Facebook là mạng xã hội được thành lập bởi ai

Đầu tiên vào năm 2002, chàng thanh niên Mark Zuckerberg lúc đấy đang là sinh viên của đại học Harvard danh tiếng. Một ngày nọ, Mark Zuckerberg tự hỏi tại sao không có một công cụ nào giúp bạn có thể tìm hiểu về người khác. Không biết làm thế nào để xây dựng một công cụ như vậy nên Mark Zuckerberg bắt đầu xây dựng những công cụ nhỏ hơn.

Từ ý định trên Mark Zuckerberg đã suy nghĩ và nảy ra ý tưởng xây dựng nên một trang web làm nơi giao tiếp của các sinh viên trường Harvard nơi anh đang theo học, thậm chí hướng phát triển ban đầu là chọn ra những bức ảnh cá nhân  trong trường Harvard sau đó người xem có thể lựa chọn bức ảnh nào “hot” hơn.

Dựa trên hình mẫu của trang “Hot or Not”, Zuckerberg đã cùng với 3 người bạn thân là Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes  thành lập mạng xã hội giữa các sinh viên Harvard với nhau mang tên “FaceMash”, tiền thân của Facebook bây giờ. Sau đó Mark Zuckerberg sử dụng ảnh của các sinh viên mà anh “hack” được từ dữ liệu trường Harvard. Dù vi phạm quy chế thông tin sinh viên của Harvard, “FaceMash” đã thể hiện khái niệm sơ khai nhất của Facebook - mọi người có thể tìm được nhau online.

Học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tên là “the Facebook.com”, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004. Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học Harvard. Trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại Harvard đã đăng ký sử dụng dịch vụ này.

Từ thành công đối với sinh viên Harvard, Mark Zuckerberg cùng với 3 người bạn đã đẩy mạnh quảng bá trang web đến nhiều trường đại học tại Mỹ và Canada. 

Giao diện ban đầu của Facebook

Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale. Nó tiếp tục mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ chữ “The” ra khỏi tên sau khi mua được tên miền “Facebook.com” vào năm 2005 với giá 200.000 USD.

Từ đó bắt đầu xuất hiện một đế chế mang tên Facebook. Dưới sự lãnh đạo của Mark Zuckerberg, Facebook thực hiện sứ mệnh giúp mọi người trên thế giới giao tiếp với nhau thông qua mạng xã hội. Anh cũng nhắn nhủ với các nhà đầu tư của mình “Chúng ta không tạo nên dịch vụ để kiếm tiền, chúng ta kiếm tiền để phát triển dịch vụ tốt hơn”.  

Facebook dần chiếm lĩnh thị trường trên toàn thế giới

Ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại đồng nghĩa với việc gia tăng nhu cầu sử dụng mạng xã hội. Các con số thống kê cho thấy lượng người dùng mạng xã hội nói chung trên toàn thế giới đã chạm ngưỡng xấp xỉ 3,3 tỷ.

Trong đó, Facebook vẫn đang dẫn đầu với 2,23 tỷ người dùng, YouTube và WhatsApp đồng hạng ở vị trí thứ 2 với 1,5 tỷ người dùng, tiếp sau đó là các nền tảng Facebook Messenger, WeChat, Instagram,..

Facebook vẫn là mạng xã hội có đông người dùng nhất, tiếp theo là YouTube, WhatsApp, FB Messenger, WeChat,...

Bất chấp những lo ngại về thu thập dữ liệu người dùng, điển hình như vụ scandal của Facebook và Cambridge Analytica gần đây, lượng người dùng mạng xã hội không những giảm mà còn tăng trưởng khá đều đặn.

Theo thống kê, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới tăng 8% trong 3 tháng vừa qua, lên mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới. Ấn Độ là nước có lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 với 58 triệu người dùng, tăng 5% trong quý đầu năm, và rộng hơn là 16% so với cùng kỳ năm ngoái. TPHCM cũng nằm trong top 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất, với 14 triệu người dùng.

Trên đây là giới thiệu của TDFOSS về sự ra đời của mạng xã hội Facebook,hi vọng những kiến thức nêu trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự ra đời của Facebook. Hiện tại TDFOSS nhận cung cấp một số dịch vụ liên quan đến Facebook như: Dịch vụ quản lý fanpage, dịch vụ marketing Facebook...Chi tiết xin liên hệ trang chủ TDFOSS hoặc liên hệ qua số hotline 0905 908 430.

>>> Xem thêm: Tại sao nên sử dụng dịch vụ quản lý Fanpage?

Mạng xã hội Facebook không còn là cái tên xa lạ với chúng ta hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết tường tận về các chức năng của Facebook. Vậy mạng xã hội facebook được thành lập vào năm nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Mạng xã hội Facebook là gì?

Facebook là một trang mạng xã hội giúp bạn dễ dàng kết nối và chia sẻ trực tuyến với gia đình và bạn bè bất cứ ở đâu trên thế giới.

Tại nền tảng Facebook, mọi người dùng có thể đăng bình luận, chia sẻ ảnh và đăng liên kết đến tin tức hoặc nội dung thú vị khác trên website, trò chuyện trực tiếp và xem video dạng ngắn. Nội dung được chia sẻ có thể được truy cập công khai hoặc chỉ có thể được chia sẻ giữa một nhóm bạn bè hoặc gia đình được chọn hoặc với một người duy nhất.

Mạng xã hội Facebook là gì?

Xem thêm: Mạng xã hội Gapo

Những tính năng nổi bật của Facebook

– Trò chuyện và tương tác với bạn bè mọi lúc mọi nói chỉ cần có thiết bị được kết nối Internet.

– Cập nhật, chia sẻ hình ảnh, video, thông tin, story [câu chuyện].

– Tìm kiếm bạn bè thông qua địa chỉ email, số điện thoại, tên người dùng hay thậm chí là thông qua bạn chung.

– Tận dụng làm nơi bán hàng online như: Tạo Fanpage để bán hàng, bán hàng trên trang cá nhân.

– Đa dạng game cho người dùng mặc sức giải trí, trải nghiệm.

– Khả năng tag [gắn thẻ] hình ảnh, nhận diện khuôn mặt thông minh.

– Cho phép tạo khảo sát/thăm dò ý kiến ngay trên tường cá nhân.

Facebook được thành lập năm nào?

Facebook được sáng lập bởi Mark Zuckerberg vào năm 2004 tại trường Đại học Harvard với số lượng người dùng khá ít ỏi. Vào cuối năm 2012, mạng xã hội Facebook đạt hơn 1 tỷ người sử dụng và trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới tại thời điểm đó.

Facebook được sáng lập bởi Mark Zuckerberg

Tìm hiểu thêm: Mạng xã hội Hàn Quốc

Facebook có mặt trên tất cả các nền tảng di động, PC và trên tất cả các hệ điều hành phổ biến như Android, iOS, Windows… giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng Facebook mọi lúc mọi nơi. Đăng kí tài khoản trên Facebook khá dễ dàng và nhanh chóng, bạn chỉ cần cung cấp địa chỉ email, họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại [nếu có] và vài cú nhấp chuột là bạn đã có một tài khoản Facebook để đăng ảnh, status và kết bạn tán gẫu được rồi.

Một trong những điểm thú vị trên Facebook đó là các Fanpage – các trang web được xây dựng với mục đích cộng đồng chỉ cho phép người dùng thích trang và bình luận mà không thể kết bạn với các tài khoản khác. Fanpage rất phù hợp với đối tượng là các doanh nghiệp hoặc người bán hàng online bởi đây là kênh mà họ có thể quảng bá sản phẩm và thông báo về các chương trình khuyến mại về doanh nghiệp của mình. Ngoài Fanpage thì Facebook còn có các hội nhóm [Group] quy tụ các thành viên có cùng một mục đích và mỗi thành viên có thể đăng các bài viết trên nhóm và các thành viên khác cùng thảo luận và tương tác.

Một số lưu ý khi sử dụng Facebook

Nhờ Facebook mà chúng ta có thể thoải mái chia sẻ, tương tác với nhau và tận dụng những tính năng vô cùng hữu ích khác. Tuy vậy, không phải lúc nào Facebook cũng là tích cực, nó sẽ trở nên “phản tác dụng” nếu như chúng ta không biết những lưu ý dưới đây:

– Thông tin cá nhân trên Facebook của bạn có thể được thu thập bởi người khác để sử dụng với nhiều mục đích dù tốt hay xấu, bạn nên hạn chế chia sẻ những thông tin quan trọng về bản thân.

– Những ứng dụng có tính năng tương tác với người dùng, những ứng dụng giải trí xuất hiện ngày càng nhiều trên Facebook cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị thu thập thông tin. Hãy tránh các ứng dụng yêu cầu bạn nhập mật khẩu để đăng nhập.

– Việc click vào đường link lạ sẽ khiến tài khoản của bạn bị kẻ gian chiếm đoạt, và còn trở thành công cụ để spam link rác cho hàng loạt các tài khoản khác, vì thế bạn phải thật cẩn trọng với các link hoặc File trên Facebook.

– Việc thể hiện quan điểm cá nhân một cách vô tội vạ cũng là một lưu ý đáng lường trước. Người ta thường nói “lời nói gió bay”, tuy nhiên đối với mạng xã hội thì vấn đề này không đúng, bất kể lời bình luận nào trên Facebook của bạn đều được cư dân mạng ghi lại và đôi khi những lời nói bốc đồng lúc đang tức giận đôi khi có tác hại mạnh đến nỗi bạn không tưởng tượng ra nỗi đấy!

Video liên quan

Chủ Đề