Điểm nào sau đây là một trong những nội dung, quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới

Quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia 

1. Nội dung Quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia

Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người. Quản lý Nhà nước là tác động có tổ chức, có hệ thống, bằng pháp luật nhằm điều chỉnh có hiệu lực và hiệu quả các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người theo ý chí của Nhà nước.


Quản lý Nhà nước đối với biên giới, lãnh thổ, các vùng biển là sự tác động có tổ chức, có hệ thống, bằng quyền lực của Nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh có hiệu lực và hiệu quả các quá trình kinh tế - xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ kinh tế -xã hội và trật tự pháp luật nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở khu vực biên giới trong công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, các vùng biển, bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên các tuyến biên giới, lãnh thổ và các vùng biển.


Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia và các vùng biển; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia.


Quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia có những nội dung sau:


- Xây dựng và chỉ đạo chiến lược, chính sách về biên giới, lãnh thổ quốc gia;


- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới, lãnh thổ quốc gia, chính sách và chế độ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia;


- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;


- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực biên giới và chức năng quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia;


- Hợp tác quốc tế trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia;


- Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng [Việt Nam] và Thủ tướng Thongsing Thammavong [Lào]

tại Lễ khánh thành cột mốc đại số 460.

2. Mục tiêu của quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia


Quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia là hoạt động quản lý Nhà nước mang tính chất đặc thù, nhằm đảm bảo những mục tiêu sau:


Đảm bảo sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia phù hợp với luật pháp quốc gia, luật pháp và thực tiễn quốc tế. Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia.


Mục tiêu tổng quát, cơ bản của bảo vệ biên giới quốc gia trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế là bảo vệ vững chắc toàn vẹn và chủ quyền lãnh thổ, vùng biển; giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội; bảo vệ môi trường và lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới.


Mục tiêu cụ thể là chủ động phòng ngừa, nắm chắc tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh chóng và chính xác mọi âm mưu và hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới, quản lý chặt chẽ, đúng pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh của người và hàng hóa, phương tiện qua biên giới, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển bền vững với các nước láng giềng, phục vụ đắc lực cho chủ trương đường lối hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu, rộng của Đảng và Nhà nước ta; bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân các dân tộc hai bên biên giới, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hội nhập, xây dựng và phát triển đất nước.


3. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về biên giới quốc gia


Pháp luật và thực tiễn quốc tế cho thấy việc xác lập biên giới quốc gia [hay còn gọi là biên giới quốc tế] là công việc của hai quốc gia độc lập có chủ quyền, thông qua việc đàm phán, ký kết các văn kiện pháp lý quốc tế về biên giới.


Do đó, ngoài Hiến pháp, pháp luật liên quan đến biên giới quốc gia, căn cứ pháp lý song phương về biên giới với các nước láng giềng như Hiệp ước hoạch định, Hiệp ước hay Nghị định thư phân giới cắm mốc và các Hiệp định liên quan đến việc quản lý và duy trì đường biên giới đã được xác lập cũng là căn cứ pháp lý để quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

Thanh Nhàn

Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Nghị định số 112/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới đất liền tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành Nghị định. Kết quả cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực, một số quy định của Nghị định cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với văn bản pháp luật mới ban hành, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển của tình hình thực tiễn. Cụ thể:

Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Công Thương xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính [cửa khẩu song phương] và báo cáo Chính phủ quyết định.

Tuy nhiên, trên thực tiễn, trong việc xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, yêu cầu thể hiện chính xác đường biên giới đất liền giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới rất quan trọng. Do vậy, cần thiết phải bổ sung quy định về việc lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với xác định phạm vi khu vực cửa khẩu.

Nghị định 112/2014/NĐ-CP chưa có quy định về công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của Việt Nam với cơ quan chức năng của nước láng giềng [trong các điều ước quốc tế về cửa khẩu mà Việt Nam ký với các nước láng giềng có quy định nội dung này] hoặc quy định về ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu. Do đó, để đáp ứng yêu cầu công tác phối hợp, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng thông tin, hiện đại hóa công tác kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, cần nghiên cứu bổ sung quy định về thiết lập cơ chế trao đổi phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu với cơ quan hữu quan cửa khẩu đối diện...

Đề xuất sửa đổi, bổ sung 5 nội dung chính

Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn triển khai, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 112/2014/NĐ-CP gồm 05 nội dung chính như sau:

a] Điều chỉnh loại hình cửa khẩu biên giới đất liền theo hướng tách riêng loại hình cửa khẩu với lối mở biên giới và phân chia loại hình cửa khẩu trên từng tuyến biên giới phù hợp với điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu đã ký kết với nước có chung biên giới; bổ sung hình thức một cửa khẩu có nhiều tính chất hoạt động [đường bộ, đường sông] và bổ sung loại hình đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc nội hàm lối mở biên giới.

b] Sửa đổi trách nhiệm của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đội Biên phòng theo quy định của Luật Biên phòng Việt Nam, các Luật về xuất nhập cảnh mới ban hành và không chồng chéo với trách nhiệm của lực lượng Hải quan theo quy định của Luật Hải quan năm 2014.

c] Sửa đổi quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh; thực hiện hạn chế, tạm dừng qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới đất liền phù hợp với Luật Biên phòng Việt Nam và văn bản pháp luật về xuất nhập cảnh mới ban hành.

d] Bổ sung các quy định về công tác phối hợp, cơ chế kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin trong quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; thực hiện thủ tục qua lại biên giới tại cửa khẩu theo phương thức điện tử và công tác phối hợp quản lý cửa khẩu với cơ quan hữu quan nước láng giềng.       

đ] Điều chỉnh bổ sung, các quy định về xác định phạm vi khu vực cửa khẩu; mở, nâng cấp cửa khẩu; quy hoạch xây dựng khu vực cửa khẩu; quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền. Cụ thể:  

- Bổ sung thành phần Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện xác định phạm vi khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương. 

- Bổ sung nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu phải đảm bảo tiêu chí về cơ sở hạ tầng, môi trường, nhân lực, lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập và bổ sung nội dung báo cáo các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, môi trường, nhân lực, lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập khi đề nghị mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới.

- Bổ sung quy định nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới phải phù hợp với thỏa thuận song phương về phát triển cửa khẩu giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới. Đồng thời, bổ sung quy định về phối hợp tổ chức lễ công bố khai trương cửa khẩu [trong trình tự thực hiện mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính [song phương] theo hướng: Trong trường hợp chính quyền cấp tỉnh phía đối diện không thống nhất tổ chức lễ công bố khai trương mở, nâng cấp cửa khẩu hoặc vì lý do bất khả kháng hai Bên không thể tổ chức lễ công bố khai trương mở, nâng cấp cửa khẩu thì chính quyền cấp tỉnh hai Bên trao đổi bằng văn bản thống nhất thời gian cửa khẩu vận hành chính thức.

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương 


Video liên quan

Chủ Đề