Giá trị pH là bao nhiêu khi trung hòa hoàn toàn một dung dịch HCl bằng NaOH

Giá trị của pH là bao nhiêu khi trung hòa hoàn toàn một dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH?

A.

pH = 1.

B.

pH = 7.

C.

pH = 10.

D.

pH = 14.

Đáp án và lời giải
Đáp án:B
Lời giải:

pH = 7.

Bạn có muốn?

Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

Xem thêm

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

  • Đối với cùng một hệ dao động thì ngoại lực trong dao động duy trì và trong dao động cưỡng bức cộng hưởng khác nhau là do

  • Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số nhưng vuông pha. Tại thời điểm giá trị tức thời của hai li độ là 6 cm và 8 cm Giá trị của li độ tổng hợp tại thời điểm đó là:

  • Nhận xét nào sau đây là đúng về dao động điều hòa của con lắc đơn

  • Chọn câu sai. Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, lực kéo về tác dụng vào vật

  • Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với chu kì 0,2s. Lấy gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua vị trí có li độ 2cm theo chiều âm với tốc độ là 20π cm/s. Phương trình dao động của chất điểm là:

  • Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos[$\frac{2\pi}{T}t + \frac{\pi}{3}$]cm. Tính từ thời điểm ban đầu, sau khoảng thời gian t = $\frac{7T}{6}$ vật đi được quãng đường 15cm. Biên độ dao động của vật là

  • Vận tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi

  • Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = – 3sin[5πt – π/3] cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là

  • Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos[5πt + π/3] cm. Biên độ dao động và tần số góc của vật là

Bài tập phương pháp tính pH

  • A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
  • B. Bài tập trắc nghiệm
  • C. Bài tập tự luận

A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa

a. PH với axit, bazo mạnh

Phương pháp

- Tính số mol H+/OH- hoặc tổng số mol H+/OH-

- Tính nồng độ H+/OH-

- Áp dụng công thức tính pH: pH=-lg[H+]

- Nếu là dung dịch bazo ta tính nồng độ OH- ⇒ pOH ⇒ pH= 14 – pOH

Ví dụ minh họa

Bài 1: Trộn 10g dung dịch HCl 7,3% với 20g dung dịch H2SO4 4,9% rồi thêm nước để được 100ml dung dịch A. Tính pH của dung dịch A.

Hướng dẫn:

Số mol HCl là nHCl = [10.7,3]/[100.36,5] = 0,02 mol

Số mol H2SO4 là nH2SO4 = [20.4,9]/[100.98] = 0,01 mol

Phương trình điện ly: HCl → H+ + Cl-

0,02 → 0,02 mol

H2SO4 → 2H+ + SO42-

0,01 → 0,02 mol

Tổng số mol H+ là nH+ = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol

CM[H+] = 0,04/0,1 = 0,4 M ⇒ pH = 0,4

Bài 2: Hoà tan 3,66 gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800ml dung dịch A và 0,896 lít H2 [đktc]. Tính pH của dung dịch A

Hướng dẫn:

nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

Gọi số mol của Na và Ba lần lượt là x, y mol. Ta có: 23x + 137y = 3,66 [1]

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2

x → x → x/2 mol

Ba + 2H2O → Ba[OH]2 + H2

y → y → y mol

⇒ x/2 + y = 0,04 [2]

Từ [1], [2] ta có: x = 0,04 và y = 0,02

Phương trình điện ly: NaOH → Na+ + OH-

0,04 0,04 mol

Ba[OH]2 → Ba2+ + 2OH-

0,02 0,04 mol

Tổng số mol OH- là: nOH- = 0,08 mol

CM[OH-] = 0,08/0,8 = 0,1 M ⇒ pOH = 1 ⇒ pH = 13

Bài 3: Hòa tan 4,9 mg H2SO4 vào nước thu dược 1 lít dd. pH của dd thu được là:

Hướng dẫn:

nH2SO4 = 4,9/98 = 0,05 mol ⇒ CM[H2SO4] = 5.10-5/1 = 5.10-5 M

⇒ [H+] = 10-4 M ⇒ pH = -log[10-4] = 4

Bài 4: Cho 15 ml dung dịch HNO3 có pH = 2 trung hòa hết 10 ml dung dịch Ba[OH]2 có pH = a. Giá trị của a là:

Hướng dẫn:

nHNO3 = 1,5.10-2.10-2 = 1,5.10-4 ⇒ nBa[OH]2 = 7,5.10-5 mol

⇒ CM[OH-] = 1,5.10-4/10-2 = 1,5.10-2 ⇒ pOH = 1,8 ⇒ pH = 12,2

Bài 5: Hoà tan m gam Zn vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được 0,784 lít khí hiđro và dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?

Hướng dẫn:

nH2 = 0,784/22,4 = 0,035 mol ⇒ mol axit H2SO4 phản ứng là 0,035 mol

Mol axit H2SO4 dư = 0,04 - 0,035 = 0,005 mol ⇒ [H+] = 0,1 ⇒ pH = 1

Bài 6: A là dung dịch HNO3 0,01M ; B là dung dịch H2SO4 0,005M. Trộn các thể tích bằng nhau của A và B được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X

Hướng dẫn:

Tổng mol H+ là 0,02 mol ⇒ [H+] = 0,01 ⇒ pH = 2

b. PH với axit, bazo yếu

Phương pháp

Tương tự như axit mạnh.

Sử dụng kết hợp công thức tính độ điện ly α, hằng số điện ly axit, bazo: Ka, Kb

- Độ điện li α của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion [n] và tổng số phân tử hòa tan [no]

- Hằng số phân li axit: HA ⇔ H+ + A-

[chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ]

-Hằng số phân li bazo: BOH ⇔ B+ + OH-

Ví dụ minh họa

Bài 1: Hoà tan 1,07g NH4Cl vào nước được 2 lít dung dịch X.

a. Tính pH của dung dịch X biết hằng số phân li bazơ của NH3 là 1,8.10-5.

b. Nếu thêm vào dung dịch X 100 ml dd HCl 0,01M được dd Y. Tính pH của dd Y?

Hướng dẫn:

a. nNH4Cl= 1,07/53,5 = 0,02 ⇒ CM[NH4Cl] = 0,02/2 = 0,01 M

Phương trình điện ly:

NH4Cl → NH4+ + Cl-

0,01 …… 0,01

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

Ban đầu: 0,01

Điện ly: x …………………..x………x

Sau điện ly : 0,01-x……………x………. x

Kb = x2/[0,01-x] = 1,8.10-5 ⇒ x = 4,24.10-4 ⇒ pH = 3,37

b. Phương trình điện ly:

HCl → H+ + Cl-

0,001 0,001

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

Ban đầu: 0,01……………………….0,001

Điện ly: x………………….x………x

Sau điện ly: 0,01-x…………… x………x+0,001

Kb = x[x+0,001]/[0,01-x] = 1,8.10-5 ⇒ x = 3,69.10-4 ⇒ pH = 3,43

Bài 2: Dung dịch A chứa NH3 0,1M và NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch biết Kb của NH3= 1,75.10-5.

Hướng dẫn:

NaOH → Na+ + OH-

0,1 0,1

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

Ban đầu: 0,1 0,1

Điện ly: x x x

Sau điện ly: 0,1- x x x + 0,1

Kb = x[0,1+x]/[0,1-x] = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-3 ⇒ pOH = 4,76 ⇒ pH = 9,24

Bài 3: Tính pH của dd NH3 0,1M, biết Kb của NH3 = 1,8.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước

Hướng dẫn:

Kb = x2/[0,1-x] = 1,8.10-5 ⇒ x = 1,34.10-3 ⇒ pOH = 2,87

⇒ pH = 11,13

Bài 4: Tính pH của dd CH3COONa 0,5M; biết Kb của CH3COO- = 5,71.10-10 và bỏ qua sự phân li của nước

Hướng dẫn:

Ka = x2/[0,5-x] = 5,71.10-10 ⇒ x = 1,68.10-5 ⇒ pOH = 4,77

⇒ pH = 9,23

Bài 5: Cho dd hh X gồm HCl 0,01 M và CH3COOH 0,1M. Biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:

Hướng dẫn:

Ka = x[0,01+x]/[0,1-x] = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-5 ⇒ pH = 1,99

Bài 6: Cho dd hh X gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:

Hướng dẫn:

Ka = x[0,1+x]/[0,1-x] = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-5 ⇒ pH = 4,76

c. Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện ly để đạt được pH định trước.

Phương pháp

-Tính số mol axit, bazo

-Viết phương trình điện li

-Tính tổng số mol H+, OH-

-Viết phương trình phản ứng trung hòa

-Xác định môi trường của dung dịch dựa vào pH ⇒ Xem xét mol axit hay bazơ dư ⇒ tìm các giá trị mà bài toán yêu cầu.

Chú ý: Vdd sau khi trộn = Vaxit + Vbazo

Ví dụ minh họa

Bài 1: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M ; HNO3 0,2M ; HCl 0,3M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba[OH]2 0,1M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có pH = 1. Coi Ba[OH]2 và H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc.

Hướng dẫn:

Sau khi trộn 3 dung dịch axit có thể tích bằng nhau ta thu được nồng độ mới của 3 axit là: CM[HCl] = 0,1 M; CM[HNO3] = 0,2/3; CM[H2SO4] = 0,1/3. Trong 300 ml dung dịch A: nHCl = 0,03 mol; nH2SO4 = 0,01 mol; nHNO3 = 0,02 mol

Phương trình điện ly:

H2SO4 → 2H+ + SO42-

0,01……. 0,02

HNO3 → H+ + NO3-

0,02 ….. 0,02

HCl → H+ + Cl-

0,03… 0,03

Tổng mol H+ là nH+ = 0,07 mol

Gọi x là thể tích của dung dịch B cần dung.

nNaOH = 0,2x; nBa[OH]2 = 0,1x

Phương trình điện ly:

NaOH → Na+ + OH-

0,2x……………..0,2x

Ba[OH]2 → Ba2+ + 2OH-

0,1x……………….0,2x

Tổng số mol OH- là: nOH- = 0,4x

Ta có: H+ + OH- → H2O [Sau phản ứng pH =1 ⇒ dư axit]

Ban đầu 0,07……0,4x

Pư 0,4x……0,4x

Sau pư 0,07-0,4x….0

[0,07-0,4x]/[x+0,3] = 0,1 ⇒ x= 0,08 lít

Bài 2: Trộn 100 ml dung dịch có pH =1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a[mol/l] thu được 200 ml dung dịch A có pH = 12.

a. Tính a

b. Pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được pH = 11

Hướng dẫn:

a. nH+ = 0,01 mol; nOH- = 0,1a mol

Ta có: H+ + OH- → H2O [Sau phản ứng pH =12 ⇒ dư bazo]

Ban đầu 0,01……0,1a

Pư 0,01……0,01

Sau pư 0....….0,01-0,1a

[0,01-0,1a]/[0,1+0,1] = 0,01 ⇒ a= 0,08 lít

b. số mol NaOH dư : nOH- = 0,002 mol

Gọi x là thể tích nước thêm vào.

Dung dịch sau pha loãng có pH = 10 ⇒ 0,002/[0,2+x] = 0,001 ⇒ x = 1,8

Vậy cần phải pha loãng 10 lần.

Bài 3: Tính tỷ lệ thể tích khi dung dịch HCl có pH = 1 và dung dịch HCl pH = 4 cần dùng để pha trộn thành dung dịch có pH = 3.

Hướng dẫn:

Đáp án: 1/110

Bài 4: Cho 100 ml dd hh gồm Ba[OH]2 0,1M và NaOH 0,1M với V ml dd hh gồm H2SO40,0375M và HCl 0,0125M thu được dd có pH = 2 . Giá trị V là:

Hướng dẫn:

nOH- = 0,03 mol; nH+ = 0,0875 V

Dung dịch sau khi trộn pH = 2 → môi trường axit .

[0,0875V-0,03]/[0,1+V] = 10-2 → V = 0,4 lit

Bài 5: Trộn 300 ml dd hh gồm H2SO4 0,1M và HCl 0,15M với V ml dd hh gồm NaOH 0,3M và Ba[OH]2 0,1M, thu được dd X có pH = 12. Giá trị của V là:

Hướng dẫn:

nOH- = 0,5.V mol; nH+ = 0,0645 V

Dung dịch sau khi trộn pH = 12 → môi trường bazo.

[0,5V - 0,0645]/[0,3+V] = 10-2 → V = 0,15 lit

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Câu nào sai khi nói về pH và pOH của dung dịch ?

A. pH = lg[H+]

B. pH + pOH = 14

C. [H+].[OH-] = 10-14

D. [H+] = 10-a ⇔ pH = a

Bài 2: Dung dịch H2SO4 0,10 M có

A. pH = 1

B. pH < 1

C. pH > 1

D. [H+] > 2,0M

Bài 3: pH của hỗn hợp dung dịch HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 12

Bài 4: pH của dung dịch Ba[OH]2 0,05M là.

A. 13

B. 12

C. 1

D. 11

Bài 5: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250ml dd có pH = 10

A. 0,1 gam

B. 0,01 gam

C. 0,001 gam

D. 0,0001 gam

Bài 6: Số ml dung dịch NaOH có pH = 12 cần để trung hoà 10ml dung dịch HCl có pH = 1 là

A. 12ml

B. 10ml

C. 100ml

D. 1ml.

Bài 7: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,15M với 300 ml dung dịch Ba[OH]2nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của a và m lần lượt là

A.0,15 và 2,330

B. 0,10 và 6,990.

C.0,10 và 4,660

D. 0.05 và 3,495

Bài 8: Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là

A. 134.

B. 147.

C. 114.

D. 169.

Bài 9: Ba dung dịch axit sau có cùng nồng độ mol: HCl, H2SO4, CH3COOH. Giá trị pH của chúng tăng theo thứ tự là

A. HCl, H2SO4, CH3COOH.

B. CH3COOH, HCl, H2SO4.

C. H2SO4, HCl, CH3COOH.

D. HCl, CH3COOH, H2SO4.

Bài 10: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là

A. a < b =1.

B. a > b = 1.

C. a = b = 1.

D. a = b > 1.

Bài 12: Tính pH của dd CH3COOH 0,2M, biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước

A. 5,46

B. 4,76

C. 2,73

D. 0,7

Bài 13: Cho dd hh X gồm HF 0,09M và KF 0,08M. Biết Ka của HF = 6,5.10-5, bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:

A. 1,1

B. 4,2

C. 2,5

D. 0,8

Bài 14: Khi pha loãng dung dịch axit HCl có pH = a ta thu được dung dịch mới có

A.pH > a

B. pH = a

C. pH < a

D. Cả A, B, C đều đúng

Bài 15: Cần trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 với bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH=10 để thu được dung dịch NaOH có pH = 11.

A.1

B.10

C.100

D.1000.

Bài 16: Trộn V1 lit dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 11, thì tỷ lệ V1: V2 có giá trị nào?

A. 9:11

B. 11:9

C. 9:2

D. 2:9

Câu 17: Trộn 20 ml dd KOH 0,35M với 80 ml dung dịch HCl 0,1 M được 100ml dd có pH là

A.4

B. 12.

C. 7.

D. 13.

Câu 18: Cho 40ml dd HCl 0,75M vào 160ml dd chứa đồng thời Ba[OH]2 0,08M và KOH 0,04M thu được 200ml dd có pH là

A. 2. B. 3. C. 11. D. 12.

Câu 19: Trộn 100ml dd hỗn hợp gồm Ba[OH]2 0,1M và NaOH 0,1M với 400ml dd hỗn hợp gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dd có pH là

A. 1.

B. 2.

C. 6.

D. 7.

Câu 20: Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250ml dd X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 5,32 lit H2 [đktc] và dd Y có pH là

A. 1

B. 2.

C. 4.

D. 7.

Câu 21: Trộn lẫn 2 dd có thể tích bằng nhau của dd HCl 0,2M và dd Ba[OH]2 0,2M. pH của dd thu được là

A. 9.

B. 12,5.

C. 14,2 .

D. 13.

Câu 22: Trộn hai thể tích dd HCl 0,1M với một thể tích dd gồm NaOH 0,2M và Ba[OH]2 0,15M thu được dd Z có pH là

A. 1.

B. 2.

C. 12.

D. 13.

Câu 23: Trộn 300 ml dd HCl 0,05 M với 200 ml dd Ba[OH]2 x mol/l thu được 500 ml dd có pH=2. Giá trị của x là

A. 0,025.

B. 0,05.

C. 0,1.

D. 0,5.

Câu 24: Trộn 300 ml dd HCl 0,05 M với 200 ml dd Ba[OH]2 a mol/l thu được 500 ml dd có pH=12. Giá trị của a là

A. 0,025.

B. 0,05.

C. 0,1.

D. 0,5.

Câu 25: Trộn 100ml dd H2SO4 0,01M với 400ml dd Ba[OH]2 nồng độ a mol/l thu được m gam kết tủa và dd còn lại có pH=12. Giá trị của m và a là

A. 0,233 gam; 8,75.10-3

B. 0,8155 gam; 8,75.10-3M.

C. 0,233 gam; 5.10-3M.

D. 0,8155 gam; 5.10-3M.

Câu 26: Trộn 300ml dd HCl 0,05M với 200ml dd Ba[OH]2 nồng độ a mol/l thu được 500ml dd có pH=x. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 1,9875 gam chất rắn. Giá trị của a và x lần lượt là

A. 0,05M; 13.

B. 2,5.10-3M; 13.

C. 0,05M; 12.

D. 2,5.10-3M; 12.

Câu 27: Trộn 150 ml dd HCl nồng độ a mol/l với 250 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,5M và Ba[OH]2 0,1M thu được dd có pH=12. Giá trị của a là

A. 0,175M.

B. 0,01M.

C. 0,57M.

D. 1,14M.

Câu 28: Trộn 250 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dd NaOH nồng độ b mol/l được 500 ml dd có pH=12. Giá trị của b là

A. 0,06M.

B. 0,12M.

C. 0,18M.

D. 0,2M.

Câu 29: Trộn 100ml dd có pH=1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dd NaOH nồng độ a mol /l thu được 200ml dd có pH=12. Giá trị của a là

A. 0,15.

B. 0,30.

C. 0,03.

D. 0,12.

Câu 30: Trộn 250 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dd Ba[OH]2 nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH=12 . Giá trị của m và x tương ứng là

A. 0,5825 gam; 0,06M.

B. 3,495 gam; 0,06M

.C. 0,5825 gam; 0,12M.

D. 3,495 gam; 0,12M.

Câu 31: Trộn 200 ml dd gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05 M với 300 ml dd Ba[OH]2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH=13. Giá trị của a và m tương ứng là

A. 0,15 và 2,33.

B. 0,3 và 10,485.

C. 0,15 và 10,485.

D. 0,3 và 2,33.

Câu 32: Có 10 ml dung dịch HCl pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều thì thu được dung dịch có pH = 4. Giá trị của x là

A. 10 ml

B. 90 ml

C. 100 ml

D. 40 ml

Câu 33: Cho dd NaOH có pH = 12. Để thu được dd NaOH có pH = 11 cần pha loãng dd NaOH ban đầu [bằng nước]

A. 10 lần.

B. 20 lần.

C. 15 lần.

D. 5 lần.

Câu 34: Dung dịch NaOH có pH=11. Để thu được dd NaOH có pH=9 cần pha loãng dd NaOH ban đầu [bằng nước]

A. 500 lần.

B. 3 lần.

C. 20 lần.

D. 100 lần.

C. Bài tập tự luận

Câu 1: Trộn 100 ml dd HCl 1,2 M với 100ml dd Ca[OH]2 0,5M được dd D. Tính pH của dd D? [Coi Ca[OH]2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc]

Câu 2: Trộn 200 ml dd Ba[OH]2 0,1M với 100ml dd H2SO4 0,3M . Tính pH của dd thu được? [Coi Ba[OH]2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc]

Câu 3: Hòa tan 2,4 g Mg trong 150 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch thu được có pH bằng bao nhiêu?

Câu 4: Cho 100 ml dd H2SO4 có pH = 2 tác dụng với 100 ml dd NaOH 0,01M. Tính pH của dd sau phản ứng?[ coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

Câu 5: Lấy 200ml dd H2SO4 có p H = 1 , rồi thêm vào đó 0,88g NaOH. Tính pH của dd thu được?[ coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

Câu 6: Tính V ml dd HCl 0,094M cần cho vào 200ml dd NaOH 0,2M để thu được dung dịch có pH = 2.

Câu 7: Dung dịch Ba[OH]2 có p H = 13 [dd A]. Dung dịch HCl có pH = 1 [dd B].

a. Tính CMcủa A và B ?[ coi Ba[OH]2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

b.Trộn 2,25 lít dd A với 2,75 lít dd B. Tính pH của dd thu được?

Câu 8: Trộn X là dd H2SO4 0,02M với Y là dd NaOH 0,035M thu được dd Z có pH = 2.Tính tỉ lệ về thể tích giữa dd X và dd Y? [ coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

Câu 9: Tính V ml dd KOH 0,1M cần dùng để trung hòa 10 ml dd X gồm 2 axit HCl và HNO3 có pH = 2 ?

Câu 10: Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần cho vào 0,5 lit dd H2SO4 1M để thu được dung dịch có pH = 13.[ coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

Câu 11: Trộn 100 ml dd NaOH có pH = 12 với 100ml dd H2SO4 thu được dd có pH = 2. Tính CM của dd H2SO4 ban đầu?

Câu 12: Cho 40 ml dd HCl 0,75 M vào 160 ml dd chứa đồng thời Ba[OH]2 0,08M và KOH 0,04 M. Tính pH của dung dịch thu được?

Câu 13: Trộn 300 ml dd chứa đồng thời NaOH 0,1 M và Ba[OH]2 0,025M với 200 ml dd H2SO4 có nồng độ x mol/l thu được m g keert tủa và 500 ml dd có pH = 2. Hãy tính m và x?[coi H2SO4 và Ba[OH]2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc].

Câu 14: Trộn 200 ml dd X chứa đồng thời HCl 0,01 M và H2SO4 0,025M với 300 ml dd Y chứa đồng thời Ba[OH]2 0,02M và NaOH 0,015M. Tính pH của dd thu được.[coi H2SO4 và Ba[OH]2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc].

Câu 15] Tính pH của các dung dịch : HNO3 10-2M ; HNO3 1,2.10-7M ; HNO3 10-9M

Câu 16.Tính pH của các dung dịch : Ba[OH]2 10-2M , KOH 10-7M ; NaOH 10-9M

Câu 17. Tính pH của các dung dịch : HCOOH 10-2M Ka = 10-3,75 ; HCN 10-2M Ka = 10-9,35 HBrO 10-2M Ka = 10-8,6

Câu 18. Tính pH của các dung dịch : Metylamin 10-1M Ka = 10-10,6 ; dimetylamin 1,5.10-2M

Ka = 10-10,87

Câu 19. Tính pH của các dung dịch : H2C2O4 10-2M K1 = 10-1,25 K2 = 10-4,27 ; H2S 10-2M Ka1 = 10-7 Ka2 = 10-12,92

Câu 20. Tính pH của các dung dịch muối : KNO3 0,5M ; Na2SO4 0,1M

Câu 21. Tính pH của các dung dịch muối : C6H5COONa 10-2M Ka = 10-4,2 ; NaClO 10-2M Ka = 10-7,53

Câu 22.Tính pH của các dung dịch muối : CH3NH3Cl 0,1M Kb = 10-3,4 Al[NO3]3 0,01M Ka1 = 10-5 [coi trong dung dịch chỉ tồn tại phức hiđroxo Al[OH]2+ ]

Câu 23. Trộn 25,00ml dung dịch NH3 8,0.10-3 M với 15,00ml dung dịch HCl 1,046,10-3M . Tính pH của dung dịch thu được . Biết Ka NH4+ = 10-9,24

Câu 24.Tính pH của dung dịch A gồm HF 0,1M và NaF 0,1M

Tính pH của 1lít dung dịch A trên trong 2 trường hợp :

a] Thêm 0,01mol HCl vào

b] Thêm 0,01 mol NaOH vào Biết Ka = 6,8.10-4

Câu 25: Dung dịch Ba[OH]2 có p H = 13 [dd A]. Dung dịch HCl có pH = 1 [dd B].

Tính CMcủa A và B ?[ coi Ba[OH]2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

Trộn 2,25 lít dd A với 2,75 lít dd B. Tính pH của dd thu được?

Câu 26: Trộn X là dd H2SO4 0,02M với Y là dd NaOH 0,035M thu được dd Z có pH = 2.Tính tỉ lệ về thể tích giữa dd X và dd Y? [ coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

Câu 27: Tính V ml dd KOH 0,1M cần dùng để trung hòa 10 ml dd X gồm 2 axit HCl và HNO3 có pH = 2 ?

Câu 28: Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần cho vào 0,5 lit dd H2SO4 1M để thu được dung dịch có pH = 13.[ coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

Câu 29: Trộn 100 ml dd NaOH có pH = 12 với 100ml dd H2SO4 thu được dd có pH = 2. Tính CM của dd H2SO4 ban đầu?

Câu 30: Cho 40 ml dd HCl 0,75 M vào 160 ml dd chứa đồng thời Ba[OH]2 0,08M và KOH 0,04 M. Tính pH của dung dịch thu được?

Câu 31: Trộn 300 ml dd chứa đồng thời NaOH 0,1 M và Ba[OH]2 0,025M với 200 ml dd H2SO4 có nồng độ x mol/l thu được m g keert tủa và 500 ml dd có pH = 2. Hãy tính m và x?[coi H2SO4 và Ba[OH]2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc].

Câu 32: Trộn 200 ml dd X chứa đồng thời HCl 0,01 M và H2SO4 0,025M với 300 ml dd Y chứa đồng thời Ba[OH]2 0,02M và NaOH 0,015M. Tính pH của dd thu được.[coi H2SO4 và Ba[OH]2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc].

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PH CỦA DUNG DỊCH - HÓA 11

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PH CỦA DUNG DỊCH - HÓA 11. Nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 27-09-2020

9,183 lượt xem

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Dạng 1: Tính giá trị pH của dung dịch axit mạnh

HnA → nH+ + An-

1M nM

→ Tính pH của dung dịch axit:

pH = - lg[H+]

* Lưu ý: Trong một dung dịch có nhiều axit mạnh

→ Tổng nồng độ ion H+ = [H+]HCl + [H+]HNO3 + 2[H+]H2SO4…

Ví dụ 1: Trong dung dịch A chứa hỗn hợp dung dịchH2SO42.10-4M và HCl 6.10-4M.

Hướng dẫn

→ Tổng nồng độ ion H+ = [H+]HCl + 2[H+]H2SO4

= 6.10-4 + 2.2.10-4 = 10-3 M

→ pH = 3

Dạng 2: Tính giá trị pH của dung dịch bazơ mạnh [bazơ tan]

M[OH]n → Mn+ + nOH-

1M nM

→ [H+] = 10-14/[OH-]

Hay pH + pOH = 14

→ Tính pH của dung dịch bazơ:

pH = 14 - pOH = 14 + lg[OH-].

* Lưu ý: Trong dung dịch có nhiều bazo mạnh

→ Tổng nồng độ OH- = [OH-]NaOH + [OH-]KOH + 2[OH-]Ba[OH]2 + …

Ví dụ 2: Tính pH của dung dịch NaOH, biết 2 lít dung dịch đó có chứa 8 gam NaOH

Hướng dẫn

nNaOH = 0,2 mol

CNaOH = 0,2/2 = 0,1M

NaOH → Na+ + OH-

0,1 0,1

→ [OH-] = 0,1M

→ pH = 14 + lg[0,1] = 13

Dạng 3: Tính giá trị pH của dung dịch sau khi trộn dung dịch axit và dung dịch bazơ

- Tổng số mol H+ = nHCl + nHNO3 + 2nH2SO4

- Tổng số mol OH- = nNaOH + nKOH + 2nBa[OH]2 + 2nCa[OH]2

Phương trình ion thu gọn:

H+ + OH- → H2O

- Nếu H+ dư thì

[H+]dư = [nH+ ban đầu – nH+ phản ứng]/ tổng thể tích dung dịch

pH = - lg[H+]

- Nếu OH- dư thì

[OH-] = [nOH- ban đầu – nOH- phản ứng]/ tổng thể tích dung dịch

pH = 14 + lg[OH-].

Ví d3.Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba[OH]20,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO40,0375 M và HCl 0,0125 M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.

Hướng dẫn

H+ + OH-→ H2O

Tổng số mol OH-: [0,1.2 + 0,1].0,1 = 0,03 mol

Tổng số mol H+: [0,0375.2 + 0,0125].0,4 = 0,035 mol

Số mol H+dư: 0,035 – 0,03 = 0,005 mol→[H+]= 0,01M

→pH = 2

Dạng 4: Pha loãng dung dịch pH bằng nước

Dung dịch A có pH = a được pha loãng bằng nước tạo thành dung dịch B có pH = b

→ số mol H+A = số mol H+B

CA.VA = CB.VB

VB = CA.VA/CB

Trong đó: VB = VA + VH2O

Ví d4. Pha loãng 600 ml dung dịch axit HCl có pH = 1 bằng V lit nước cất thu được dung dịch có pH = 3. Tìm V

Hướng dẫn

→ số mol H+đầu = số mol H+sau

Cđầu.Vđầu = Csau.Vsau

→ Vsau = Cđầu.Vđầu/Csau

= 0,6.10-1/10-3 = 60 lit

→ VH2O = 60 – 0,6 = 59,4 lit

Dạng 5: Trộn 2 dung dịch axit và bazơ vào nhau

- Dung dịch axit mạnh có pH = a

- Dung dịch bazơ mạnh có pH = b

Gọi V và V’ lần lượt là thể tích của dung dịch axit và dung dịch bazơ

pH = a → [H+] = 10-a M

→ nH+ = 10-a.V mol

pH = b → [H+] = 10-b M

→ [OH-] = 10-14/10-b

→ nOH- = 10-14/10-b.V’ mol

Phương trình ion thu gọn:

H+ + OH- → H2O

- Nếu dung dịch thu được có pH = 7 thì axit và bazơ đều hết

10-14/10-b.V’= 10-a.V

→ Tỉ lệ V/V’ = 10-14/10-a.10-b

- Nếu dung dịch thu được có pH < 7 thì axit dư

nH+ dư = nH+ ban đầu – nH+ phản ứng

→ [H+] = [nH+ ban đầu – nH+ phản ứng]/ [V + V’]

→ [H+] = [CA.V – CB.V’]/[V + V’]

- Nếu dung dịch thu được có pH > 7 thì bazơ dư

nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng

→ [OH-] = [nOH- ban đầu – nOH- phản ứng]/[V + V’]

= [CB.V’ – CA.V]/[V + V’]

→ pH = 14 + lg[OH-].

Ví dụ 5: Phải lấy dung dịch axit mạnh pH = 5 và dung dịch bazơ mạnh pH = 9 theo tỉ lệ thể tích nào để được dung dịch có pH = 8

Hướng dẫn

nH+ = 10-5.V mol

nOH- = 10-14/10-b.V’ mol = 10-5.V’ mol

Phương trình ion thu gọn:

H+ + OH- → H2O

Dung dịch thu được có pH = 8 thì bazơ dư [OH-]sau = 10-6 M

nOH- dư = nOH- ban đầu – nOH- phản ứng

→ [OH-] = [nOH- ban đầu – nOH- phản ứng]/[V + V’]

10-6 = [10-5.V’ – 10-5.V]/[V + V’]

→ V’/V = 9/11

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Phải lấy dung dịch axit mạnh V lit có pH = 5 và dung dịch bazơ mạnh V’ lit có pH = 9 theo tỉ lệ thể tích V/V’ để được dung dịch có pH = 6 là

A. 9/11.

B. 1/1.

C. 11/9.

D. 6/5.

2. Dung dịch Ba[OH]2 có pH = 13 [dd A], dung dịch HCl có pH = 1 [dd B].Đem trộn 2,75 lít dung dịch A với 2,25 lít dung dịch B. Tính pH của dung dịch này

A. 11.

B. 12.

C. 2.

D. 3.

3. X là dung dịch H2SO4 0,02M. Y là dung dịch NaOH 0,035M. Khi trộn lẫn dung dịch X và dung dịch Y ta thu được dung dịch Z có thể tích bằng tổng thể tích 2 dung dịch đem trộn và có pH = 2. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn 2 nấc. Hãy tính tỉ lệ thể tích giữa dung dịch X và dung dịch Y

A. 3/2.

B. 2/3.

C. 2/1.

D. ½.

4. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít khí H2 đktc và dung dịch Y. Tính PH của dung dịch Y [Coi dung dịch có thể tích như ban đầu ] .

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

5. Dung dịch A gồm HCl 0,2M; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dung dịch B gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M; Ba[OH]2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được dung dịch có pH = 13

A. 11: 9.

B. 9 : 11.

C. 101 : 99.

D. 99 : 101.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC

Địa chỉ:Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 -0778494857

Email:

Tính pH của dung dịch [Phần 1]

⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

Dạng 1: Tính pH của axit mạnh hoặc bazơ mạnh.

[Xem giải] Câu 1:Tính pH cúa dung dịch sau:

1. Dung dịch H2SO4 0,0005M [coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

2. 0,5 lit dung dịch HCl có hòa tan 224 ml khí HCl ở đktc.

3. Lấy 10 ml dung dịch HBr 1M pha loãng thành 100ml dung dịch.

4. Dung dịch KOH 0,01M

5. Dung dịch HCl 7,3% [d = 1,25 g/ml].

6. 200 ml dung dịch có chứa 0,8 gam NaOH.

7. 400 ml dung dịch chứa 3,42 gam Ba[OH]2 [điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

8. Cho m gam natri vào nước thu được 1,5 lit dung dịch có pH = 13. Tính m?

9. Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250 ml dung dịch có pH = 10.

[Xem giải] Câu 2: Tính nồng độ mol/l của các dung dịch.

a. Dung dịch HCl có pH = 1. b. Dung dịch H2SO4 có pH = 4.

c. Dung dịch KOH có pH = 11. d. Dung dịch Ba[OH]2 có pH = 13.

Dạng 2: pH của axit yếu hoặc bazơ yếu.

[Xem giải] Câu 1: Tính pH của dung dịch sau:

a. Dung dịch CH3COOH 0,01M biết α = 4,25%.

b. Dung dịch CH3COOH 0,10M [Ka= 1,75.10-5].

c. Dung dịch NH3 0,10M [Kb= 1,80.10-5].

d. Dung dịch HCOOH 0,1M có Ka = 1,6.10-4.

e. Dung dịch A chứa: HF 0,1M; NaF 0,1M; Ka = 6,8.10-4

[Xem giải] Câu 2:Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 25oC, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25oC là

A. 1,00. B. 4,24. C. 2,88. D. 4,76.

[Xem giải] Câu 3:Biết ở 25C, hằng số phân li bazơ của NH3 là 1,74.10-5, bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch NH3 0,1M ở 25C là

A. 11,12 B. 4,76 C. 13,00 D. 9,24

[Xem giải] Câu 4:Dung dịch X gồm CH3COOH 1M và HCl 0,001M. Giá trị pH của dung dịch X là [Ka = 1,75.10-5]

A. 1,77. B. 2,33. C. 2,43. D. 2,55.

Bạn đã xem chưa: [2019] Khảo sát chất lượng đầu năm THPT Thuận Thành 1 - Hóa 11

Dạng 3: Pha loãng dung dịch hoặc pha trộn dung dịch không có phản ứng xảy ra.

[Xem giải] Câu 1: Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Thêm vào đó x ml nước cất và khoấy đều, thu được dung dịch có pH = 1. Tính x?

[Xem giải] Câu 2: Có 10 ml dung dịch HCl pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khoấy đều, thu được dung dịch có pH = 4. Tính x?

[Xem giải] Câu 3: Pha loãng bằng nước dung dịch NaOH có pH = 12 bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 10

[Xem giải] Câu 4: Cho dung dịch HCl có pH = 4. Hỏi phải thêm lượng H2O [ml] gấp bao nhiêu lần dung dịch HCl ban đầu để có dung dịch HCl cópH = 5.

[Xem giải] Câu 5: Tính pH của dung dịch sau:

a. Trộn 40 ml dung dịch HNO3 0,8M với 60 ml dung dịch HCl 0,2M

b. Trộn 100 ml dung dịch HCl 0,1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M

c. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,1M với 300 ml dung dịch KOH 0,1M.

d. Trộn 100 ml dung dịch Ba[OH]2 0,1M với 100 ml dung dịch KOH 0,1M.

Dạng 4: Pha trộn dung dịch có phản ứng xảy ra.

[Xem giải] Câu 1: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dung dịch Y có pH = 11,0. Giá trị của a là

A. 1,60. B. 0,80. C. 1,78. D. 0,12.

[Xem giải] Câu 2: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42-và x mol OH– . Dung dịch Y có chứa ClO4–, NO3–và y mol H+; tổng số mol ClO4–, NO3– là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH [bỏ qua sự điện li của H2O] là

A. 1. B. 12. C. 13. D. 2.

[Xem giải] Câu 3:Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

[Xem giải] Câu 4: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 [ở đktc] và dung dịch Y [coi thể tích dung dịch không đổi]. Dung dịch Y có pH là

Bạn đã xem chưa: Bài tập về phân bón [Phần 1]

A. 1. B. 6. C. 7. D. 2.

[Xem giải] Câu 5:Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba[OH]2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8.

[Xem giải] Câu 6:Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a [mol/l] thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là [biết trong mọi dung dịch [H+][OH–] = 10-14]

A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12.

[Xem giải] Câu 7:Trộn 100 ml dung dịch [gồm Ba[OH]2 0,1M và NaOH 0,1M] với 400 ml dung dịch [gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M], thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là

A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.

[Xem giải] Câu 8: Trộn 200 ml H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch tạo thành là?

A. 2,7 B. 1,6 C. 1,9 D. 2,4

[Xem giải]Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch HCl 1,2 M với 100 ml dung dịch Ca[OH]2 0,5M được dung dịch D. Tính pH của dung dịch D? [Coi Ca[OH]2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc]

[Xem giải]Câu 10: Trộn 200 ml dung dịch Ba[OH]2 0,1M với 100ml dung dịch H2SO4 0,3M. Tính pH của dung dịch thu được? [Coi Ba[OH]2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc]

[Xem giải]Câu 11: Hòa tan 2,4 gam Mg trong 150 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch thu được có pH bằng bao nhiêu?

Bạn đã xem chưa: Bài tập về các định luật bảo toàn [Phần 2]

[Xem giải]Câu 12: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 có pH = 2 tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,01M. Tính pH của dung dịch sau phản ứng? [coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

[Xem giải]Câu 13: Lấy 200ml dung dịch H2SO4 có pH = 1 , rồi thêm vào đó 0,88 gam NaOH. Tính pH của dung dịch thu được? [coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

[Xem giải]Câu 14: Tính V ml dung dịch HCl 0,094M cần cho vào 200ml dung dịch NaOH 0,2M để thu được dung dịch có pH = 2.

[Xem giải]Câu 15: Dung dịch Ba[OH]2 có pH = 13 [dung dịch A]. Dung dịch HCl có pH = 1 [dung dịch B].

a. Tính CM của A và B ? [coi Ba[OH]2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

b. Trộn 2,25 lít dung dịch A với 2,75 lít dung dịch B. Tính pH của dung dịch thu được?

[Xem giải]Câu 16: Trộn X là dung dịch H2SO4 0,02M với Y là dung dịch NaOH 0,035M thu được dung dịch Z có pH = 2. Tính tỉ lệ về thể tích giữa dung dịch X và dung dịch Y? [coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

[Xem giải]Câu 17: Tính V ml dung dịch KOH 0,1M cần dùng để trung hòa 10 ml dung dịch X gồm 2 axit HCl và HNO3 có pH = 2?

[Xem giải]Câu 18: Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần cho vào 0,5 lit dung dịch H2SO4 1M để thu được dung dịch có pH = 13. [coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc].

[Xem giải]Câu 19: Trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 với 100ml dung dịch H2SO4 thu được dung dịch có pH = 2. Tính CM của dung dịch H2SO4 ban đầu?

[Xem giải]Câu 20: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba[OH]2 0,08M và KOH 0,04M. Tính pH của dung dịch thu được?

[Xem giải]Câu 21: Trộn 300 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,1 M và Ba[OH]2 0,025M với 200 ml dung dịch H2SO4 có nồng độ x mol/l thu được m g kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 2. Hãy tính m và x? [coi H2SO4 và Ba[OH]2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc].

[Xem giải] Câu 22: Trộn 200 ml dung dịch X chứa đồng thời HCl 0,01 M và H2SO4 0,025M với 300 ml dung dịch Y chứa đồng thời Ba[OH]2 0,02M và NaOH 0,015M. Tính pH của dung dịch thu được. [coi H2SO4 và Ba[OH]2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc].

Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [470.08 KB, 54 trang ]

Một số nội dung về Hóa học Phân tích
Nội dung cần quan tâm :
1. Đánh giá thành phần cân bằng của các dung dịch:
Dựa trên các bước tiến hành :
+ Mô tả cân bằng, so sánh các cân bằng tìm ra cân bằng chủ yếu quyết định đến thành phần cân bằng
của hệ.
+ Tính toán theo cân bằng theo định luật tác dụng khối lượng, sau đó tính nồng độ cân bằng của các
thành phần khác.
+ Trường hợp không có một cân bằng chủ yếu quyết định thì phải lập hệ phương trình phi tuyến
hoặc đưa về một phương trình phi tuyến. Giải hệ phương trình hoặc phương trình phi tuyến tìm
thành phần cân bằng của hệ.
2. Chuẩn bị một dung dịch có thành phần cân bằng theo mong muốn, thường là các bài toán về dung
dịch đệm, sự tạo hợp chất phức, hòa tan kết tủa hoặc kết tủa hoàn toàn.
Đây là bài toán ngược, xuất phát từ thành phần cân bằng để tìm điều kiện ban đầu, do vậy :
+ Chọn cấu tử chính trong hệ cân bằng dựa vào thành phần cân bằng của hệ, tính toán các cấu tử liên
quan.
+ So sánh các hằng số cân bằng của các hệ, tìm ra cân bằng chủ yếu.
+ Dựa vào cấu tử chủ yếu để tính lượng chất ban đầu.
3. Bài toán chuẩn độ
+ Các điều kiện chuẩn độ, chất chỉ thị của các phương pháp chuẩn độ [chủ yếu quan tâm đến khoảng
chuyển màu, sai số chuẩn độ]
+ Sai số chuẩn độ
Các nội dung cụ thể :
1.1. Cân bằng trong dung dịch axit - bazơ
a. Axit mạnh, bazơ mạnh. Đơn axit, đơn bazơ yếu.
- Đối với hệ axit, bazơ mạnh ta chỉ cần lưu ý đến sự đóng góp của sự phân li của H2O đến pH :
Tổng quát :
* Dung dịch axit mạnh :
HY →
H+ + YC
CHY


CHY CHY
H2O

H+ + OHx

x
KW = [H+].[OH-] = [CHY + x].x = 10-14; Nếu x KW thì áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng [1]; còn nếu không thỏa
mãn có thể sử dụng 2 phương pháp :
* Phương pháp tính lặp, dùng điều kiện proton và các định luật bảo toàn nồng độ, định luật tác dụng
khối lượng để xây dựng các phương trình để tính.
Ví dụ hệ có HA nồng độ C [M], theo ĐKP, mức 0 là HA và H2O ta xây dựng được :
h = K W + K a [HA] [I]; [HA]=C HA .α HA = C HA

h
h + Ka

[II] . Dùng hai phương trình [I] và [II] để tính

lặp đến khi sự sai khác giữa hai lần tính thỏa mãn sai số cho phép.
* Phương pháp lập phương trình bậc cao để giải : dựa vào định luật bảo toàn điện tích [hay có thể dùng ĐKP]
và định luật tác dụng khối lượng.
[H+] = [OH-] + [A-] ⇒ h3 + Kah2 - KWh - [KWKa + KaC] = 0.

- Với dung dịch chứa n đơn axit HA i có nồng độ tương ứng C i và các hằng số phân li axit K ai. Nếu có một axit
Ka1C1 >> KajCj [j≠1]; KW thì áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng [1]; còn nếu không

thỏa mãn thì sử dụng phương pháp tính lặp theo n+1 phương trình :
n

h = K W + ∑ K ai [HA i ] [I]; [HA i ]=C HAi .α HAi = C HAi
i =1

h
h + K ai

[II]

- Tương tự với hệ bazơ
+ Dung dịch đơn bazơ : h =

KW
1 + K −a 1[A − ]

+ Dung dịch hỗn hợp các đơn bazơ :

h=

[I]; [A - ]=C A .α A− = CA
KW
n

1 + ∑ K [A ]
i =1


−1
ai


i

Ka
h + Ka

[II]

[I]; [A i− ]=C A .α A − = C A−
i

i

K ai
h + K ai

[II]

b. Đa axit, đa bazơ. Các hợp chất lưỡng tính. Dung dịch phức hiđroxo của các ion kim loại.
- Dung dịch các đa axit, đa bazơ có thể coi như hỗn hợp các đơn axit hay hỗn hợp các đơn bazơ. Nếu
khong thỏa mãn điều kiện có 1 cân bằng quyết định thì sử dụng phương pháp tính lặp :
+ Dung dịch đa axit HnA nồng độ C [M]:
n  i

h = K W + ∑ i  ∏ K aj ÷[H n A].h2-i
i =1  j



[I]; [H n A]=C Hn A .α Hn A = C Hn A

+ Dung dịch đa bazơ An- nồng độ C [M]:

hn
 i
 n −i
 ∏ K aj ÷h

i =0  j

n

[II]


n

h=

KW

[I]; [A ]=C A n- .α An- = C An-

∏K

n-


 i

1 + ∑ i  ∏ K −a [1n+1− j] ÷[A n- ].h i-1
i =1  j

n

k =1

ak

 i
 n −i
 ∏ K aj ÷h

i =0  j

n

[II]

- Dung dịch chứa các cation kim loại có thể coi như những đơn hoặc đa axit.
c. Dung dịch đệm, tính chất, cách pha chế.
Đệm năng : β =

db
da
=−
dpH
dpH


- Dung dịch đệm chứa axit HA [Ca] và bazơ liên hợp A- [Cb] và tổng nồng độ : C = Ca + Cb có
 C.K .h

Cb
KW
K
CC
a
; β = 2,3 
+
+
h
 ; Khi W ; h K2C2, KW
Bỏ qua sự phân li của nước và NH4+, tính theo:
C
[]

HAc

Ac-

0,01
0,01 - x

x

H+

+

K1 = 10 - 4,76

x


x.x
= K1 = 10−4,76
[0,01 + x]

Theo đltdkl ta có:
x= [H+] = 4,083.10-4 ⇒

pH = 3,39.

b. Điều kiện chuẩn độ riêng HAc : Ka1/Ka2 = 4,48 nên có thể chuẩn độ riêng.
- Chuẩn độ nấc 1 : NaOH + HAc → NaAc + H2O
VTĐ = 25.0,01/0,02 = 12,50 ml ⇒ tổng thể tích : 37,5 ml.
TTGH :NH4+ C2=0,133M; Ac- C1=6,67.10-3M
Các cân bằng :
NH4+

NH3 + H+

Ac- + H2O

Ka2 = 10-9,24

HAc + OHH+

H2O

Kb1 = 10-9,24
OH-


+

Kw=10 -14

So sánh các cân bằng [1] với [3]; [2] với [3] : K a2.C2 >> KW và Kb1C1>> KW. Nên có thể tổ hợp hai
cân bằng [1] và [2] :
NH4+ + Ac-

HAc + NH3

K = 10-4,48

Áp dụng đltdkl tính được [HAc] = [NH3] = 1,693.10-4; [Ac-] = 6,4973.10-3.
⇒ [H+] = 4,528.10-7; pHTĐ = 6,34.
Có thể dùng ĐKP mức 0 : NH4+, Ac-, H2O tính lặp theo các phương trình :
h=

K W + K a 2 [NH 4+ ]
K a1
h
; [NH +4 ]=C 2 .
; [Ac - ]=C1.
. Sau 3 lần tính cũng thu được pH =
−1
1 + K a1 [Ac ]
h + Ka2
h + K a1

6,34.
Có thể chọn metyl đỏ làm chỉ thị với pT = 6,2.


c. Chuẩn độ 25 ml [Vo] dung dịch A gồm HAc C01M và NH4+ C02M bằng V ml dung dịch NaOH C
M đến màu vàng của Metyl đỏ [pT=6,2]
- Giả sử chuẩn độ hết HAc, chưa chuẩn độ NH4Cl vì KNH4 rất nhỏ vì pT = 6,2 C'HAc = [H+ ] - [OH-] - [NH3] + [HAc]


K W  C + C01 C02 K NH +4
h


q
=

h

+ 01


= -0,0169

÷
01
h  CC
C K NH + + h K HAc + h

4

q = -1,69 %.
- Nếu chấp nhận sai số là q= ± 0,1 % thì bước nhảy chuản độ bằng bao nhiêu?
+ Tính pH đầu bước nhảy : Môi trường axit có h >> K NH +4 ⇒
q = −h

C + C01
CC01

+

1,15.10−8
h

C02 K NH +4
h
− −4,76
= -150h +
= -10-3

01
h
h
K HAc + h
10
+h
C

=> h = 4,61.10-7 ⇒ pHđầu bước nhảy = 6,33
+ Tính pH cuối bước nhảy : Môi trường trung tính hoặc axit hay bazơ yếu h >> K NH +4 và h 104 và
Ka2/Ka3 nên có thể chuẩn độ riêng nấc 1 so với nấc 2 và nấc 2 so với nấc 3 của axit H3PO4, nhưng
Ka3.C < 10-11 nên không có khả năng chuẩn độ heeys nấc 3 của axit H3PO4.
* Chuẩn độ nấc 1 :
Phản ứng chuẩn độ : HCl + NaOH → NaCl + H2O [H+ + OH- → H2O]
H3PO4 + OH- → H2PO4- + H2O
Tại tương đương 1: TPGH : H2PO4-, Cl-, Na+. Chọn TTGH là mức 0, phương trình ĐKP :
[H+] = [OH-] + [HPO42-]+2[PO43-]-[H3PO4]. Vì Ka3

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề