Độ tuổi trung bình của các nước trên thế giới năm 2024

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023. Theo thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 là 100,3 triệu người, tăng 834,8 nghìn người so với năm 2022.

Hiện Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á [sau Indonesia và Philippines] và đứng thứ 15 trên thế giới.

Trong đó, nam giới là 50 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 50,3 triệu người, chiếm 50,1%. Tỉ số giới tính của dân số là 99,5 nam/100 nữ.

Theo Tổng cục Thống kê, mức sinh đang có xu hướng giảm nhẹ, tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây. Dự báo mức sinh tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo [tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%].

Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỉ lệ người cao tuổi và giảm tỉ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số.

Cụ thể, tỉ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng 23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ 15-59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.

Bên cạnh đó, tổng tỉ suất sinh năm 2023 ước tính là 1,96 con/phụ nữ. Tỉ suất sinh của Việt Nam thấp hơn trung bình của các nước Đông Nam Á [2,0 con/phụ nữ]. Đặc biệt, tình trạng mất cân bằng giới tính vẫn còn ở mức cao. Tỉ số giới tính khi sinh năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái.

Người Việt có tuổi thọ trung bình 73,7 tuổi

Theo Tổng cục Thống kê, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỉ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe người dân được cải thiện.

Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi [năm 2022 là 73,6 tuổi], trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.

Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, tuy nhiên lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ 2. Tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước.

Chia sẻ với báo chí trước đó, PGS.TS Nguyễn Trung Anh, giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, cho hay người cao tuổi Việt Nam mắc rất nhiều bệnh. Mỗi người cao tuổi trung bình chịu đựng 14 năm sau của cuộc đời với nhiều bệnh tật phối hợp.

"Cụ thể, trung bình một người trên 60 tuổi mắc 3-4 bệnh, đặc biệt những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ y tế đối với người cao tuổi, người dân cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh. Trong đó, cần tầm soát sức khỏe, phát hiện bệnh sớm và quản lý tốt các bệnh tật không lây nhiễm…", ông Trung Anh chia sẻ.

Theo đó, Nhật Bản vẫn là quốc gia có người dân sống thọ nhất thế giới, với tuổi thọ trung bình là 84,5 tuổi vào năm 2022. Thụy Sĩ đứng thứ hai với 83,9 tuổi và Hàn Quốc đứng thứ ba với 83,6 tuổi.

Các quốc gia lọt vào top 10 bao gồm: Úc, Tây Ban Nha, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Ý và Luxembourg.

Nằm trong 3 quốc gia cuối bảng cùng với Nam Phi là Indonesia, nơi có tuổi thọ trung bình là 68,8 tuổi và Ấn Độ, nơi người dân có tuổi thọ trung bình là 70,2 năm.

Theo báo cáo của OECD, tuổi thọ trung bình của người Mỹ là 76,4, xếp nước này ở vị trí thứ 34 và kém xa mức trung bình của OECD là 80,3 năm.

Từ năm 2019 đến 2021, tuổi thọ trung bình của người Mỹ đã giảm đi 2,4 năm. Các quốc gia có tuổi thọ trung bình giảm nhiều hơn bao gồm Bulgaria [giảm 3,7 năm], Cộng hòa Slovakia [giảm 3,2 năm], Romania [giảm 2,8 năm], Latvia [giảm 2,6 năm] và Ba Lan [giảm 2,5 năm].

Báo cáo cho rằng tuổi thọ trung bình thấp của người Mỹ là do tỉ lệ béo phì, bệnh tim, uống rượu, hút thuốc và tiểu đường. Trong khi các báo cáo tương tự trước đây cho rằng số ca tử vong quá nhiều là do lạm dụng chất gây nghiện và bạo lực súng đạn.

Tuổi thọ trung bình còn được gọi là “Triển vọng sống” là con số ước tính về số năm bình quân của một người sinh ra có thể sống được. Tuổi thọ trung bình có mối quan hệ khăng khít với tỷ suất tử vong. Cùng có cấu trúc tuổi như nhau, nước nào có tuổi thọ trung bình càng cao thì hệ số tử vong của nước đó càng thấp.

Tuổi thọ trung bình có sự thay đổi qua các thời kì với xu hướng ngày càng tăng lên. Vào thời kì nguyên thủy, tuổi thọ bình quân của mỗi người chỉ vào khoảng 18-20 năm, đến thời phong kiến ở châu Âu là 21 năm, sang thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản là 34 năm. Đến năm 1992 là 62 năm đối với nam và 67 đối với nữ.

Tuổi thọ trung bình không giống nhau theo giới tính và giữa các quốc gia, nói chung chỉ số này ở nữ giới thường cao hơn ở nam giới [khoảng 3 4 tuổi]. Các số liệu cũng cho thấy tuổi thọ trung bình ở các nước kinh tế phát triển cao hơn ở các nước đang phát triển [78 tuổi so với 69 tuổi, giai đoạn 2010 – 2015].

Tuổi thọ trung bình các khu vực trên thế giới 2010 – 2015

Khu vực2010-2015THẾ GIỚI70,79CHÂU PHI60,23Đông Phi61,45Trung Phi57,43Bắc Phi71,08Nam Phi59,30Tây Phi54,74CHÂU Á71,81Đông Á76,76Nam-Trung Á67,95Trung Á69,77Nam Á67,88Đông Nam Á70,50Tây Á72,77CHÂU ÂU77,20Đông Âu72,22Bắc Âu80,53Nam Âu81,09Tây Âu81,08MỸ LATINH VÀ CARIBE74,65Caribe72,45Trung Mỹ75,79Nam Mỹ74,50BẮC MỸ79,17CHÂU ÚC77,92

Đơn vị: năm. Theo: Liên Hiệp Quốc

Hiện nay, trên thế giới, tuổi thọ trung bình khi sinh là 70,9 tuổi theo Liên Hiệp Quốc. Hoặc 69 tuổi [67 tuổi đối với nam và 71,1 tuổi đối với nữ] trong năm 2016 theo The World Factbook.

Những nước có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới là những nước thuộc Bắc Âu, Tây Âu [81 tuổi], Bắc Mỹ [79 tuổi], tuổi thọ trung bình thấp nhất thuộc về khu vực Tây Phi [54 tuổi] và Trung Phi [57 tuổi].

Chủ Đề