Điểm chuẩn trường đại học quốc gia tphcm năm 2022

[PLO]- Số thí sinh dự thi cao kỷ lục, một số trường dự kiến điểm chuẩn năm nay sẽ không biến động nhiều.

ĐH Quốc gia TP.HCM đã hoàn tất công tác chấm và công bố điểm thi đánh giá năng lực [ĐGNL] ở cả hai đợt thi năm 2022. So với những năm trước, dù năm nay có số thí sinh [TS] dự thi tăng cao nhất nhưng phân bố điểm lại giảm hơn. Vì vậy, điểm chuẩn theo phương thức này năm nay cũng được dự báo sẽ giảm nhẹ hoặc tương tự mọi năm.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 2 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức vừa qua. Ảnh: CTV

Chỉ 178 em đạt điểm trên 1.000

Thống kê điểm thi ở đợt 2 mà ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo của ĐH này, cho biết đợt 2 có 38.774 TS tham dự kỳ thi, trong đó 25.255 TS đã dự thi đợt 1.

Theo Tiến sĩ Chính, kết quả phân tích thi cho thấy điểm trung bình của TS là 671,9 điểm, 61 TS trên 1.000 điểm. TS có điểm thi cao nhất là 1.107 điểm và thấp nhất là 212 điểm.

Nếu tính cả hai đợt, năm 2022 có tổng cộng 92.891 TS dự thi, trong đó 178 TS có điểm trên 1.000. Điểm thi tính chung cả hai đợt có phần thấp hơn so với năm trước, dù số TS dự thi nhiều hơn 20.000 em.

Cụ thể, năm nay hơn 42.500 TS có điểm thi trên 700 [theo thang điểm 1.200]. Trong đó, 178 TS có điểm thi trên 1.000, 2.592 TS có điểm thi trên 900 đến 1.000. Trong khi năm 2021 chỉ có hơn 68.000 TS dự thi nhưng có đến hơn 30.000 TS đạt trên 700 điểm và có đến 2.776 TS có điểm thi trên 900.

Nhận xét điểm hai đợt thi, Tiến sĩ Chính cho hay phân bố điểm chung năm nay có dạng phân bố chuẩn và trải rộng, thể hiện khả năng phân loại TS cao, thuận lợi cho việc xét tuyển.

“Phân bố điểm này đồng dạng với phân bố điểm của các năm trước, tuy nhiên kết quả điểm có phần thấp hơn các năm trước. Điều này một phần có thể do nhóm TS năm 2022 bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khó khăn hơn nhóm TS của các năm trước như lịch học bị gián đoạn, hình thức học tập chuyển một phần sang trực tuyến…” - Tiến sĩ Chính phân tích.

Nói về việc xét tuyển năm nay, Tiến sĩ Chính cho biết đến thời điểm này đã có 86 trường ĐH, CĐ đăng ký sử dụng kết quả ĐGNL để xét tuyển. Trong đó, 62 trường tham gia hệ thống đăng ký xét tuyển chung của ĐH Quốc gia TP.HCM với hơn 380.000 nguyện vọng cho gần 1.600 ngành học.

“Dự kiến trước ngày 30-6 [tức trước kỳ thi tốt nghiệp THPT], các đơn vị trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ lọc ảo, xét tuyển chung và công bố kết quả TS trúng tuyển. Nếu TS thi cả hai đợt, kết quả của đợt nào cao hơn sẽ được hệ thống tự động dùng để xét tuyển” - Tiến sĩ Chính cho hay.

Điểm chuẩn theo phương thức này năm nay cũng được dự báo sẽ giảm nhẹ hoặc tương tự mọi năm.

Điểm chuẩn sẽ không tăng?

Hiện nay, nhiều trường ĐH tại TP.HCM đã công bố điểm sàn [ngưỡng chất lượng đầu vào] theo phương thức xét điểm ĐGNL. Mặc dù phổ điểm thi năm nay thấp hơn so với hai năm trước nhưng mức điểm sàn các trường công bố cũng không biến động nhiều, dao động 600-700 điểm. Một số trường cũng dự báo điểm chuẩn sẽ giảm nhẹ hoặc tương tự năm trước.

Cụ thể như Trường ĐH Công nghệ thông tin năm nay có điểm nhận hồ sơ từ 600. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM xét tuyển với những TS có điểm từ 700.

Tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, mức điểm sàn chung cho các ngành tại cơ sở chính TP.HCM và hai phân hiệu Gia Lai, Ninh Thuận là 700 điểm.

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển đối với TS từ 650 điểm trở lên cho cơ sở chính tại TP.HCM và từ 600 điểm cho phân hiệu Quảng Ngãi. TS nộp hồ sơ xét tuyển đến 16 giờ ngày 30-7.

Các trường ngoài công lập năm nay cũng có mức điểm sàn khá thấp, chỉ 550-650 điểm.

Với phổ điểm ĐGNL năm nay, ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp [Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM], cho rằng điểm chuẩn sẽ tương tự năm 2021. Bởi lẽ số lượng TS dự thi năm nay đã nhiều hơn năm ngoái, trong khi số lượng chỉ tiêu năm nay không biến động nhiều.

Hơn nữa, theo ông Sơn, các trường ĐH trong ĐH Quốc gia TP.HCM đã tự chủ nên học phí cũng không còn là thế mạnh. Các TS chọn lựa sẽ có phần băn khoăn hơn, quan tâm các trường ngoài hệ thống ĐH này nhiều hơn.

Ông Sơn cho biết theo kế hoạch thì Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM sẽ nhận hồ sơ xét tuyển đến đầu tháng 7 và công bố kết quả khoảng giữa tháng 7. Ông Sơn cho hay đến nay đã nhận được khoảng 1.200 hồ sơ của đợt 1 và đợt 2, số này nhiều hơn các năm trước.

“Trường dự kiến điểm nhận hồ sơ sẽ là 650 điểm cho ngành công nghệ thực phẩm, quản trị kinh doanh, marketing và 600 điểm cho các ngành nghề còn lại. Trường dự kiến điểm chuẩn cũng tương tự như điểm nhận hồ sơ” - ông Sơn nói.

Đại diện Trường ĐH KHXH&NV cho biết trường xét tuyển 35%-50% trong gần 3.600 chỉ tiêu của trường.

Nhìn chung, điểm chuẩn theo phương thức này của trường không chênh lệch nhiều giữa các năm qua, dao động 600-910 điểm tùy ngành. Như năm 2021 có điểm chuẩn 601-905, năm 2020 có điểm chuẩn 600-880, năm 2019 có điểm chuẩn 630-910. Do đó, những TS có kết quả khá, tốt ở bài thi này năm nay sẽ có cơ hội trúng tuyển vào trường.•

Bắt đầu thi đánh giá năng lực chuyên biệt vào sư phạm

Hôm nay [1-6], Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bắt đầu tổ chức thi ĐGNL chuyên biệt đợt 1 năm 2022. Thời gian thi đợt 1 kéo dài đến ngày 3-6.

Theo đại diện trường, đây là năm đầu tiên trường tổ chức kỳ thi này sau một năm phải hoãn vì dịch COVID-19.

TS chọn một hoặc nhiều bài thi để đăng ký xét tuyển vào các ngành học có áp dụng phương thức kết hợp giữa kết quả học tập THPT và bài thi chuyên biệt này.

Sáu bài thi gồm: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, tiếng Anh. Mỗi bài thi có thời gian 90 phút, riêng tiếng Anh là 180 phút với bốn phần nghe, nói, đọc, viết.

Các bài thi theo thang điểm 10, điểm số tính lẻ đến 0,1 điểm. Thời gian công bố kết quả từ ngày 15 đến 20-6.

PHẠM ANH

Học sinh lưu ý, để làm hồ sơ chính xác thí sinh xem mã ngành, tên ngành, khối xét tuyển năm 2022 tại đây

Học sinh lưu ý, để làm hồ sơ chính xác thí sinh xem mã ngành, tên ngành, khối xét tuyển năm 2022 tại đây

3.2/5 - [5 lượt đánh giá]

Kết quả thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 của ĐHQG TP.HCM được đánh giá là thấp hơn so với mặt bằng điểm các năm trước. Điểm chuẩn liệu có giảm theo hay không?

TS Nguyễn Quốc Chính – giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết: “Phân bố điểm thi đợt 1 năm nay hơi lệch về bên trái, thể hiện kết quả thi hơi thấp hơn so với các năm trước. Điều này có thể do nhóm thí sinh 2022 bị ảnh hưởng bởi tiến độ học tập chậm hơn các năm trước và bởi quá trình học online kéo dài”

Xem thêm: Điểm thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM năm 2022 đợt 1: Kết quả thi thấp hơn những năm trước

Điểm chuẩn khả năng sẽ giảm?

ThS Phùng Quán – chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] đánh giá, kết quả thi đợt 1 cho ra điểm trung bình dự thi là 646 điểm, điểm trung vị là 640 điểm. Do đó, dự kiến mức điểm chuẩn xét tuyển của các trường sẽ khoảng từ 640 điểm trở lên.

Tới thời điểm hiện tại đã có tới 86 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi này trong xét tuyển. Số thí sinh dự thi năm 2022 đông hơn nhưng số thí sinh có cùng mức điểm thấp hơn nhiều so với năm 2021. Do đó, ông Quán dự báo, điểm chuẩn những ngành năm trước từ 800 điểm trở lên khả năng sẽ giảm từ 30 – 70 điểm.

Xem thêm: Tuyển sinh 2022: Danh sách các trường xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM

Theo đó, các ngành “hot” như nhóm ngành công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, báo chí truyền thông, tâm lý học, nhóm ngành ngôn ngữ [ngôn ngữ Anh, Trung Quốc…] tại các trường thành viên của ĐHQG TP.HCM năm nay dự báo sẽ giảm nhẹ.

Cụ thể, nhóm ngành này sẽ tuyển thí sinh đạt từ 851 – 1.200 điểm [khoảng 4.033 thí sinh], mức 801 – 850 điểm sẽ là mức điểm chuẩn cho các ngành năm trước có điểm chuẩn trên 850, mức 651 – 800 điểm có 28.589 thí sinh, được vào các ngành không “hot” và thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển.

Ông Quán cho biết thêm, riêng tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM, mức điểm từ 901 trở lên năm nay giảm nhiều so với năm 2021, số thí sinh này hàu hết đều rất giỏi, có khả năng trúng tuyển ĐH bằng nhiều phương thức khác như tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển. Đây cũng là mức điểm đăng ký xét tuyển vào chương trình tiên tiến Khoa học dữ liệu, nhóm ngành máy tính, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu.

Mức điểm từ 801 – 900, thí sinh có thể đăng ký ngành công nghệ sinh học, hóa học. Mức điểm 701 – 800 có thể đăng ký vào các ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, nhóm ngành toán, kỹ thuật điện tử – viễn thông…

Ngoài ra, sẽ không có sự thay đổi rõ rệt với các ngành có điểm chuẩn từ 651 – 700 do lượng thí sinh không chênh lệch so với năm ngoái. “Tuy nhiên, còn phải dựa vào số lượng và chất lượng của thí sinh thi đợt hai mới biết được. Thí sinh cần tham khảo điểm chuẩn các năm trước để sắp xếp lại nguyện vọng cho phù hợp”.

Trái lại, TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] cho rằng, năm nay điểm chuẩn của trường có thể cao hơn hoặc bằng năm 2021 do số lượng thí sinh dự thi, đăng ký xét tuyển vào trường tăng lên.

Kết quả thống kê ghi nhận số thí sinh của năm 2022 so với 2021 bằng 247%, số nguyện vọng 1 của năm nay so với ngoái bằng 299%.

Cơ hội nào cho các thí sinh đạt 600 điểm ĐGNL

TS Nguyễn Trung Nhân – Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM dự báo rằng điểm chuẩn ĐGNL của trường có thể giảm khoảng 50 điểm so với năm ngoái. Chi tiết, nhóm ngành công nghệ thông tin, ôtô khoảng 750 điểm; các ngành khối kinh tế, quản lý khoảng 720 – 730 điểm; các ngành còn lại khoảng 700 điểm.

“Như vậy, thí sinh có điểm từ 700 – 750 trở lên sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển vào trường. Trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh đạt từ 650 điểm trở lên”, ông Nhân cho biết.

TS Trần Đình Lý – phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM nhận định, điểm sàn xét kết quả thi đánh giá năng lực năm nay của trường dự đoán sẽ từ 600 điểm, riêng ngành thú y 700 điểm.

Với 5% chỉ tiêu trên tổng số 7.600 chỉ tiêu xét theo điểm thi năng lực, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM [HUTECH] đã ghi nhận số lượng nguyện vọng đăng ký tương đối nhiều với gần 6.500 thí sinh, nhưng phổ điểm tổng năm nay thấp hơn năm trước. Do vậy, dự báo điểm chuẩn của trường năm nay cũng sẽ từ mức 650 – 850 điểm như năm trước tùy ngành.

TS Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Mức điểm xét tuyển vào trường năm nay bằng mức điểm xét tuyển năm ngoái, ngành y là 650; các ngành còn lại là 550 điểm.”

Mức điểm chuẩn sẽ phụ thuộc vào số thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, từ số liệu thực tế năm nay, điểm chuẩn có thể tăng nhẹ với những ngành “hot”, đặc biệt với khối ngành sức khỏe.

Các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường ĐH Văn Lang chú ý. Theo TS Võ Văn Tuấn – Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Văn Lang, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng phương thức xét kết quả thi ĐGNL của trường dự kiến giảm khoảng 40 – 50 điểm, điểm sàn dự kiến ở mức 600 – 610, các ngành khối sức khỏe dự kiến khoảng 700 điểm  [răng hàm mặt, dược học], 650 điểm [điều dưỡng, xét nghiệm…].

[Nguồn: Báo Tuổi trẻ]

Đánh giá năng lực ĐGNL Tuyển sinh 2022

Video liên quan

Chủ Đề