Định khoản vay ngân hàng có lãi suất mới nhất năm 2022

Giao dịch tại Agribank. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Bước sang năm 2022 lãi suất huy động của nhiều ngân hàng tăng nhẹ, giới chuyên gia kỳ vọng lãi suất ngân hàng sẽ hấp dẫn người gửi tiền hơn trong thời gian tới. Trong khi doanh nghiệp lo lắng lãi suất cho vay sẽ bị tác động theo thì lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết đang cân nhắc để đưa ra một số giải pháp, phấn đấu giảm từ 0,5 đến 1 điểm % lãi suất trong 2 năm.

Lãi suất huy động tăng trở lại

Ghi nhận tại biểu lãi suất mới nhất trong tháng 1/2022 tại nhiều ngân hàng cho thấy lãi suất nhiều kỳ hạn đã tăng nhẹ từ 0,1-0,3% so với hồi đầu tháng trước. Đáng chú ý, có ngân hàng đã chào lãi suất tiền gửi online với kỳ hạn 36 tháng lên tới gần 6,8%/năm.

Tại Sacombank, VPBank, SHB với biểu lãi suất mới áp dụng từ 4/1 đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất của các ngân hàng này là 6,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, tăng 0,2%/năm so với trước đó. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,5%/năm lên 5,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,3%/năm lên 4,6%/năm. Các ngân hàng cũng tăng lãi suất đối với hình thức gửi tiết kiệm online.

Trước đó, một số ngân hàng cổ phần khác như SCB, ACB cũng đã điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động.  

[Các ngân hàng lạc quan lợi nhuận sẽ tiếp tục ‘sáng" trong năm 2022]

Dù vậy, việc điều chỉnh này chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, còn lãi suất đầu vào của nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn giữ ổn định.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia tài chính đây là điều dễ hiểu khi thanh khoản hệ thống có phần căng thẳng hơn so với giai đoạn trước do yếu tố mùa vụ. Đây cũng là giai đoạn nhiều doanh nghiệp cũng cần vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh.

"Tôi cho rằng đây là động thái hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường chứ không có gì là đột biến và đáng quan ngại cả. Chúng tôi dự báo có thể lãi suất tiền gửi còn có thể tăng nhẹ một chút để giúp các tổ chức tín dụng tiếp tục thu hút dòng tiền gửi trong bối cảnh đang có nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn," chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho biết.

Các chuyên gia cũng nhận định, nhiều khả năng các ngân hàng thương mại sẽ tăng nhẹ lãi suất huy động thêm khoảng 0,25 đến 0,5 điểm % nhằm hút nguồn vốn, tuy nhiên sẽ không tác động nhiều đến nguồn vốn cho vay nhằm hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế.

Bà Phạm Thị Hoàng Anh - Viện trưởng Học viện Ngân hàng nhận định: "Nếu chúng ta tăng mặt bằng lãi suất huy động thì cũng có thể dẫn đến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ chịu tác động. Còn đối với các kỳ hạn xa hơn thì các ngân hàng thương mại sẽ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về vốn đi vay và cho vay ở trên thị trường. Tôi nghĩ trong thời gian tới mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục duy trì ở mức này và theo đúng trần Ngân hàng Nhà nước đã quy định."

Việc ngân hàng tăng lãi suất đầu vào đã làm dấy lên lo ngại tại một số doanh nghiệp sản xuất. Theo lý giải của lãnh đạo doanh nghiệp, sau giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do thiếu nhân công, giá cả đầu vào tăng và thị trường đứt gãy nên cần thời gian để trở lại. Trong quá trình này, doanh nghiệp rất cần vốn lưu động để đầu tư vào chuỗi cung ứng, hàng hóa. Do đó, việc nhiều ngân hàng thương mại tăng lãi suất đầu vào, cộng thêm áp lực lạm phát từ các nước trên thế giới và trong nước là một nỗi lo lớn của doanh nghiệp.

Dù vậy, Công ty chứng khoán Vietcombank [VCBS] cho rằng năm 2022 lãi suất huy động có thể đi ngang, mức tăng nhẹ nếu có chỉ cục bộ và tăng khoảng 50 điểm.

VCBS nhận định quá trình trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng của các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới sẽ diễn ra với tốc độ chậm rãi, thời điểm Fed bắt đầu tăng lãi suất có thể xuất hiện vào cuối năm 2022. Còn tại Việt Nam, định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo thanh khoản hệ thống, giữ lãi suất huy động ở mặt bằng thấp và dành nguồn lực xử lý nợ xấu.

Phấn đấu giảm thêm lãi suất

Theo các doanh nghiệp, nếu lãi suất cho vay ổn định trong nửa đầu năm 2022 hoặc tiếp tục giảm sẽ góp phần rất lớn giúp ổn định chi phí đầu vào, thêm cơ hội phục hồi.

Giới chuyên gia cũng dự báo xét trong ngắn hạn lãi suất cho vay cũng có thể có áp lực tăng nhưng về lâu dài vẫn trong xu hướng ổn định. Nếu nỗ lực lãi suất cho vay vẫn có thể giảm thêm, đặc biệt là đối với những lĩnh vực ưu tiên.

Dự báo lãi suất cho vay vẫn giữ ở mức ổn định. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Lãnh đạo một ngân hàng cho biết việc điều chỉnh lãi suất chỉ diễn ra ở một vài ngân hàng nhằm cân đối nguồn vốn cung cầu phù hợp giai đoạn cuối năm, không phải xu hướng chung. Về áp lực lạm phát tăng trong năm nay là có nhưng không ở mức quá cao mà sẽ được kiểm soát phù hợp. Trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước cũng điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, bảo đảm lãi suất thực dương để có lợi cho người gửi tiền. Do đó, lãi suất trong năm 2022 vẫn sẽ ổn định.

Chuyên gia VCBS cũng lạc quan nhận định lãi suất cho vay năm 2022 có thể giảm để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch nhờ các yếu tố: Dòng tiền nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nhà nước chủ động điều tiết cung tiền và thanh khoản một cách hợp lý khi cần thiết. Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, với mức biến động hợp lý của VND so với các quốc gia trong khu vực.

Cùng chung quan điểm, chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cũng cho rằng trong năm 2022, áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ khiến ngân hàng phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên sẽ ở mức mềm mỏng hơn để vẫn có thể hỗ trợ cho sự hồi phục của nền kinh tế, trước những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch COVID-19.

Tại phiên giải trình tại Quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết lãi suất là vấn đề doanh nghiệp và đại biểu Quốc hội rất quan tâm. Ngành ngân hàng cũng coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành.

Theo Thống đốc, trong bối cảnh lạm phát trên thế giới có xu hướng gia tăng, các ngân hàng trung ương đã bắt đầu thu hẹp chính sách tiền tệ và tăng lãi suất, yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất là một vấn đề thật sự khó khăn. Tuy nhiên, trong xây dựng chương trình phục hồi này, Chính phủ cũng đã cân nhắc để đưa ra một số giải pháp, phấn đấu hệ thống tổ chức tín dụng giảm từ 0,5 đến 1 điểm % lãi suất trong 2 năm./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút ròng tiền. [Ảnh: TTXVN]

Bắt đầu từ tháng Tư, một loạt ngân hàng công bố biểu lãi suất mới tăng hơn so với mức cũ. Mức lãi suất cao nhất lên tới 7,8%/năm dành cho các kỳ hạn dài trên 12 tháng.

Các chuyên gia nhận định từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát.

Ngân hàng cổ phần "đua" lãi suất huy động

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á [NamABank] vừa công bố biểu lãi suất huy động trực tuyến mới, với nhiều kỳ hạn và có mức điều chỉnh cao nhất tới 0,3%/năm. Đây cũng là ngân hàng có mức điều chỉnh lãi suất cao nhất tính đến thời điểm hiện nay.

Cụ thể, tại kỳ hạn 6 tháng tăng 0,3% lên 6,5%/năm; kỳ hạn 8 tháng tăng 0,2% lên 6,6%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng 0,1% lên 6,6%/năm; kỳ hạn 10-11 tháng, lãi suất tăng 0,3% lên 6,8%/năm.

Mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng vẫn là 7,4%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 16 tháng trở lên khi gửi online. Kỳ hạn 12-15 cũng có mức lãi suất 7,2%/năm.

[Dự báo lãi suất ngân hàng sẽ hấp dẫn hơn trong năm 2022]

Đối với tiền gửi tại quầy, NamABank vẫn giữ nguyên biểu lãi suất với mức cao nhất là 6,7%/năm khi gửi kỳ hạn từ 18 tháng đến 23 tháng.

Tiếp đến là Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt [VietCapitalBank] điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức lãi suất cao nhất lên đến 7%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng khi gửi tiết kiệm online [tăng 0,2%/năm]; kỳ hạn 18 tháng cũng được ngân hàng tăng thêm 0,2% lên 6,9%/năm… Đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất của ngân hàng này cũng tăng 0,1%-0,2%/năm ở một số kỳ hạn.

Một số ngân hàng khác như Bắc Á, Phương Đông, Hàng Hải, Đông Nam Á, Quốc tế, Đông Á cũng tăng lãi suất tiết kiệm tại quầy từ 0,1% đến 0,2% một năm.

Đáng chú ý, Techcombank công bố lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 7,8%/năm, tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và sử dụng thêm sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng này.

Với các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank, lãi suất tiết kiệm vẫn giữ ổn định. Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng của cả bốn ngân hàng này đều duy trì ở mức 4%/năm như hồi tháng Ba.

Một số chuyên gia cho rằng xu hướng tăng lãi suất huy động có thể do thanh khoản ở một số ngân hàng eo hẹp hơn do nhu cầu tín dụng tăng cao. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quý 1, tín dụng toàn nền kinh tế tăng gần 5%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm trước [1,62%].

Đây là tín hiệu tích cực, khác với xu thế chung của các năm từ 2018-2021 với việc nhu cầu khách hàng thường tăng mạnh trong quý cuối năm và giảm tốc trở lại trong 3 quý đầu năm sau.

Lãi suất cho vay có thể tăng nhẹ

Kết quả điều tra thống kê về xu hướng kinh doanh của các ngân hàng mới được Ngân hàng Nhà nước công bố cũng cho thấy dự báo nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Theo đó, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,8% trong quý 2 và tăng 14,1% trong cả năm. Mặt bằng lãi suất cho vay-huy động cũng được dự báo tiếp tục duy trì không đổi hoặc tăng nhẹ 0,03-0,06 điểm phần trăm trong quý 2 và 0,13-0,18 điểm phần trăm trong cả năm 2022.

Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cho rằng với áp lực lạm phát ngày càng hiện hữu, mặt bằng lãi suất đã chạm đáy và tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế và lạm phát.

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia chứng khoán SSI cũng nhận định do mặt bằng lãi suất hiện đã chạm đáy nên từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát. Đơn vị này cho biết tương lai có thể xuất hiện kịch bản lãi suất huy động tăng nhanh hơn dự kiến. Mặc dù diễn biến lãi suất huy động từ đầu năm đến nay phù hợp với kỳ vọng của SSI nhưng rủi ro lạm phát vẫn là một mối lo ngại, đặc biệt là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine khiến giá dầu tăng nhanh.

Trong khi đó, đánh giá xu hướng lãi suất trong năm 2022, các chuyên gia phân tích HSBC cho rằng rủi ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Tổ chức dự báo lãi suất sẽ được tăng 50 điểm cơ bản vào quý 3/2022, sớm hơn so với dự báo đưa ra trước đó hồi quý 4. Lãi suất điều hành nhiều khả năng điều chỉnh tăng lên mức 4,5% vào cuối năm 2022.

Tại hội thảo ngân hàng-doanh nghiệp tổ chức tại Thanh Hóa mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng thừa nhận nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn, cùng với nhiều áp lực từ kinh tế trong nước. Ngoài ra, kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả, điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

Chính vì vậy, thời gian tới, Thống đốc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề