Giải thích các cách tính cỡ mẫu

Thường được dùng để điều tra các chỉ số về hình thái học [chiều cao, cân nặng, vòng đầu…], các chỉ số tim mạch [tần số tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương..], các chỉ số sinh hóa [urea, creatinin, cholesterol…] hoặc các chỉ số tế bào máu [ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…] của một dân số.

Bảng 1. Trị số Z theo α  hoặc β [test 2 đuôi]

Ví dụ 1. Theo kết quả điều tra trị số huyết áp tâm thu của người lớn bình thường ở Việt nam là 114 ± 10 mm Hg. Như vậy cỡ mẫu là bao nhiêu với khoảng tin cậy 95%, với sai sót α=0,05 và sai sót β=0,2 [lực mẫu=0,8]. Cỡ mẫu được tính theo công thức:

Với α= 0,05 thì Zα =1,96 [xem bảng 1]

Với β=0,20 thì Zβ =1,04

σ: độ lệch chuẩn là 10 mmHg theo ví dụ trên

δ: là sai số mong muốn [cùng đơn vị với σ ], chẳng hạn là 1 mmHg

Như vậy cỡ mẫu cần điều tra là 900 đối tượng.

Ví dụ 2. Tính cỡ mẫu để ước tính chiều cao đàn ông Việt nam với sai số  trong vòng 1 cm. Biết rằng độ lệch chuẩn trong các nghiên cứu trước đây là 4,6 cm. Thế vào công thức [1] ta có:

2. Ước tính một tỉ lệ:

Thường được dùng để tính tỉ lệ hiện hành [prevalence] một bệnh nào đó trong cộng đồng [ví dụ: suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, đái tháo đường…]

Ví dụ 3. Kết quả điều tra tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một thành phố là 20 ± 2 %. Hỏi xem cỡ mẫu cần bao nhiêu để công bố tỉ lệ suy dinh dưỡng này.

2% chính là khoảng tin cậy 95% của tỉ lệ được quan sát hoặc còn gọi là sai số ε. Nếu muốn sai số này càng nhỏ thì cỡ mẫu càng lớn và ngược lại.

Ta có ε = 1,96 x SE ; SE [standard error]: sai số chuẩn

Trong phân phối nhị phân ta có:

p là tỉ lệ suy dinh dưỡng ước tính và n là cỡ mẫu

Suy ra công thức tính cỡ mẫu sẽ là:

Thế số vào công thức [2] ta có:

Số đối tượng cần điều tra là 1536

Như vậy đề ước tính cỡ mẫu trong điều tra tỉ lệ hiện hành của một bệnh cần phải biết 2 thông số: sai số ɛ mong muốn và tỉ lệ hiện hành p [prevalence] trong dân số. Tỉ lệ ước đóan p có thể tham khảo từ các công trình điều tra trước đây. Nếu không có được thì cho p=0,50 khi đó cỡ mẫu sẽ có trị số lớn nhất.

Tài liệu tham khảo:

1. Armitage P., Berry G., Mattews JNS. 2005. Sample size determination. In Statistical Methods in Medical Research. 4th Edition. Blackwell Science. pp. 137-146.

2. Schlesselman JJ. Sample size requirements in cohort and case-control studies of disease. Am J Epidemiol. 1974 Jun;99[6]:381-4.

3. Donner A. Approaches to sample size estimation in the design of clinical trials–a review. Stat Med. 1984 Jul-Sep;3[3]:199-214.

4. Dell RB, Holleran S, Ramakrishnan R. Sample size determination. ILAR J. 2002;43[4]:207-13.

5. Sikaris K. The correlation of hemoglobin A1c to blood glucose. J Diabetes Sci Technol. 2009 May 1;3[3]:429-38.

6. Nguyễn Văn Tuấn. Phương pháp ước tính cỡ mẫu, Y HọcThực Chứng. Nhà xuất bản Y học 2008. Trang 75-106.

Nguồn Bvag.com.vn

[Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !]

Phòng khám Cột sống | 589 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội | Phụ trách chuyên môn: BS Mai Trung Dũng | Bác sĩ chuyên khoa cấp II [Đại học y Hà hội - 2015] |Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Quân y 354 |Uỷ viên BCHTW Hội Phục hồi chức năng Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề