Giải pháp phân khu trong tổ chức không gian mặt bằng nhà công cộng

1. Nhóm các không gian chức năng.

Bất cứ công trình kiến trúc nào, dù nhỏ hay lớn, dù đơn giản hay phức tạp, cũng gồm nhiều không gian sử dụng với các chức năng khác nhau . Tính chất sử dụng của mỗi không gian lại có những đòi hỏi riêng khá phức tạp bởi nhiều yếu tố và luôn có mối quan hệ mật thiết khi sử dụng; mối quan hệ này được diễn ra thường xuyên hoặc có tính độc lập tương đối với nhau. Vì vậy để dễ tổ hợp không gian cần thực hiện các bước

Phân loại, nhóm các không gian có chức năng giống nhau, hoặc gần giống nhau thành từng khối chức năng

Phân tích về quan hệ giữa các không gian trong khối chức năng sử dụng để có khái niệm sơ bộ về sự hoạt động của khối chức năng

2. Phân tích về quan hệ giữa các không gian và các khu vực chức năng.

Để tổng quát hoá, khái quát hoá các mối quan hệ giữa các không gian và các khu chức năng sử dụng trong một công trình kiến trúc ta thường thiết lập sơ đồ quan hệ:

– Sơ đồ quan hệ tổng thể : Diễn đạt tổng thể các khối chức năng của công trình. Nhìn vào sơ đồ tổng quát, mặt bằng , mặt cắt, người kiến trúc sư dễ hình dung ra quan hệ giữa các khu vực để tìm ra vị trí phù hợp của nhiều phương án .

– Sơ đồ quan hệ chi tiết : Diễn đạt bằng hình vẽ hay ký hiệu từ các không gian trong một khối chức năng. Nhìn vào sơ đồ chi tiết, mặt bằng, mặt cắt này người kiến trúc sư cũng hình dung được vị trí của các phòng, các không gian sử dụng và mối quan hệ của chúng với nhau .

– Ý nghĩa của việc phân tích về quan hệ chức năng .

Dễ so sánh để tìm ra phương án bố cục mặt bằng tối ưu, và yêu cầu sử dụng, kỹ thuật, kết cấu công trình, và hình khối thẩm mỹ .

Có thể dùng sơ đồ làm cơ sở dữ liệu để đưa vào máy vi tính phân tích, lựa chọn phương án .

Phân tích các loại giao thông : đối nội, đối ngoại, tính toán được tần xuất, chu kỳ, thời gian hoạt động của con người trong công trình kiến trúc .

Xác định vị trí các không gian, các khối chức năng một cách chính xác .

Dựa vào sơ đồ cơ cấu bố cục mặt bằng, mặt cắt, người thiết kế dễ hình dung ra hình khối, mặt đứng, tầm nhìn kiến trúc từ trong ra ngoài, từ các tuyến giao thông bên ngoài tới công trình để quyết định yếu tố thẩm mỹ của công trình

3. Các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc.

Trong thiết kế kiến trúc thường sử dụng các giải pháp tổ hợp không gian sau :

1- Tổ hợp theo tuyến hành lang : Không gian sử dụng được bố trí, sắp xếp về một bên của hành lang giao thông [Hành lang bên], hoặc hai bên của hành lang [hành lang giữa].

2- Tổ hợp kiểu chùm tia, tán xạ : Các không gian sử dụng được sắp xếp xung quanh không gian chính trung tâm, hoặc một không gian đệm, tạo sự gắn bó, ấm cúng trong quan hệ sử dụng giữa các không gian .

3- Tổ hợp kiểu hỗn hợp: [Không gian trong không gian]: Nhiều không gian sử dụng được bố trí sắp xếp trong một không gian lớn, tuỳ theo yêu cầu và chức năng sử dụng mà ta có nhiều giải pháp bố trí, tổ chức không gian hỗn hợp khác nhau .

4- Tổ hợp hỗn hợp theo tầng cao : Nhiều công trình công cộng có các không gian chuyên biệt [có nền dốc, hoặc có thiết diện mặt cắt phức tạp : Nhà hát, các công trình TDTT, Triển lãm …] Khi tổ hợp không gian, không chỉ nghiên cứu trên mặt bằng mà còn cần nghiên cứu kết hợp với thiết diện mặt cắt để khai thác độ cao sử dụng .

5- Tổ hợp kiểu phòng thông nhau : Loại này khi sử dụng phải rất chú ý, chỉ có các không gian thông nhau khi sử dụng không làm ảnh hưởng đến nhau thì mới tổ hợp theo kiểu này, ví dụ : Liên thông giữa các phòng trưng bày của bảo tàng, triển lãm; phòng thư ký và giám đốc; phòng khám bệnh; phòng ngủ và vệ sinh.

40
8 MB
13
116

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 40 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

KIẾN TRÚC KIẾN TRÚC 1 PHẦN II NHÀ CÔNG CỘNG MỤC LỤC PHẦN III. NHÀ CÔNG CỘNG Chương 1. Khái niệm chung 1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm kiến trúc nhà công cộng 1.2. Các bộ phận chủ yếu và yêu cầu thiết kế Chương 2. Tổ hợp không gian kiến trúc 2.1. Nguyên tắc tổ chức không gian mặt bằng nhà công cộng 2.2. Các giải pháp tổ chức không gian mặt bằng nhà công cộng 2.3. Giải pháp phân khu chức năng trong tổng mặt bằng nhà công cộng 3 Chương 3. Thoát người trong nhà công cộng 3.1. Đặt vấn đề 3.2. Các yêu cầu thoát người Chương 4. Thiết kế nhìn rõ trong nhà công cộng 4.1. Đặt vấn đề 4.2.Thiết kế nền dốc 1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm kiến trúc nhà công cộng 1.1.1. Khái niệm  Nhà công cộng là loại nhà dân dụng dùng để phục vụ cho các sinh hoạt văn hóa tinh thần và các hoạt động nghề nghiệp chuyên môn trong xã hội  Nhà công cộng có tính chất nội dung và đặc điểm thay đổi theo văn minh lối sống các thời đại và tiến bộ của đời sống kinh tế - xã hội 4 1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm kiến trúc nhà công cộng 1. Các công trình giáo dục và đào tạo 2. Các cơ quan hành chính và văn phòng 3. Các công trình y tế 4. Các công trình phục vụ giao thông 5. Các loại cửa hàng, xí nghiệp ăn uống 6. Các công trình thương mại 7. Các công trình văn hóa và biểu diễn nghệ thuật 8. Các công trình thể thao 9. Các công trình dịch vụ đời sống 10. Các công trình giao liên 11. Các công trình thị chính 12. Các công trình tôn giáo và kỷ niệm 1.1.2. Phân loại  Theo đặc điểm chức năng: 12 nhóm  Theo tính chất quy mô xây dựng - Công trình xây dựng phổ biến, hàng loạt - Công trình xây dựng đặc biệt, cá thể  Theo đối tượng phục vụ và khai thác công trình - Đối tượng sử dụng khép kín - Đối tượng phục vụ rộng mở - Đối tượng vừa mở vừa khép kín 5 1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm kiến trúc nhà công cộng 1.1.3. Đặc điểm  Tính đại chúng [phục vụ đông đảo người sử dung]  Tính tầng bậc - hệ thống [phục vụ cho các cấp khu vực không gian]  Chú trọng nhiều đến hình thức kiến trúc [thể hiện mức độ phát triển đất nước]  Hệ thống kết cấu - không gian phong phú [tính chất không gian đa dạng]  Công năng dễ bị lỗi thời [tính chất công trình luôn thay đổi] 6 1.2. Các bộ phận chủ yếu của nhà công cộng và yêu cầu thiết kế 1.2.1. Các bộ phận chủ yếu NHÀ CÔNG CỘNG CÁC PHÒNG CHÍNH [các không gian mang tính chất quyết định chức năng sử dụng của công trình] 7 CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN HỆ GIAO THÔNG [theo chiều ngang và theo chiều đứng] - Phòng làm việc [văn phòng, lớp học, phòng thí nghiệm] - Hành lang - Phòng tập trung đông người [phòng trưng bày triển lãm, phòng khán giả và sân khấu, các loại phòng lớn khác] - Đường dốc - Thang máy - Thang bộ CÁC PHÒNG PHỤ [các không gian mang tính chất thứ yếu phục vụ cho các phòng chính] - Tiền sảnh - Phòng bách bộ, hành lang nghỉ - Khu vệ sinh 1.2. Các bộ phận chủ yếu của nhà công cộng và yêu cầu thiết kế 1.2.2. Thiết kế các phòng chính a. Phòng làm việc a1. Văn phòng  Không gian diện tích không lớn, bố trí dọc theo hành lang hoặc quây quanh nút giao thông, phòng chờ công cộng  Các điều kiện: - Đặc điểm sử dụng [con người, thiết bị, dạng hoạt động] quyết định hình thức không gian - Đảm bảo điều kiện vệ sinh [ánh sáng, thông gió, nhiệt ẩm…] - Tạo điều kiện làm việc tốt nhất [sắp xếp bàn ghế, thiết bị, sử dụng màu sắc, vật liệu, trang trí…]  Tiêu chuẩn: 3,6 - 4,5 m² / nhân viên, 8 m² / lãnh đạo  S lỗ cửa / S mặt sàn ≥ 1/6 8 1.2. Các bộ phận chủ yếu của nhà công cộng và yêu cầu thiết kế 1.2.2. Thiết kế các phòng chính a. Phòng làm việc a2. Lớp học, phòng thí nghiệm  Tiêu chuẩn: 40 - 45 HS/lớp, 1,0-1,2 m²/HS tiểu học, 1,1-1,4 m²/HS trung học  trung bình 1,25 m²/hs  Hướng ánh sáng từ trái  phải [khi HS nhìn lên bảng]  S lỗ cửa / S mặt sàn ≥ 1/5  1 cửa vào rộng 1,0-1,2m ở đầu lớp, tránh cửa sổ lớn ra hành lang [cửa thông gió trên cao] 9  Phòng thí nghiệm rộng 64-70 m² liên hệ với phòng chuẩn bị thí nhiệm rộng 16-18 m² 1.2. Các bộ phận chủ yếu của nhà công cộng và yêu cầu thiết kế 1.2.2. Thiết kế các phòng chính b. Phòng tập trung đông người  Có sức chứa ≥ 300 người  Các điều kiện - Kích thước phòng thỏa mãn yêu cầu sử dụng, đảm bảo các chỉ tiêu về diện tích, khối tích - Đảm bảo yêu cầu nhìn rõ, chất lượng âm thanh, thông hơi thoáng gió - Đảm bảo ra vào phòng, đi lại tới chỗ ngồi thuận tiện, nhanh chóng an toàn - Đảm bảo tiện nghi chiếu sáng, nghệ thuật kiến trúc thích hợp 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề