mol CO2 = 3,92/22,4 = 0,175 Theo [1], [100C1 + 150C2] / 100.106 = 0,175 [I] Trong TN2, tương tự ta có [150C1 + 100C2]/ 100.106 = 3,08/22,4 = 0,1375 [II] Giải [I] và [II], ta có C1 = 2,65%; C2 = 10,6% Nồng độ % của dd A: [2,65.100 + 10,6.150]/ 250 = 7,42% Nồng độ % của dd B : [ 2,65.150 + 10,6. 100]/ 250 = 5,83% 2/ Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + CO2 + H2O [2] Đặt khối lượng của dd 2 là a số mol Na2CO3 = 0,106a /106 = 0,001 a số mol H2SO4 = số mol Na2CO3 = 0,001 a khối lượng H2SO4 = 0,001 a . 98 = 0,098a khối lượng dung dịch H2SO4 = 0,098a / 0,20 = 0,49a khối lượng CO2 = 0,001 a . 44 = 0,044a khối lượng dung dịch = a + 0,49a – 0,044a = 1,446a khối lượng Na2SO4 = 0,001 a .142 = 0,142a Nồng độ dung dịch Na2SO4 là 0,142a.100/ 1,446a = 9,82% Câu V 1/ M + 2AgNO3  M[NO3]2 + 2Ag [1] số mol AgNO3 p/ứ: [0,3. 100/1000] – [0,1.100/1000] = 0,02 Theo [1], số mol M p/ư = 0,02/2 = 0,01 Cứ 1 mol M p/ư thì khối lượng thanh kim loại tăng [216 – M] g 0,01 mol M ------[21,52 – 20] g Giải ra M = 64 đó là Cu 2/ Cu + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2 Giả sử có x mol Cu p/ứ tạo ra x mol CuCl2 có khối lượng 135x [g] Số mol FeCl3 p/ứ = 2x Khối lượng FeCl3 còn lại trong dung dịch là [460. 20/100] – 2x.162,5 = 92 - 325x [g] Nồng độ % CuCl2 = 135x.100/ m dd Nồng độ FeCl3 còn lại = [92 -325x] .100/ m dd  135x.100/ m dd = [92 -325x] .100/ m dd Giải ra x = 0,2 Khối lượng Cu đã phản ứng = 64.0,2 = 12,8 [g] Khối lượng thanh Cu còn lại: 20 – 12,8 = 7,2 [g] Câu VI 1/ Đặt công thức A là CaHb [ a,b: nguyên, dương] Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp: 25,33 . 2 = 50,66. 2,0 1,0 3,0 1,5 1,5 3,5 4 Số mol của hỗn hợp M là 3,36 : 22,4 = 0,15  Số mol của CaHb là 0,1; của CxH2x – 2 là 0,05 Khối lượng của hỗn hợp là 50,66 . 0,15 = 7,599  7,6 [g] Đun sôi dung dịch không thấy có thêm kết tủa chứng tỏ trong dung dịch không có muối Ca[HCO3]2 . Vậy chỉ có phản ứng: Ca[OH]2 + CO2  CaCO3 + H2O [1] Số mol CaCO3 = số mol CO2 = 0,55  khối lượng CO2 = 24,2 [g] Số mol C = 0,55  khối lượng C = 12.0,55 = 6,6  khối lượng H = 7,6 - 6,6 = 1  số mol H = 1  số mol H2O = 0,5 PTTH CaHb + [a+b/4] O2  aCO2 + b/2H2O [2] CxH2x – 2 + [3x -1]/2O2  xCO2 + [x-1]H2O [3] Từ [2] và [3]  0,1a + 0,05x = 0,55 [I]  0,05b + 0,05 [x-1] = 0,5 [II] Giải [I] và [II] 2a = b Công thức HĐCB A có thể viết là CaH2a Có 2 trường hợp xảy ra, khi 2 HĐCB khác nhau 1 nguyên tử C + TH1: CaH2a và C[a + 1]H 2[a+1] – 2  0,1a + 0,05 [a+1] = 0,55 Giải ra a 3,33  Loại + TH2: CaH2a và C [a-1]H2[a-1] -2  0,1a + 0,05 [a-1] = 0,55 Giải ra a = 4  CTPT hai HĐCB là C4H8 và C3H4 2/ Số mol Ca[OH]2 p/ư = 0,55  Số mol Ca[OH]2 dư = 74/74 – 0,55 = 0,45  Khối lượng Ca[OH]2 dư = 0,45.74 = 33,3 g Khối lượng dung dịch sau khi lọc kết tủa = mdd +mCO2 + m H2O – mCaCO3 = = 1000 + 24,2 + 9 – 55 = 978,2 g Sau khi lọc kết tủa, nồng độ % dung dịch Ca[OH]2 = 33,3.100%/ 978,2 = 3,4% 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 Thí sinh có thể giải theo cách khác nếu lập luận đúng và ra kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa. 5

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề