Đổi CCCD có ảnh hưởng đến thẻ ngân hàng không

Khi nhận thẻ Căn cước công dân gắn chíp, cần sửa đổi những giấy tờ gì?

[ĐCSVN] - Bạn Nguyễn Quang, tại địa chỉ huyện Ba Vì, TP Hà Nội hỏi: Khi đổi qua Căn cước công dân [CCCD] gắn chíp, tôi cần phải sửa đổi hay cập nhật các giấy tờ liên quan nào?

Trả lời:

Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, người dân bắt buộc xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh như CMND/CCCD/hộ chiếu còn hạn...

Vì thế, khi đổi chứng minh nhân dân [CMND] sang CCCD, đặc biệt đổi CMND 9 số sang CCCD sẽ bị đổi số, các thông tin của người dân tại ngân hàng sẽ không khớp với giấy tờ tùy thân. Người dân phải xuất trình thêm giấy xác nhận số CMND cũ hoặc CMND cũ đã cắt góc để ngân hàng đối chiếu thông tin, xác nhận đúng chủ tài khoản nhằm thực hiện các giao dịch [đặc biệt là rút tiền].

Nếu 2 giấy tờ trên bị mất, ngân hàng sẽ phải từ chối giao dịch do không xác nhận được nhân thân của chủ tài khoản.

Khi chuyển sang CCCD gắn chip, người dân nên cập nhật, sửa đổi những giấy tờ cần thiết

Vì thế, để tránh gặp phiền phức khi mỗi lần đến ngân hàng làm việc đều phải mang giấy xác nhận CMND hoặc CMND đã cắt góc, người dân nên tiến hành cập nhật ngay thông tin về CCCD mới của mình.

Thủ tục cập nhật thông tin tại ngân hàng khá đơn giản, công dân mang theo giấy xác nhận số CMND 9 số hoặc CMND đã cắt góc, thẻ CCCD mới được cấp đến ngân hàng mà mình mở tài khoản, điền tờ khai là sẽ được giải quyết.

Khi chuyển sang CCCD gắn chip, người dân nên cập nhật, sửa đổi những giấy tờ cần thiết.
Ảnh ND

Sửa đổi thông tin trên hộ chiếu

Khi người dân đổi CMND 9 số sang CCCD gắn chip, số thẻ CMND sẽ bị thay đổi, chuyển từ 9 số sang 12 số. Người dân được cấp giấy xác nhận CMND cũ khi làm thủ tục này. Giấy xác nhận CMND này được sử dụng khi thực hiện các giao dịch trong nước. Tuy nhiên, đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, có thể bị cán bộ hải quan các nước làm khó nếu thấy thông tin trên CCCD và hộ chiếu không khớp nhau.

Vì thế, ngay sau khi được cấp CCCD và giấy xác nhận CMND cũ, người dân cần tiến hành đi sửa đổi các thông tin trên hộ chiếu. Việc sửa thông tin trên hộ chiếu khi thay đổi số CMND được hướng dẫn cụ thể tại Điều 6, 7, 8 Thông tư 29/2016/TT-BCA ngày 06/7/2016.

Sửa thông tin sổ bảo hiểm xã hội

Số CMND hay số CCCD là một trong những tiêu thức quản lý đối tượng của cơ quan bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, người lao động cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

Thay đổi thông tin đăng ký thuế

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019, người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế [CMND, CCCD…] thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi./.


Ban Bạn đọc-Cộng tác viên

Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng khi thay đổi số căn cước

Với yêu cầu chuyển đổi từ chứng minh nhân dân [CMND] sang Căn cước công dân [CCCD] có tác động liên quan ít nhiều đến các giao dịch. Trong giao dịch với ngân hàng, trước đây sử dụng số CMND cũ, nay đổi sang số mới, làm phát sinh yêu cầu phải có xác nhận số CMND cũ.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, người dân bắt buộc xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh như CMND/CCCD/hộ chiếu còn hạn... Vì thế, khi đổi CMND sang CCCD, các thông tin của người dân tại ngân hàng sẽ không khớp với giấy tờ tùy thân. Người dân phải chuẩn bị thêm giấy tờ để ngân hàng đối chiếu thông tin, xác nhận đúng chủ tài khoản nhằm thực hiện các giao dịch [đặc biệt là rút tiền].

Theo Điều 12 Thông tư 59/2021/TT-BCA  quy định “Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.”

Như vậy, người dân có thể sử dụng Giấy xác nhận số CMND hoặc CMND cũ cắt góc để xuất trình khi làm các thủ tục, giao dịch có sử dụng số CMND cũ, trong đó có giao dịch với ngân hàng.

Riêng với trường hợp người dân sử dụng CMND 9 số vẫn còn rõ nét mà hết hạn hoặc có nhu cầu đổi sang CCCD, thì khi đi làm thủ tục, người dân sẽ được trả lại CMND cũ cắt góc. Người dân có thể sử dụng CMND cắt góc này để xác nhận, đối chiếu nếu giao dịch với ngân hàng trước đó sử dụng số CMND cũ. 

Trong trường hợp đổi CMND sang CCCD gắn chip thì có thể sử dụng Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân để chứng minh theo Thông tư 59/2021/TT-BCA  

“Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.”

Nếu hai giấy tờ trên bị mất, ngân hàng sẽ phải từ chối giao dịch do không xác nhận được nhân thân của chủ tài khoản. Vì thế, để tránh gặp phiền phức khi mỗi lần đến ngân hàng làm việc đều phải mang giấy xác nhận CMND hoặc CMND đã cắt góc, người dân nên tiến hành cập nhật ngay thông tin về CCCD mới của mình.

Về thủ tục cập nhật thông tin tại ngân hàng, công dân mang theo giấy xác nhận số CMND 9 số hoặc CMND đã cắt góc, thẻ CCCD mới được cấp đến ngân hàng mà mình mở tài khoản, điền tờ khai là sẽ được giải quyết.

Thay đổi căn cước công dân có ảnh hưởng đến thẻ ngân hàng không? CMND bị cắt góc có rút tiền ngân hàng được không? Cập nhật CCCD cho ngân hàng online Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MBBank, Teckcombank, ACB, Sacombank,.. bằng cách nào? Đây là những câu hỏi và cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi đi làm CCCD 12 số gắn chip, dưới đây văn phòng Điều Tra Viên 126 sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này của các bạn.

Thời gian gần đây, khi thay đổi giấy tờ tùy thân từ chứng minh dân nhân 9 số cũ sang thẻ căn cước công dân 12 số gắn chip đã xảy ra nhiều trường hợp bất cập, trong đó những bấp cập lớn có thể ảnh hưởng đến việc giao dịch tại ngân hàng của nhiều người, thậm trí còn ảnh hưởng đến việc không thể đi máy bay do CMND đã bị cắt góc, vậy thay đổi thẻ căn cước công dân sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc giao dịch tại ngân hàng?

1. Thay đổi căn cước công dân có ảnh hưởng đến thẻ ngân hàng không?

Thay đổi từ căn cước công dân [CCCD] chưa gắn chip sang CCCD có gắn chip sẽ không ảnh hưởng đến thẻ/ tài khoản ngân hàng, tuy nhiên nếu thay đổi từ chứng minh nhân dân 9 số cũ sang CCCD 12 số gắn chip sẽ ảnh hưởng đến tài khoản ngân hàng, bởi lúc này CMND sẽ bị cắt góc và hết giá trị sử dụng.

[Thay đổi căn cước công dân có thể ảnh hưởng khi giao dịch tại ngân hàng – Ảnh minh họa]

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, khách hàng phải xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị [chứng minh thư/căn cước công dân/hộ chiếu,…], nếu như giấy tờ tùy thân đã hết hạn sử dụng thì ngân hàng từ chối chấp nhận và từ chối giao dịch.

Vậy thì, thế nào là giấy tờ tùy thân còn giá trị? Giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng bao gồm chứng minh nhân dân 9 số [chưa bị cắt góc] còn giá trị sử dụng [xem thời hạn trên CMND], căn cước công dân 12 số mới được cấp, hộ chiếu còn hạn sử dụng….

Đối với chứng minh nhân dân cũ 9 số đã bị cắt góc thì không còn giá trị sử dụng, do vậy đối với CMND cũ 9 số mặc dù còn thời hạn sử dụng nhưng đã bị cắt góc thì cũng không còn giá trị sử dụng, chỉ còn giá trị như là một phương tiện dùng để đối chiếu thông tin của công dân.

Như các bạn đã biết, khi đã được cấp căn cước công dân 12 số gắn chip thì chứng minh nhân dân cũ 9 số sẽ bị cắt góc, theo quy định pháp luật thì giấy tờ tùy thân bị cắt góc nhằm mục đích hủy giá trị của loại giấy tờ đó, do vậy khi bạn đi đến ngân hàng giao dịch và xuất trình giấy chứng minh thư 9 số bị cắt góc sẽ không được ngân hàng chấp nhận.

Để tránh trường hợp bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi thẻ căn cước công dân, các bạn nên đem giấy tờ tùy thân mới nhất đến ngân hàng để cập nhật thông tin thay đổi, sau này mỗi khi bạn đến ngân hàng giao dịch thì chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân mới nhất lần cuối cùng cập nhật để giao dịch.

2. CMND bị cắt góc có rút tiền ngân hàng được không?

CMND bị cắt góc sẽ không thể rút tiền ngân hàng được, nếu muốn rút tiền tại ngân hàng bằng chứng minh nhân dân bị cắt góc thì bạn cần phải mang theo thẻ căn cước công dân 12 số mới, hoặc mang theo giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân do cơ quan chức năng cấp để đối chiếu thông tin cá nhân của bạn.

[CMND bị cắt góc không thể rút tiền/nộp tiền/chuyển tiền/nhận tiền tại ngân hàng – Ảnh minh họa]

Như đã nói ở trên, khi CMND 9 số cũ đã bị cắt góc nghĩa là hết giá trị sử dụng, việc cắt góc chứng minh thư do cơ quan chức năng thực hiện nhằm mục đích hủy giá trị của loại giấy tờ tùy thân đó.

Mặc dù CMND đã bị cắt góc và hủy giá trị sử dụng, nhưng các bạn cũng không nên bỏ nó đi, bởi nó vẫn còn giá trị sử dụng như là phương tiện dùng để đối chiếu thông tin.

Chẳng hạn, khi bạn mang căn cước công dân 12 số gắn chip đến ngân hàng để thực hiện thủ tục thay đổi thông tin, lúc này bạn cần mang theo cả chứng minh nhân dân cũ 9 số đã bị cắt góc để ngân hàng đối chiếu thông tin và cập nhật lại cho bạn.

Trong trường hợp các bạn rút tiền trong thẻ ngân hàng bằng thẻ ATM thì việc giao dịch này không bị ảnh hưởng, bởi trụ ATM của các ngân hàng chỉ nhận diện thông qua thẻ ATM, còn đối với việc giao dịch rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền, gửi tiền tại văn phòng giao dịch của các ngân hàng thì CMND cũ 9 số bị cắt góc sẽ không được chấp nhận.

Như vậy, CMND bị cắt góc nghĩa là bị hủy giá trị sử dụng, do vậy bạn không thể rút tiền ở ngân hàng bằng CMND 9 số đã bị cắt góc, để tránh tình trạng không rút tiền tại ngân hàng được, các bạn cần mang theo cả thẻ căn cước công dân mới, nếu chưa có thì các bạn có thể mang theo giấy hẹn trả thẻ để giao dịch.

3. Hướng dẫn cách cập nhật CCCD cho ngân hàng online

Hiện nay, các ngân hàng chưa có tính năng cập nhật CCCD online, do vậy nếu muốn cập nhật thông tin bằng CCCD 12 số cho ngân hàng, các bạn có thể đặt lịch hẹn trực tuyến/ online với ngân hàng, sau đó đi đến phòng giao dịch theo thời gian, địa điểm đã đặt hẹn để được nhân viên hướng dẫn cập nhật CCCD.

Dưới đây là hướng dẫn cách đặt lịch hẹn online để cập nhật CCCD cho ngân hàng Vietcombank, đối với các ngân hàng Vietinbank, BIDV, MBBank, Teckcombank, ACB, Sacombank, DongA,… thì các bạn cũng làm tương tự.

Bước 1: Mở Vietcombank Digital –> Chọn mục “Xem thêm” [≡]

Đầu tiên, các bạn mở ứng dụng Vietcombank Digital trên điện thoại [hoặc vào website của ngân hàng Vietcombank], sau đó chọn mục Xem thêm [≡], xem hình bên dưới.

Bước 2: Chọn “Đặt lịch hẹn trực tuyến/ online” –> Chọn “Đặt lịch hẹn”

Các bạn kéo xuống dưới cùng, chọn mục “Đặt lịch hẹn trực tuyến/ online”, sau đó chọn tiếp vào mục “Đặt lịch hẹn” để tiếp tục, xem hình bên dưới.

Bước 3: Chọn loại dịch vụ đăng ký, Địa điểm giao dịch, thời gian đặt lịch –> Tiếp tục.

Các bạn chọn lần lượt các thông tin, bao gồm Dịch vụ đăng ký, địa điểm giao dịch, và thời gian đặt lịch để tiếp tục, xem hình bên dưới.

– Mục loại dịch vụ: Các bạn chọn loại dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Xem hình bên dưới.

Lưu ý: Hiện nay ngân hàng Vietcombank chưa hỗ trợ tính năng cập nhật CCCD cho ngân hàng online, tuy nhiên khi giao dịch tại quầy thì các bạn mang theo căn cước công dân để được nhân viên tiến hành cập nhật thông tin cho bạn.

Ngân hàng Vietcombank đã tích hợp tiện ích VCB Booking trên website và trên ứng dụng điện thoại, tính năng này cho phép các bạn có thể đặt lịch hẹn để thực hiện nhiều loại giao dịch khác nhau, gồm:

+ Xác thực trực tiếp [dành cho khách hàng cá nhân đã eKYC]

+ Đăng ký tài khoản kèm theo dịch vụ ngân hàng điện tử và thẻ

+ Dịch vụ ngân hàng điện tử

+ Các giao dịch liên quan đến Thẻ ngân hàng

+ Tiền gửi tiết kiệm

+ Giao dịch tiền mặt: Chuyển/nhận/rút/gửi tiền mặt

+ Tư vấn bảo hiểm tại quyền

+ Các gói tài khoản khác…

– Mục điểm giao dịch: Các bạn chọn điểm giao dịch/văn phòng/chi nhánh gần nơi bạn ở nhất để tiết kiệm thời gian và công sức cho mình, các bạn kéo xuống dưới để tìm địa điểm gần mình nhất, xem hình bên dưới.

– Mục thời gian giao dịch: Các bạn chọn ngày/tháng/năm/giờ phù hợp với khung thời gian của mình nhất, các bạn cũng chọn khung thời gian mà bạn rãnh để đi đến địa điểm giao dịch thuận tiện nhất, xem hình bên dưới.

Bước 4: Thực hiện cập nhật CCCD tại điểm giao dịch

Sau khi chọn thời gian, địa điểm/văn phòng giao dịch thì các bạn đi đến văn phòng giao dịch đó đúng thời gian mà bạn đã đặt lịch hẹn online trước đó để giao dịch, đồng thời mang theo CCCD 12 số gắn chip mới để được nhân viên của ngân hàng tiến hành cập nhật thông tin cho bạn.

[Cập nhật CCCD cho ngân hàng tại văn phòng giao dịch/chi nhánh/địa điểm – Ảnh minh họa]

Như vậy, trên đây là hướng dẫn cách cập nhật CCCD cho ngân hàng online bằng việc đặt lịch làm việc trực tuyến, lưu ý rằng sau khi bạn đã đặt lịch làm việc online trên ứng dụng/website của ngân hàng thì các bạn vẫn phải đến văn phòng/địa điểm/chi nhánh của ngân hàng để cập nhật CCCD. Chúc các bạn thành công!

Tin tức khác liên quan:

– Hướng dẫn cách rút tiền tại trụ ATM bằng thẻ căn cước công dân 12 số gắn chip

– Cần phải làm gì khi bị lộ số chứng minh nhân dân/căn cước công dân?

– Chứng minh nhân dân bị cắt góc có dùng được không? Có được dùng song song chứng minh thư và căn cước công dân không?

– Chưa nhận được căn cước công dân 12 số gắn chip phải làm sao?

Video liên quan

Chủ Đề