Đồng Nai đến Bình Phước bao nhiêu km

Bộ Giao thông vận tải khẳng định việc nghiên cứu xây dựng tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai là cần thiết. Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, bộ sẽ phối hợp với các địa phương triển khai...

Việc xây cầu Mã Đà gây tác động lớn đến hệ sinh thái.

Tỉnh Bình Phước mong muốn Bộ Giao thông vận tải tiếp tục quan tâm xem xét chủ trương xây dựng Cầu Mã Đà trong giai đoạn 2021 - 2025, nhằm kết nối giao thông để phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên với tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ trong thời gian tới; đồng thời, phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ -TTg ngày 01/9/2021.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, Bình Phước là địa bàn chiến lược quan trọng, kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ, có tiềm năng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nhưng còn khó khăn về hạ tầng giao thông kết nối với khu vực Đông Nam Bộ.

Hiện nay, giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai là khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai đã được UNESCO công nhận, với chiều dài ranh giới hai tỉnh khoảng 160 km.

Đồng thời, "chưa có tuyến giao thông kết nối trực tiếp giữa 2 tỉnh nên việc nghiên cứu xây dựng tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai là cần thiết", Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh.

 

"Hiện bộ đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 6823/BGTVT –KHĐT ngày 07/7/2022. Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý theo quy định", Bộ Giao thông vận tải thông tin.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ quy hoạch và các quy định pháp luật liên quan, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu phương án tuyến kết nối tỉnh Bình Phước với các tỉnh Đông Nam Bộ, cảng hàng không Long Thành, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải , đáp ứng yêu cầu về đầu tư, bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, đa dạng sinh học, di sản văn hoá, phù hợp các công ước quốc tế.

Về hiện trạng tuyến kết nối, hiện nay, hướng kết nối giao thông trực tiếp tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai thông qua đường tỉnh ĐT.753 và các tuyến đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

Trong đó, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đường tỉnh ĐT.753 có điểm đầu tại Tp. Đồng Xoài, điểm cuối tại cầu Mã Đà, cầu đã bị phá hủy trong chiến chiến tranh hiện chưa được khôi phục lại, do đó không kết nối được ĐT.753 đến Đồng Nai. Tuyến đường có chiều dài khoảng 30 km, quy mô đường cấp IV, 2 làn xe.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất kết nối tỉnh Bình Phước với Vành đai 4, không qua cầu Mã Đà.

Điểm đầu tuyến tại ĐT.741 TP Đồng Xoài đi theo ĐT753, kết nối ĐT753 với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, kết nối về đường Vành đai 4 - TP. Hồ Chí Minh.

Tổng chiều dài khoảng 71km, tổng kinh phí đầu tư bổ sung thêm khoảng 530 tỷ đồng, không bao gồm kinh phí đầu tư tuyến đường Đồng Phú - Bình Dương, Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng hiện đang được tỉnh Bình Dương và Bình Phước đầu tư xây dựng.

Trước đó, cuối tháng 3 vừa qua, lãnh đạo Chính phủ đi khảo sát quy hoạch, hướng tuyến một số tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Phước kết nối với các hạ tầng giao thông chiến lược tại khu vực Đông Nam Bộ. Sau thời gian này, giá đất khu vực xung quanh cầu Mã Đà tăng "nóng".

Chỉ sau khi Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chính phủ không xây cầu Mã Đà nối Đồng Nai, bảo vệ khu sinh quyển thế giới thì tình trạng "sốt" đất mới hạ nhiệt.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam Bộ và kết nối với Vùng Tây Nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.

Theo Bộ Giao thông vận tải, tuyến đường có điểm đầu tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đoạn đầu tuyến đi trùng ĐT753 khoảng 15 km, đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.

Cụ thể, phương án 1 do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

Bộ Giao thông vận tải nhận định, phương án này tác động lớn, chia cắt vùng lõi, phân mảnh hệ sinh thái, ảnh hưởng đến hành lang liên kết đa dạng sinh học, không phù hợp với Luật Đa dạng sinh học và các điều ước quốc tế. Mặt khác cũng phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Di sản văn hoá, Luật Bảo vệ môi trường và chủ trương của Đảng, Chính phủ.

Phương án 2 do Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu có hướng tuyến kết nối với đường Đồng Phú - Bình Dương [tỉnh Bình Phước đang đầu tư xây dựng] và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng [tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng], tuyến tiếp tục đi theo 15,5 km xây dựng mới để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tổng chiều dài khoảng 71 km.

"Phương án này có hướng tuyến kết nối từ TP. Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp nhất và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư xây dựng và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai", Bộ Giao thông vận tải đánh giá.

Về lựa chọn phương án, theo Bộ Giao thông vận tải, tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thuộc trách nhiệm quản lý của các địa phương.

Tuy nhiên, do tính chất kết nối liên vùng, Bộ Giao thông vận tải đã hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp với Đồng Nai, Bình Phước nhiều lần kiểm tra thực địa, tổ chức họp bàn về phương án đầu tư với sự tham gia của các Bộ, UNESCO, các địa phương liên quan, trong đó kiến nghị hướng tuyến không đi qua khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai [không đi qua cầu Mã Đà]. Đề xuất này đã được nhiều Bộ, ngành, UNESCO và các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai cơ bản thống nhất.

Để sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị, về lâu dài, giao UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các tác động để lựa chọn hướng tuyến chi tiết phương án kết nối tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai, bao gồm cả phương án qua cầu Mã Đà trong quá trình lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai quy hoạch mạng lưới đồng bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở nghiên cứu, triển khai đầu tư.

Đồng Nai với Bình Phước bao nhiêu km?

Câu hỏi: Từ Đồng Nai đi Bình Phước bao nhiêu km nếu di chuyển bằng xe khách? Trả lời: Đường di chuyển bằng xe khách đi Đồng Nai Bình Phước có chiều dài khoảng 151 km.

Xe đi từ Bình Dương đến Bình Phước bao nhiêu km?

Trả lời: Đường di chuyển bằng xe khách đi Bình Dương Bình Phước có chiều dài khoảng 81 km.

Hiện nay 2023 tỉnh Bình Phước có bao nhiêu thị xã?

Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 7 huyện, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 20 phường, 5 thị trấn và 86 xã.

tỉnh Bình Phước bao nhiêu km vuông?

Tỉnh Bình Phước có diện tích tự nhiên 6.873,56 km2.

Chủ Đề