Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu là gì năm 2024

Số lượng đơn vị hành chính, sự nghiệp giảm 38,1%

Trong giai đoạn 2016-2020, số lượng đơn vị hành chính, sự nghiệp giảm, trong khi đó số lao động tăng nhẹ so với năm 2016.

Tổng số lượng đơn vị hành chính, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây viết gọn là đơn vị hành chính] và đơn vị sự nghiệp tại thời điểm 31/12/2020 là 84,8 nghìn đơn vị, giảm 38,1% so với năm 2016.

Trong đó, số lượng đơn vị hành chính là 32,3 nghìn đơn vị, giảm 49,1% so với năm 2016; đơn vị sự nghiệp là 52,5 nghìn đơn vị, giảm 28,6% so với năm 2016. Bình quân giai đoạn 2016-2020, số lượng đơn vị hành chính, sự nghiệp giảm 11,3%/năm.

Nguyên nhân của việc giảm số lượng đơn vị hành chính, sự nghiệp chủ yếu do:

Thứ nhất, thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 "Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập";

Thứ hai, do thay đổi đơn vị điều tra trong phương án điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Các cơ sở Đảng ủy xã/phường, Mặt trận Tổ quốc xã/phường, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên xã/phường [là các đơn vị điều tra độc lập trong Tổng điều tra năm 2017] được thu thập thông tin qua một đơn vị điều tra là Ủy ban nhân dân xã/phường, làm giảm khoảng 21 nghìn đơn vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn so với số liệu điều tra năm 2016;

Thứ ba, do thay đổi đơn vị điều tra trong phương án Tổng điều tra kinh tế năm 2021 đối với khối sự nghiệp công lập.

Các trạm y tế xã/phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [là các đơn vị điều tra độc lập trong Tổng điều tra năm 2017] được thu thập thông tin qua một đơn vị điều tra là Trung tâm y tế quận/huyện thay cho nhiều đơn vị điều tra như trước, làm giảm khoảng 10,5 nghìn đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã/phường/thị trấn so với điều tra năm 2016.

Trong tổng số 32,3 nghìn đơn vị hành chính, cơ quan thuộc hệ thống hành pháp có số lượng lớn nhất với 25,5 nghìn đơn vị, chiếm gần 79%. Đứng thứ hai là Tổ chức chính trị - xã hội với 4,1 nghìn đơn vị, chiếm 12,8%. Tiếp theo là, cơ quan thuộc hệ thống Tư pháp với gần 1,6 nghìn đơn vị, chiếm 4,9%; Xếp cuối cùng lần lượt là: cơ quan của Đảng Cộng sản với trên 1 nghìn đơn vị, chiếm 3,2% và cơ quan thuộc hệ thống lập pháp với 53 đơn vị, chiếm 0,1% tổng số đơn vị hành chính.

Số lượng đơn vị sự nghiệp y tế giảm 86,7%

Trong năm loại hình đơn vị sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp y tế có tốc độ giảm số lượng đơn vị lớn nhất với mức giảm 86,7%, tương ứng giảm gần 11,9 nghìn đơn vị; trong đó khoảng 10,5 nghìn đơn vị bị giảm là các trạm y tế xã, phường do không còn được thu thập thông tin như một đơn vị điều tra độc lập như trong Tổng điều tra 2017.

Các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo có tốc độ giảm thấp nhất 8,2%, tương ứng gần 3,8 nghìn đơn vị, năm 2020 còn 42,2 nghìn đơn vị chủ yếu do sáp nhập, tách gộp các trường dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường liên cấp... và do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tới các trường mẫu giáo tư thục…

Số lượng đơn vị sự nghiệp thông tin truyền thông giảm 41,8% so với năm 2016, năm 2020 còn hơn 800 đơn vị.

Số lượng đơn vị sự nghiệp khác như cơ sở lưu trú, trung tâm nghiên cứu… giảm 40,0% so với năm 2016, tương ứng giảm khoảng 4,3 nghìn đơn vị, chỉ còn gần 6,5 nghìn đơn vị.

Các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao giảm 29,6% so với năm 2016, tương ứng giảm khoảng 480 nghìn đơn vị, còn 1,2 nghìn đơn vị năm 2020.

Tăng lao động hành chính, sự nghiệp chủ yếu trong lĩnh vực y tế

Lao động của các đơn vị hành chính và sự nghiệp năm 2020 là 3.775,2 nghìn người, tăng 0,6% so với năm 2016, chủ yếu là do lao động của đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp y tế tăng lần lượt là 15% và 3,7%.

Các đơn vị sự nghiệp còn lại có số lượng lao động giảm mạnh; trong đó số lao động của đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo là 1.680,7 nghìn người, giảm 5,3%; số lao động của các đơn vị sự nghiệp khác là 202,9 nghìn người, giảm 23,2%, số lao động của đơn vị sự nghiệp thông tin truyền thông và đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao lần lượt là 37,9 nghìn người và 35,7 nghìn người, giảm 21,3% và 17,9%.

Bình quân giai đoạn 2016-2020, lao động của đơn vị hành chính, sự nghiệp tăng 0,2%/năm, trong đó đơn vị hành chính tăng bình quân 3,6%/năm, đơn vị sự nghiệp giảm bình quân 1,6%/năm.

Tổng số lao động hành chính là 1.382 nghìn người, lao động sự nghiệp là 2.393,2 nghìn người

Đối với đơn vị hành chính, lao động năm 2020 là 1.382 nghìn người, chiếm 36,6% tổng số lao động của các đơn vị hành chính và sự nghiệp.

Trong đó, đơn vị hệ thống lập pháp là 2,3 nghìn người, chiếm tỷ lệ 0,2%; đơn vị hệ thống hành pháp là 1.276,8 nghìn người, chiếm tỷ lệ cao nhất là 92,4%; đơn vị hệ thống tư pháp là 34 nghìn người, chiếm tỷ lệ 2,5%; cơ quan Đảng là 39,9 nghìn người, chiếm tỷ lệ 2,9%; các tổ chức chính trị - xã hội là 29,1 nghìn người, chiếm tỷ lệ 2,1% trong tổng số lao động thuộc đơn vị hành chính.

Đối với đơn vị sự nghiệp, lao động năm 2020 là 2.393,2 nghìn người, chiếm tỷ trọng cao với 63,4% [trong đó lao động đơn vị sự nghiệp công lập chiếm gần 61,1%] trong tổng số lao động của các đơn vị hành chính và sự nghiệp;

So với năm 2016, chỉ có số lượng lao động ngành y tế tăng 3,7% chủ yếu do yêu cầu tăng cường nhân lực cho công tác phòng, chống và điều trị bệnh nhân do dịch COVID-19; các loại đơn vị sự nghiệp khác đều giảm số lượng lao động [giáo dục và đào tạo giảm 5,3%; văn hoá, thể thao giảm 17,9%; thông tin, truyền thông giảm 21,3%; hoạt động khác giảm 23,2%].

Chỉ có 6,1% đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên

Theo Tổng cục Thống kê, hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức đa dạng với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau, có vị trí quan trọng trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và thực hiện chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

Năm 2020, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập là 49,6 nghìn đơn vị, chiếm tỷ lệ 94,4% trong tổng số đơn vị sự nghiệp và 2,3 triệu lao động; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập chiếm tỷ lệ 5,6% với gần 3 nghìn đơn vị và 87,4 nghìn lao động.

Trong tổng số đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 80,2% với gần 1.600,6 nghìn lao động; thứ hai là ngành lưu trú và khác chiếm tỷ lệ 12,4% với 198,3 nghìn lao động; ngành y tế chiếm tỷ lệ 3,6% với 434,3 nghìn lao động; đơn vị văn hóa, thể thao chiếm 2,3% với 35,5 nghìn lao động; thông tin và truyền thông chiếm 1,5% với 37 nghìn lao động.

Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2021, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên là 36,4 nghìn đơn vị, chiếm 73,3% số đơn vị sự nghiệp công lập.

Số đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là 9,2 nghìn đơn vị, chiếm 18,5% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập;

Tiếp đến là đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên là 3,1 nghìn đơn vị, chiếm 6,1% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập.

Số lượng lao động của đơn vị sự nghiệp GDĐT giảm, đơn vị sự nghiệp y tế tăng nhẹ

Đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có 42,2 nghìn đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chiếm tỷ trọng 80,4%, giảm 8,2% so với năm 2016; lao động có 1.680,7 nghìn người, chiếm 70,2% trong tổng số lao động đơn vị sự nghiệp, giảm 5,3% so với năm 2016.

Vùng Đồng bằng sông Hồng có 9,1 nghìn đơn vị, chiếm 21,6% và 443,4 nghìn lao động, chiếm 26,4%; Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 8 nghìn đơn vị, chiếm 18,8% và 266,5 nghìn lao động, chiếm 15,9%;

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 439 đơn vị, chiếm 24,1% và 91,6 nghìn lao động, chiếm 21%.

Đơn vị hành chính sự nghiệp là gì ví dụ?

Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp – Các đơn vị sự nghiệp: là các đơn vị do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập; để thực hiện chức năng riêng của từng ban, ngành, lĩnh vực. Ví dụ: bệnh viện, trường học, UBND…

Đơn vị hành chính sự nghiệp có thể tiếp nhận nguồn thu từ đầu?

Đơn vị hành chính sự nghiệp [HCSN] là các đơn vị, cơ quan hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng nguồn kinh phí khác như hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ,…

Cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước là gì?

Cơ quan hành chính Nhà nước là cơ quan quản lý chung hay từng lĩnh vực công tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, kế hoạch của nhà nước. Cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam được tổ chức thành hệ thống theo nguyên tắc thứ bậc, từ trung ương đến địa phương.

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp là gì?

Kế toán hành chính sự nghiệp là người có trách nhiệm chấp hành, quản lý ngân sách, điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp [như ủy ban, trường học, bệnh viện,…]. Các đơn vị hành chính sự nghiệp cần lập dự toán để có thể quản lý hiệu quả và chủ động trong các khoản chi tiêu.

Chủ Đề