Đi thi có nên ăn thịt lợn không

TPO - Theo BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia một số người mắc bệnh sau tuy không phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều thịt lợn.

Thịt lợn là món ăn quen thuộc, dễ chế biến song ngoài nguy cơ nhiễm giun sán còn có thể nhiễm chất tăng trọng, chất tạo nạc hay ngâm chất bảo quản. Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, thịt lợn sạch là lợn không được nuôi bằng cám tăng trọng, không tồn dư thuốc và các hóa chất do thức ăn, không có ký sinh trùng và vi trùng, không chất bảo quản. Thịt lợn sạch thường có lớp bì và mỡ dày. Biện pháp đơn giản để phát hiện thịt lợn bị nhiễm sán là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát. Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim, hoặc thớ thịt có hình sợi hay hình bầu dục to là bị nhiễm giun sán. "Cũng có thể nhận biết bằng cách sờ vào miếng thịt", lương y Sáng cho biết. Miếng thịt lợn cứng, không có sự đàn hồi, không mềm mại... rất có thể đã bị ướp ure hoặc chứa hàn the.

Cách chế biến thịt cũng rất quan trọng. Món ăn được nấu đi nấu lại quá nhiều lần hoặc chế biến ở nhiệt độ quá cao thì sinh ra những chất độc không có lợi cho sức khỏe. Protein từ thịt có thể biến tính, các vitamin bị tổn thương, chất dinh dưỡng không còn có lợi cho sức khỏe người dùng.

Dù thịt lợn là món ăn quen thuộc và rất tốt cho sức khỏe, nhưng theo BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia một số người mắc bệnh sau tuy không phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều thịt lợn.

Gan lợn kỵ ăn chung với các loại cá vì dễ bị nổi ung nhọt. Món này cũng kỵ dùng cùng thịt chim sẻ. Ảnh minh họa: Internet

Người béo phì
Thịt lợn có 2 loại là thịt nạc và thịt mỡ, trong đó thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ. Người bị tiêu chảy Tiêu chảy là một trong những bệnh về đường tiêu hóa, bị tiêu chảy nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh tiêu chảy. Vậy khi bị tiêu chảy không nên ăn thịt mỡ vì thịt mỡ chứa nhiều chất béo sẽ khó hồi phục hơn. Người mắc bệnh gout Thịt lợn chứa nhiều đạm, người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều. Bởi, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống. Vì vậy, điều trị bằng chế độ ăn thích hợp, vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận. Người bệnh vẫn cần ăn chất đạm động vật nhưng không ăn thịt lợn quá 1 lạng/ngày. Nếu ăn quá số lượng này, chất đạm sẽ khiến nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp…

Thịt lợn chứa nhiều đạm, người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều. Bởi, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống. Vì vậy, điều trị bằng chế độ ăn thích hợp, vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận. Ảnh minh họa: Internet

Máu nhiễm mỡ cao Người bị máu nhiễm mỡ cao chỉ nên ăn từ 50 gam – 70 gam/bữa. Người bị cao huyết áp, tim mạch Do thịt lợn có thành phần đạm cao nên người bị cao huyết áp, tim mạch không nên ăn thịt lợn. Việc hấp thu quá nhều chất sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Người bị cao huyết áp, tim mạch cũng không nên ăn quá 50-70 gam/bữa. Người bị sỏi thận Người bị sỏi thận cũng cần hạn chế ăn thịt lợn. Bởi loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi.

Ngoài ra, khi chế biến hoặc ăn thịt lợn, nên tránh ăn cùng những món 'đại kỵ' với thịt lợn sau đây:

Thịt lợn với lá mơ Thịt lợn chứa rất nhiều protein dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Người bị sỏi thận cũng cần hạn chế ăn thịt lợn. Bởi loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi. Ảnh minh họa: Internet

Thịt bò Dù cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt. Thịt lợn và rau thơm Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến. Gan dê Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn. Chính vì thế, không nên kết hợp 2 thực phẩm này với nhau.

Óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng tình dục của nam giới. Ảnh minh họa: Internet

Thịt lợn và đậu tương Ngoài ra, cũng không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Chim cút Thịt lợn ăn chung vói chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Óc tủy lợn kỵ rượu Óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng tình dục của nam giới. Gan lợn kỵ các loại cáGan lợn kỵ ăn chung với các loại cá vì dễ bị nổi ung nhọt. Món này cũng kỵ dùng cùng thịt chim sẻ.

Hòa Thuận [tổng hợp]

[HNMO] - Mùa thi thường gắn liền với mùa hè nóng nực khiến các sĩ tử ăn kém ngon miệng. Cộng với việc thiếu ngủ do phải thức khuya học bài, các em dễ biếng ăn, sức khoẻ giảm sút.

Vậy trong giai đoạn ôn thi, các em nên ăn uống như thế nào để đủ sức, đạt hiệu quả ôn tập tốt nhất? Dưới đây là các lời khuyên của các chuyên gia thuộc Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày

Bữa sáng luôn là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

Mùa hè nóng bức nên để giúp sĩ tử ăn ngon miệng, phụ huynh nên chế biến thức ăn dưới dạng nhiều nước, dễ tiêu hoá, hấp thu, hạn chế các món rán, xào hoặc kho khô, mặn.

Ngoài ra, nên chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa hơn bình thường, nên có bữa ăn phụ vào mỗi buổi tối. Bữa ăn sáng nên là bữa ăn chính trong ngày vì bữa ăn từ chiều hôm trước cách xa, nếu nhịn ăn hoặc ăn ít có thể gây hạ đường huyết.

Chọn thực phẩm tươi, sạch

Phụ huynh nên ưu tiên chọn thức ăn tươi, sạch

Vấn đề lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng. Phụ huynh nên ưu tiên chọn thức ăn tươi, sạch để tránh ngộ độc thức ăn, nhất là những ngày đi thi không nên để sĩ tử ăn thức ăn ngoài hàng quán hoặc thức ăn chế biến sẵn như patê, xúc xích, lạp sườn vì thức ăn này dễ có nguy cơ ngộ độc do chế biến lâu ngày.

Xóa bỏ quan niệm “ăn chuối trượt vỏ chuối”

Chuối là thức ăn bổ, sạch, an toàn, chứa nhiều vitamin và muối khoáng

Nên xóa bỏ nhiều quan niệm không đúng như ăn chuối sẽ bị trượt, hoặc ăn trứng bị điểm 0, ăn đậu đen không gặp may... Những quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì chuối là thức ăn bổ, sạch, an toàn, chứa nhiều vitamin và muối khoáng; trứng là thức ăn giàu chất đạm quý, tốt trong lúc học và lúc thi; đậu đen hay đậu xanh, đậu đỏ đều chứa nhiều chất đạm như nhau...

Các thực phẩm nên ưu tiên

Thực phẩm tốt cho trí não cần được ưu tiên hàng đầu đối với các sĩ tử mùa thi. Nhiều loại thực phẩm tốt cho trí não được Viện Dinh dưỡng khuyên dùng như trứng, nấm, đậu phụ, các loại hạt, cá, các loại rau xanh đậm như rau ngót, rau dền, rau bó xôi... Ngoài ra, mùa hè có thể ăn thêm canh cua, ngao hoặc hến là nguồn cung cấp đạm và chất khoáng dồi dào.

Bữa cơm đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, ưu tiên các thực phẩm tươi sạch, tốt cho trí não luôn được các chuyên gia khuyên dùng.

Về hoa quả, nên ưu tiên các loại quả có màu vàng, đỏ để cung cấp nhiều vitamin A cho mắt. Nên ăn ít nhất một quả chuối và một quả táo hoặc một cốc nước cam, quýt mỗi ngày để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Sữa chua nên ăn từ 1-2 hộp mỗi ngày để cung cấp thêm lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và bảo vệ đường ruột, hệ miễn dịch.

Uống đủ nước mỗi ngày

Ngoài uống đủ nước mỗi ngày, nước hoa quả sẽ giúp các em có thêm vitamin và muối khoáng.

Các sĩ tử đừng để đến khi khát mới uống nước. Nước rất tốt cho bộ não bởi 80% bộ não là nước. Tổng lượng nước uống hằng ngày nên đạt 1,5-2 lít. Ngoài ra, nên uống mỗi ngày 1-2 ly sữa để cung cấp thêm chất đạm và các vi chất cần thiết. Các em cũng có thể uống thêm các loại nước rau và hoa quả để cung cấp thêm cho cơ thể vitamin và muối khoáng.

Không nên uống trà đặc hoặc cà phê 

Các em không nên uống trà đậm đặc hoặc cà phê vào buổi tối để thức khuya. Các loại đồ uống này dễ gây mất ngủ, khiến các em mệt mỏi, học không tập trung trong ngày hôm sau. Dù phải học thi nhưng các em không nên thức quá 24h vì giấc ngủ ban đêm rất cần thiết để tái tạo "năng lượng" cho một ngày mới.

Các chuyên gia khuyên các em nên học bài từ 19h, ngủ trước lúc 23h và dậy sớm học bài từ 5h hôm sau để bảo đảm hiệu quả nhất. Thời gian ngủ trưa từ 30 phút - 1 tiếng. Thời gian ngủ mỗi ngày bảm bảo từ 6-8 tiếng.

Cà phê hoặc trà đặc được khuyên không nên uống trong giai đoạn ôn thi vì các sĩ tử luôn cần ngủ đủ giấc.

Một “mẹo” nhỏ hữu ích khác là sĩ tử cần tích cực vận động để giúp máu lưu thông tốt, mang ô xy và dưỡng chất tới cho não nhiều hơn. Sau thời gian học khoảng 45 phút nên nghỉ giải lao khoảng 10 phút.

Thời gian nghỉ ngắn này các em nên vận động bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi lại, đồng thời hít thở sâu để tăng lưu lượng máu lên não, giúp não thư giãn, nghỉ ngơi để tiếp thu kiến thức tốt hơn sau đó.

Video liên quan

Chủ Đề