Giải bài tập văn lớp 8 bài dấu ngoặc kép năm 2024

Tài liệu Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 được đăng tải theo từng bài học với nội dung nằm trong chương trình giảng dạy môn Văn lớp 8 SGK, hỗ trợ học sinh làm quen với cấu trúc bài thi cũng như ôn luyện kiến thức bài học trước khi làm bài thi chính thức.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm

  • Câu 1:

    Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau: Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi". (Đức tính giản dị của Bác Hồ)

    • A. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,...dẫn trong câu văn.
    • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
    • C. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
    • D. Cả A, B, C đều sai
  • Câu 2:

    Dấu hai chấm trong ví dụ sau được dùng để làm gì? Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non Mấy trăm đời lấn luôn ra biển Phù sa vạn dặm tới đây luôn Lắng lại; và chân người bước đến (Mũi Cà Mau, Xuân Diệu)

    • A. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.
    • B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
    • C. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho phần đứng trước nó.
    • D. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung cho phần đứng trước nó.
  • Câu 3:

    Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì? Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom – thế thôi”. (Chiếc lá cuối cùng)

    • A. Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp.
    • B. Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp.
    • C. Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
    • D. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp.
  • Câu 4:

    Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì? Cái xã hội buông thả trong lối sống đàng điếm, dâm loạn, tất cả chỉ là bịp bợm, rởm hợm ấy đã đón nhận, hoan nghênh và phỉnh nịnh, tâng bốc những người như Xuân. Nhất là xã hội ấy đang chạy theo lối sống “Âu hóa” với các phong trào “cải cách y phục”, “giải phóng nữ quyền”, “thể thao phụ nữ”,… như những cơn sốt, thì Xuân Tóc Đỏ lại là người rất hợp “mốt”. (Theo Nguyễn Hoành Khung)

    • A. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
    • B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
    • C. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
    • D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  • Câu 5:

    Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt? Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: "Điếu, mày"; tiếng tên lính thưa: "Dạ"; tiếng thầy đề hỏi: "Bẩm, bốc"; tiếng quan lớn truyền: "Ừ". Kẻ này: "Bát sách! Ăn". Người kia: "Thất văn...Phỗng", lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh. (Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn)

    • A. "Bẩm", "Bốc".
    • B. "Điếu, mày".
    • C. "Bát sách! Ăn", "Thất văn...Phỗng".
    • D. "Dạ", "Ừ".
  • Câu 6:

    Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong ví dụ sau: Qua tìm hiểu câu tục ngữ: "Trăm hay không bằng tay quen", chúng ta thấy kinh nghiệm của ông cha ta thể hiện trong các câu tục ngữ thật là quý báu nhưng không hẳn kinh nghiệm nào cũng xác đáng hoàn toàn. (Theo Trần Đình Sử)

    • A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
    • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
    • C. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.
    • D. Đánh dấu lời đối thoại được dẫn trong câu văn.

Câu 7:

Tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau là gì?

Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra" (Bài toán dân số)