Giảng viên đại học bao nhiêu tuổi về hưu

Quy định về tuổi nghỉ hưu giáo viên

Giáo viên bao nhiêu tuổi được nghỉ hưu?

    • 1. Tăng tuổi nghỉ hưu với giáo viên
    • 2. Mức hưởng lương hưu của giáo viên

Tuổi nghỉ hưu giáo viên 2022 hiện nay được quy định như thế nào? Sau đây là những quy định về tuổi nghỉ hưu của giáo viên mới nhất Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn cùng tham khảo.

Tuổi nghỉ hưu của giáo viên năm 2022 là bao nhiêu? Có thay đổi gì so với tuổi về hưu theo quy định của pháp luật hiện hành và mức hưởng lương hưu của giáo viên được tính như thế nào? Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 sẽ thay đổi tuổi nghỉ hưu của người lao động, bao gồm giáo viên. Theo đó đối với giáo viên đảm bảo điều kiện về thời gian đóng BHXH thì sẽ được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. Sau đây là tuổi nghỉ hưu của giáo viên trong năm 2022, mời các bạn cùng theo dõi.

Căn cứ Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường vào năm 2021 là:

Giáo viên nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam, đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, theo lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi với nam vào năm 2028, 60 tuổi với nữ vào năm 2035.

Do đó, sang đến năm 2022, tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự thay đổi như sau:

Giáo viên nam: Từ đủ 60 tuổi 6 tháng [Tăng 3 tháng so với năm 2021].

Giáo viên nữ: Từ đủ 55 tuổi 8 tháng [Tăng 4 tháng so với năm 2021].

Giáo viên đủ tuổi theo quy định trên, có đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được xét nghỉ hưu và hưởng lương hưu [điều kiện về hưu quy định Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội 2014].

Giáo viên nghỉ hưu, đủ điều kiện hưởng lương hưu, mức hưởng hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng Bảo hiểm xã hội.

Giáo viên nam nghỉ hưu năm 2021 được tính là 19 năm, nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi là 20 năm.

Giáo viên nữ nghỉ hưu từ 2018 trở đi tính là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, mức hưởng lương hàng tháng của giáo viên được tính như nghỉ hưu ở điều kiện bình thường. Sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Nếu tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó, dự thảo đề xuất kéo dài thời gian làm việc với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Trung Kiên - Giảng viên Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, đây là câu chuyện không mới bởi từ năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị định số: 141/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này có nêu cụ thể: “Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sỹ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có các điều kiện: có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận.

Thời gian làm việc kéo dài đối với giảng viên có trình độ tiến sỹ không quá 5 năm, đối với giảng viên có trình độ phó giáo sư không quá 7 năm, đối với giảng viên có chức danh giáo sư không quá 10 năm.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Ảnh: TTXVN

Cần phải nhấn mạnh điều kiện của điều này là “có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu và chấp thuận”, do vậy, việc kéo dài thời gian đối với các giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên là hợp lý trên tinh thần tự nguyện giữa 2 bên, đây cũng việc làm chính đáng và phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.

Tiến sĩ Lê Trung Kiên cho rằng: “Với nhiều giảng viên có kinh nghiệm, nhiều năm nghiên cứu khoa học và có những đóng góp và nhiệt huyết thì việc kéo dài thời gian là đúng đắn.

Tỷ lệ giảng viên đạt trình độ tiến sĩ trở lên ở Việt Nam chưa cao so với mặt bằng chung của thế giới nên tiếp tục cộng tác với đội ngũ giảng viên có trình độ là hợp lý.

Bên cạnh đó, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động cũng được kéo dài theo lộ trình nên việc kéo dài độ tuổi nghỉ hưu với đội ngũ giảng viên có trình độ cũng là phù hợp với xu thế chung.

Các thầy cô có nhiều năm cống hiến, nghiên cứu, là những trí thức kinh nghiệm dạn dày, có uy tín khoa học. Không dễ gì có thể đào tạo một đội ngũ như vậy ”.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Trung Kiên, việc kéo dài thời gian đối với các giảng viên cũng cần phù hợp từng điều kiện cụ thể: “Quy định cho phép kéo dài độ tuổi nghỉ hưu với giảng viên có trình độ tiến sĩ, chức danh giáo sư hay phó giáo sư theo ý kiến cá nhân tôi thì nên kéo dài theo thỏa thuận.

Ví dụ như đến tuổi nghỉ hưu, với nhiều nhà giáo còn tâm huyết cống hiến và cơ sở đào tạo cần trọng dụng thì 2 bên có thể thỏa thuận về thời gian kéo dài. Thời gian kéo dài có thể theo từng năm, tùy vào từng mức độ công việc, sức khỏe…

Song song với việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với những giảng viên là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư cần thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ để kế tục công việc.”

Cũng bày tỏ quan điểm với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với đội ngũ giảng viên là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Nguyên – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ cho rằng, việc kéo dài thời gian đối với đội ngũ giảng viên có trình độ, có tri thức như vậy cũng là một chính sách hợp với xu thế phát triển.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Kim Nguyên cho rằng các bên, kể cả người lao động và bên sử dụng lao động nên sắp xếp thời gian và công việc cụ thể theo nhu cầu của cơ sở.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Kim Nguyên. Ảnh: LC

“Kéo dài tuổi nghỉ hưu là xu thế của Việt Nam và kéo dài độ tuổi nghỉ hưu đối với đội ngũ lao động tri thức cao như vậy là điều rất đáng quý.

Vấn đề quan trọng là lựa chọn người ở lại, ai ở được ai không và ở lại sẽ phù hợp với công việc gì.

Có một thực tế là giảng viên có tuổi và xu thế của người trẻ sẽ có một khoảng cách thế hệ nhất định.

Do vậy, nếu các trường cần đội ngũ chuyên gia uy tín để nghiên cứu hoặc các công việc làm chuyên gia tư vấn thì có thể nhưng giảng dạy thì yêu cầu nhiều hơn.

Giảng viên có tuổi, có kinh nghiệm và lại có khả năng thích ứng và cập nhật thì để họ về hưu khi đến tuổi thì thật uổng phí. Thực tế cho thấy cũng đã có nhiều thầy cô đến tuổi nghỉ hưu nhưng có đủ sức khỏe được các trường giữ lại vẫn giảng dạy, nghiên cứu và làm việc rất tốt.

Một số trường đại học còn mạnh dạn giữ lại ở các chức vụ quản lý chuyên môn quan trọng như chủ nhiệm bộ môn, trưởng phòng thí nghiệm. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nhưng ngược lại, những giảng viên có tuổi nhưng lại ôm khư khư những kinh nghiệm cũ, không phù hợp thì rất khó, thậm chí có thể làm cản bước phấn đấu của giới trẻ và kéo lùi sự phát triển.

Trên thực tế, đã có không ít giảng viên không cập nhật những xu thế mới mà chỉ sử dụng tri thức cũ nên đã không phù hợp với thực tiễn của dòng chảy phát triển.

Do vậy, việc kéo dài này theo tôi nên có sự tự nguyện của 2 bên và ở nhu cầu từng công việc cụ thể”.

Trần Phương

TP - Bộ GD&ÐT đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó, có nội dung đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu.

Dự thảo quy định, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư [GS, PGS] và có trình độ tiến sĩ [TS] là giảng viên cơ hữu tại cơ sở giáo dục đại học [ĐH] được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Thời gian kéo dài do cơ sở giáo dục ĐH quyết.

PGS.TS Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, đề xuất Bộ GD&ĐT cho các trường ĐH công lập được tuyển dụng giảng viên trình độ cao ngoài độ tuổi lao động và phải được công nhận như giảng viên cơ hữu. Đây là sự bình đẳng giữa 2 khu vực công và tư theo đúng lộ trình công nhận tự chủ toàn diện của các trường ĐH công lập.

“Trên thực tế, đội ngũ giảng viên này có khá nhiều lựa chọn khi nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục làm việc ở các trường dân lập [không bị hạn chế] nên để giữ được, cần có chính sách thu nhập tốt và cơ chế làm việc linh hoạt theo hướng coi trọng kết quả hơn các ràng buộc hành chính. Nhiệm vụ của họ là tập trung vào khoa học và đào tạo sau ĐH, hướng dẫn giảng viên trẻ”, ông Tiến nói. Theo ông, số lượng tiến sĩ ở các trường đã tăng nhanh thời gian qua nhưng vẫn còn nhiều trường có tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ chưa đạt tỷ lệ chuẩn quốc gia, nhất là với những cơ sở giáo dục định hướng nghiên cứu. Bộ GD&ĐT vừa có quy định, từ năm 2022, mỗi ngành đào tạo hệ ĐH cần có 5 tiến sĩ nên các trường cần nhiều tiến sĩ, ít nhất là trong 10 năm tới.

Ngay cả khi đạt được học vị tiến sĩ thì cũng cần tiếp tục phấn đấu, nâng cao năng lực, kinh nghiệm về học thuật, đạt được các thành tựu khoa học. Những giảng viên có học hàm, học vị cao nhiều tuổi sẽ hỗ trợ rất tốt trong đào tạo, định hướng giảng viên trẻ. “Như vậy, việc kéo dài thời gian công tác đối với đội ngũ giảng viên trình độ cao hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến cơ hội việc làm của những người trẻ. Hiện nay, xu hướng chuyển việc khá nhiều, quy mô đào tạo tiếp tục tăng, đầu tư cho khoa học của các trường ngày càng lớn, hợp tác với doanh nghiệp nhiều, nên nhu cầu nhân lực của các cơ sở giáo dục vẫn rất cao, nhất là với các tiến sĩ. Hơn nữa, nhu cầu của thị trường lao động chủ yếu vẫn là từ khu vực doanh nghiệp với nhiều chính sách ưu đãi, thu nhập cao nên người trẻ có rất nhiều lựa chọn nếu họ đáp ứng”, ông Tuyến nhận định.

Cần có điều kiện

GS.TS Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nói rằng, với các ngành, lĩnh vực nặng về lao động trí óc, ở các nước phát triển hầu như không có quy định tuổi nghỉ hưu, kể cả làm công tác quản lý. Chỉ khi nào nhà khoa học thấy mệt [suy giảm về sức khỏe, thể lực], thấy chán [hết đam mê], tức năng suất lao động giảm sút, thì xin nghỉ. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, ông Viên cho rằng, nên có quy định cụ thể, như chỉ giữ lại các nhà khoa học có năng suất lao động cao, tránh kéo dài thời gian làm việc với tất cả giảng viên đã tới tuổi nghỉ hưu. Bởi dù có kinh nghiệm nhưng không ít người khả năng truyền thụ kém vì bản thân họ không có nền tảng vững chắc về nghiên cứu khoa học.

“Do đó, tôi cho rằng chỉ nên kéo dài thời gian làm việc với những ai có bằng phát minh, sáng chế, có công bố khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín [ISI, Scopus] ít nhất 25-30 bài và tác giả của sách xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín ở nước ngoài, trong đó tối thiểu có 5-10 bài là tác giả chính hoặc người chịu trách nhiệm chính, có ít nhất 5 bài trong 5 năm gần đây, ít nhất 3 năm gần nhất có 1 bài. Nếu ai đến tuổi về hưu cũng giữ lại, trong khi nhiều người rất yếu, không biết tiếng Anh thì không thể có khả năng tham khảo tài liệu sẽ làm suy yếu chất lượng giáo dục ĐH”, ông Viên nói.

“Những lớp tiến sĩ, nhà khoa học trẻ rất tài năng, năng động và có nhiều đóng góp cho nền giáo dục, đào tạo của nước nhà. Nhưng đâu đó, họ vẫn còn thiếu kinh nghiệm, do đó rất cần những “cây đa, cây đề” để cùng chung tay, góp sức”.

GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế, cho rằng, nên có mức trần về khung thời gian được kéo dài làm việc. Ví dụ, tiến sĩ, phó giáo sư có thể làm việc tối đa đến 68 tuổi; giáo sư làm việc tối đa đến 70 hoặc 72 tuổi. Ngoài ra, nên có những điều kiện ràng buộc khi kéo dài thời gian làm việc và không nhất thiết phải tất cả tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư đều được kéo dài. Theo ông Chương, nếu kéo dài chỉ để giảng dạy và đứng tên cơ hữu, giữ ngành học, mở ngành thì không cần thiết. Việc kéo dài nên ưu tiên cho những giảng viên thật sự còn nhiều cơ hội và năng lực để tham gia hoặc đủ điều kiện chủ trì các nhóm nghiên cứu mạnh, chủ trì triển khai được các đề tài lớn.

“Việc tự quyết định các điều kiện và thời gian kéo dài làm việc thể hiện được tính tự chủ ĐH và phụ thuộc vào năng lực tài chính của mỗi cơ sở đào tạo. Nhưng nghị định cũng cần có những quy định khung để có sự đồng bộ “một sàn chung” cho cả nước”, ông Chương đề xuất.

NGHIÊM HUÊ

Video liên quan

Chủ Đề