Em hay cho ưu nhược điểm và phân loại phân hóa học

Ở tại phần một Nông Nghiệp Xanh Việt Nam giới thiệu cho các bạn biết được Ưu và nhược điểm của phân bón hữu cơ truyền thống là gì rồi. Và tiếp theo bài viết này là phần tiếp theo sẽ cho bạn biết được rằng phân bón theo quy trình công nghiệp để chế biến ra loại phân bón hữu cơ chăm sóc cho cây trồng khu vườn của bạn.

1. Phân bón cho cây trồng là gì ?
 

Phân bón là nguồn sống dinh dưỡng cho cây, thiếu nó thì cây sẽ không thể sinh trưởng; cây trồng đòi hỏi một lượng dưỡng chất cao từ đất để phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Công việc bón phân hữu cơ sẽ giúp bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cây phát triển tốt cho một vụ mùa năng suất và chất lượng.
 

Trong phân bón có chứa các hàm lượng dinh dưỡng nhất định như vi lượng, đa lượng. Các chất dinh dưỡng này được hình thành từ chất thải của gia súc, tàn dư thân lá cây, phân, gia cầm, than bùn hay các chất hưu cơ từ sinh hoạt hằng ngàyồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ. Khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ sung các chất mùn, chất hưu cơ, các loại vi sinh vật cho đất đai và cây trồng.

2. Có bao nhiêu loại phân hữu cơ ?
 

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

+ Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.

+ Phân bón hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,…

3. Phân bón hữu cơ chế biến theo quy trình công nghiệp
 

Là những loại phân bón hữu cơ được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất ra loại phân bón có chất lượng tốt hơn, đầy đủ dưỡng chất so với nguyên liệu đầu vào và các loại phân bón hữu cơ truyền thống.

3.1. Phân bón hữu cơ khoáng
 

Là  sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18%  tổng số các chất vô cơ [hóa học,  N+P+K].
 

Ưu điểm:

Có hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao.
 

Nhược điểm:

Bón lâu ngày sẽ không tốt cho đất và hệ vi sinh vật đất.

3.2. Phân bón hữu cơ vi sinh
 

Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp  từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.
 

Ưu điểm:

Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,…cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích.
 

Nhược điểm:

Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học.

3.3. Phân bón vi sinh
 

Phân bón vi sinh là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm : vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…..
 

Ưu điểm:

Bổ sung thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng, tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm [N], khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, nâng cao hiệu quả sử dung hấp thu phân bón.
 

Nhược điểm:

Phân bón vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng [từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải lân,..] cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Có hạn sử dụng và mỗi loại đều phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng. Ví dụ phân vi sinh cố đinh đạm chỉ phù hợp bón cho các cây trồng họ đậu,….

Vi sinh vật phải có chất hữu cơ làm nguồn thức ăn để phát triển nền cần bón bổ sung thêm phân bón hưu cơ để làm thức ăn cho VSV, khiến tốn thêm một khoản chi phí để bón phân hữu cơ.

3.4. Phân bón hữu cơ sinh học
 

Là sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học được chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.
 

Ưu điểm:

Có thể dùng bón được tất cả các giai đoạn của cây trồng : bón lót, bón thúc, bón nuôi quả,…

Cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Bổ sung một lượng lớn chất mùn, acid Humic, Humin,…. giúp cải tạo các đặc tính hóa học -  sinh học – vật lý của đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng và xói mòn đất, phân giải các độc tố trong đất.

Bổ sung thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển giúp khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và với những bất lợi từ thời tiết, hạn chế sâu bệnh hại.

Tăng hiệu lực hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất bằng việc cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu [khó tiêu] thành dễ hấp thu [dễ tiêu], thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích.
 

Nhược điểm:

Phân bón hữu cơ sinh học là giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác, nhưng giá thành không phải là vấn đề, vì bù lại giá thành cao hơn nhưng có chất lượng tốt hơn, sẽ làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập. Ngoài ra, sẽ hạn chế tối đa hoặc không phải sử dụng các loại phân bón hóa học, các loại thuốc BVTV, từ đó giảm được chi phí phân bón hóa học và thuốc BVTV, đảm bảo sức khỏe con người.

Nông Nghiệp Xanh Việt Nam chúng tôi khuyến cáo
 

Ngoài việc muốn tránh khỏi các mầm bệnh gây nên từ tác hại của tự nhiên lên cây trồng, các bạn nông dân mình cũng phải lưu ý rằng phải nắm rõ, hiểu biết về các loại phân bón hữu cơ để đưa ra lựa chọn thông minh, lựa chọn những sản phẩm phân bón chất lượng, phù hợp với loại cây trồng bà con đang canh tác để đạt hiểu quả cao trong canh tác nông nghiệp.

CÔNG TY  TNHH  NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM - VINAGREEN CO,LTD

Địa chỉ: 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P Đa Kao, Q1, TP HCM

Điện thoại: 0919 76 13 03 - 0283 8296 098

Fax: 0283.8296.098

Email: 

Website: phanvinaxanh.net - phanvinaxanh.com

Các bài khác

Video liên quan

Chủ Đề