Giáo án trò chơi Mưa to mưa nhỏ

Nội dung Số lượng: Từ 5 người trở lên Thời gian: 1 giờ


Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời

Quản trò quy định về động tác: Tay cao: vỗ tay lớn. Tay ngang thắt lưng: vỗ tay vừa. Tay xuống thấp: vỗ tay nhỏ (tương ứng với mưa to - mưa vừa - mưa nhỏ)

Người chơi làm theo động tác và tiếng hô của quản trò: Quy định thêm khi quản trò phất tay thì người chơi sẽ hô to Ầm. Để trò chơi thực sự hấp dẫn thì quản trò cần hô nhanh, dứt khoát và thay đổi liên tục. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa lời nói và động tác khác nhau cũng làm cho người chơi dễ dàng mắc sai lầm.

Ai thực hiện không đúng theo quy định là phạm quy

 Trò chơi hoa nụ - hoa nở - hoa tàn

Trò chơi này bạn vui 

Bình luận

Các trò chơi vận động không chỉ giúp cho trẻ phát triển về thể chất mà còn giúp kích thích 5 giác quan của trẻ. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số trò chơi vận động cho trẻ tại trường mầm non tư thục Quận 1.

Trò chơi mưa to, mưa nhỏ

Trò chơi này khá đơn giản, các cô sẽ hướng dẫn cho trẻ những động tác dưới đây:

  • Mưa nhỏ: vỗ tay nhỏ
  • Mưa to: vỗ tay to
  • Che dù: Hai bàn tay đan lại với nhau đưa lên phía trên đầu
  • Sấm chớp: Đập hai tay dưới nền, đồng thời hô đùng đùng

Ban đầu các cô sẽ vừa hô vừa thực hiện động tác trên để cho trẻ làm theo, khi các bé đã quen rồi thì cô sẽ hô mà không làm để các con tự làm.

Trò chơi chuyền trứng

Giáo án trò chơi Mưa to mưa nhỏ
Trò chơi chuyền trứng cho trẻ tại trường mầm non tư thục quận 1

Trẻ trong lớp sẽ được các cô tại trường mầm non tư thục Quận 1 chia làm hai nhóm có số lượng  bằng nhau.

Đầu tiên, các con sẽ xếp thành hàng dọc, sau đó mỗi bé được cô phát cho chiếc muỗng. Khô cô hô “bắt đầu”, bé đầu hàng sẽ dùng muỗng múc một trứng trong rổ mà các cô đã chuẩn bị sẵn, chuyền trứng sang muỗng của bạn kế tiếp. Nhiệm vụ của các bé làm sao chuyền trứng sang muỗng người đồng đội bên cạnh của mình mà không làm bị rớt. Khi trứng được chuyền tới người bạn cuối cùng thì sẽ cho vô rỗ và tiếp tục lượt chơi tiếp theo. Cứ như vậy đội nào chuyền được nhiều trứng về đến rỗ hơn mà không phạm quy thì đội đó dành chiến thắng.

Trò chơi bật nhảy qua chướng ngại vật

Các cô sẽ đặt 4 hộp có chiều cao khoảng 25-30 cm theo đường thẳng làm chướng ngại vật (tuỳ theo độ tuổi và chiều cao các bé trong lớp của mình mà có thể điều chỉnh thấp hoặc cao hơn). Trước tiên, các cô sẽ hướng dẫn các bé chống tay ở hông, khụy gối và bật nhảy để vượt chướng ngại vật. Sau khi các bé đã hiểu, cô sẽ chia trẻ làm hai đội và từng em bật nhảy. Đội nào nhảy đúng, nhanh, không làm đổ chướng ngại vật thì dành chiến thắng.

Giáo án trò chơi Mưa to mưa nhỏ
Trò chơi nhảy qua chướng ngại vật cho các bé mầm non

Trò chơi tàu lửa

Trò chơi này các cô cũng sẽ chia bé làm hai đội. Đầu tiên các bé sẽ ngồi xuống, hai chân của bé phía sau sẽ đặt lên đùi của bạn phía trước và cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng để tạo thành một “đoàn tàu”. Khi cô hô “bắt đầu” các bé sẽ dùng tay để cùng nhau di chuyển về về đích mà không làm đứt “đoàn tàu”, đội nào về đích nhanh hơn sẽ là đội dành chiến thắng.

Trò chơi kéo co

Đây là trò chơi dân gian khá phổ biến ở nước ta và được các cô giáo tại trường mầm non tư thục Quận 1 tổ chức cho các bé chơi.

Các bé sẽ được chia ra làm hai đội đứng hai bên, ở giữa kẻ vạch, người đứng đầu mỗi đội sẽ quàng tay với người đồng đội bên kia, các bé còn lại trong đội sẽ dùng tay ôm eo người đứng trước mình. Khi cô giáo hô bắt đầu các bé dùng lực kéo, đội nào đi qua vạch trước đội đó thua cuộc. Hoặc các cô có thể sử dụng dây thừng, ở giữa có buộc một chiếc khăn đỏ, khi cô hô “bắt đầu”, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình, đội nào bị kéo qua vạch ranh giới trước đội đó bị thua.

Trò chơi kẹp banh

Giáo án trò chơi Mưa to mưa nhỏ
Trò chơi kẹp banh cho các bé tại trường mầm non Pandakids

Để chơi trò chơi này các cô chuẩn bị những trái banh và chia các con làm hai đội. Các thành viên trong đội sẽ bắt cặp với nhau, mỗi cặp các bé sẽ đứng quay mặt vào nhau, đặt hai tay lên vai nhau, sau đó cô giáo sẽ đưa banh vào giữa bụng hai bé, khi đó cả hai sẽ cùng di chuyển về đích làm sao cho banh không bị rớt. Cứ như vậy lần lượt hết cặp này đến cặp khác. Đội chiến thắng là đội chuyền được nhiều banh về đích.

Các mẹ có thể yên tâm khi đến với trường mầm non tư thục Quận 1 các bé sẽ được tham gia trò chơi phù hợp với lứa tuổi của mình để phát triển thể chất, cũng như tinh thần.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Dạy trẻ hát thuộc lời bài hát “ Bốn mùa ” và thể hiện được tình cảm của bài hát

- Trẻ nghe hát và cảm nhận giai điệu vui tươi của bài hát “ Mưa rơi”, cảm nhận được những hình ảnh đẹp của con người, của thiên nhiên, của những cơn mưa.

- Trẻ được tham gia trò chơi “ Mưa to- mưa nhỏ”. Biết làm động tác phù hợp.

2. Kĩ năng:

- Rèn trẻ hát đúng giai điệu bài hát và thể hiện tình cảm khi hát

- Trẻ nghe hát và thể hiện cảm xúc của mình khi nghe cô hát.

3. Tư tưởng:

- Qua bài học góp phần giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ thân thể khi gặp trời mưa.

* Kết quả: 80-90% trẻ đạt

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

Đàn, máy tính, máy chiếu, giáo án trình chiếu, hình ảnh minh hoạ cho bài hát

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mũ hoa, lá.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ - Hoạt động âm nhạc trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

LĨNH VỰC GDPT THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC  NDTT: Dạy hát: “Bốn mùa ” NDKH: Nghe hát : “Mưa rơi” ( Dân ca xá) Trò chơi : “Mưa to, mưa nhỏ” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Dạy trẻ hát thuộc lời bài hát “ Bốn mùa ” và thể hiện được tình cảm của bài hát - Trẻ nghe hát và cảm nhận giai điệu vui tươi của bài hát “ Mưa rơi”, cảm nhận được những hình ảnh đẹp của con người, của thiên nhiên, của những cơn mưa.. - Trẻ được tham gia trò chơi “ Mưa to- mưa nhỏ”. Biết làm động tác phù hợp. 2. Kĩ năng: - Rèn trẻ hát đúng giai điệu bài hát và thể hiện tình cảm khi hát - Trẻ nghe hát và thể hiện cảm xúc của mình khi nghe cô hát. 3. Tư tưởng: - Qua bài học góp phần giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ thân thể khi gặp trời mưa.. * Kết quả: 80-90% trẻ đạt II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: Đàn, máy tính, máy chiếu, giáo án trình chiếu, hình ảnh minh hoạ cho bài hát 2. Đồ dùng của trẻ: - Mũ hoa, lá. III. Nội dung tích hợp: - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Mưa to, nhỏ, ích lợi của mưa. - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Đọc đồng dao.. - Lĩnh vực phát triển thể chất: Trẻ vận động tham gia chơi dung dăng dung dẻ.... IV. Cách tiến hành: Hoạt động cô Hoạt động trẻ Hoạt động 1: Vui chơi trước giờ học Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa” và dẫn dắt trẻ vào hoạt động CC: Trẻ sẽ làm những chú thỏ và hát theo giai điệu bài hát khi có hiệu lệnh của cô trẻ sẽ nhanh chân tìm về chỗ của mình. Luật chơi: Bạn nào sai sẽ nhảy lò cò. Chúng mình vừa cùng cô chơi t/c rất vui và các con nhớ là chúng mình không chơi dưới mưa, khi có việc cần đi thì phải che ô, mặc áo mưa để không bị ốm.... Hoạt động 2: Dạy hát "Bốn mùa " Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả. * Cô hát mẫu: L1: Cô hát từ đầu đến cuối bài hát không có đàn. - Nội dung của bài hát này nói về bốn mùa tươi đẹp cho hoa lá tốt tươi. L2: Cô hát kết hợp cùng đàn. * Dạy trẻ hát: - Cô hát từng câu cho trẻ tập hát theo cô. - Cô đàn từng câu cho trẻ tập theo cô - Cho trẻ hát theo cô cả bài ( 2- 3 lần). - Từng tổ tập hát . - Bé ngoan cùng thi hát: + Mời nhóm bạn trai, bạn gái hát. ( 3- 4 nhóm) + Cá nhân trẻ hát. - Cả lớp cùng nhau hát lại bài hát 1 lần ( Cô chú ý sửa sai câu hát và giai điệu bài hát cho trẻ) - Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả. Hoạt động 3: Bài ca cô tặng bé. Mưa là nguồn sống của mọi người, mọi vật, mưa giúp cây tốt tươi, để cho cây có được nhiều hoa thơm, quả ngọt mang lại những vụ mùa bội thu. mưa đem nước tới làm đầy ao hồ sông suối cho cá, tôm bơi lội để sống được... nhờ có nước mà con người có thể nấu ăn.. Chúng ta có thể thấy được hình ảnh đó qua bài hát “ Mưa rơi” Dân ca Xá. - Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe kết hợp cử chỉ điệu bộ - Lần 2: Cho trẻ nghe đĩa hát và những hình ảnh minh hoạ cho lời bài hát.( Hát 2 lần) Hoạt động 4 : Âm thanh diệu kỳ ''Mưa to – mưa nhỏ'' Cô nói: “Có rất nhiều cơn mưa Mưa rào trong mùa hạ Mưa tí tách mùa thu Mưa mùa xuân nhẹ bay Cây đâm chồi, nảy lộc.” Mưa không chỉ làm cho cây cối xanh tươi mà mưa còn đem đến nguồn nước cho con người, cho mọi vật. Nhờ có nước mà con người và mọi vật mới có thể sống được đấy. Chúng mình sẽ cùng nhau tạo nên những cơn mưa thật vui nhé. - Cho trẻ nêu ý tưởng tạo cơn mưa: Các con có thể tạo nên những cơn mưa bằng cách nào? - Thống nhất cách chơi: * Thực hiện theo hiệu lệnh: + Khi nói “Mưa to” thì vỗ 2 tay vào nhau và nói “ Lộp độp, lộp độp” + Khi nói “ Mưa nhỏ” thì đưa nhẹ nhàng 2 ngón tay lên xuống và nói “ Tí tách, tí tách” * Thực hiện theo quan sát: Khi cô đưa tay thấp thì trẻ vỗ tay nhỏ làm mưa nhỏ, khi cô đưa tay cao thì vỗ tay to làm mưa to. * Cho trẻ chọn tranh và làm tiếng mưa cho phù hợp. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 5 phút tuỳ theo hứng thú của trẻ ( động viên khuyến khích trẻ kịp thời) * Hoạt động tiếp nối: - Cho trẻ vẽ mưa. - Trẻ đọc hứng thú chơi với cô - Trẻ biết tên bài hát, tác giả - Trẻ chú ý nghe cô hát mẫu. - Trẻ hiểu nội dung của bài hát. - Trẻ tập hát từng câu. - Nghe theo nhạc tập hát từng câu - Trẻ hát thuộc, hát đúng giai điệu của bài hát và thể hiện được âm điệu vui tươi của bài hát. - Bài hát : Bốn mùa. - Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu, nắm được tên bài hát, làn điệu dân ca. Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và thể hiện tình cảm khi nghe hát. Trẻ chú ý lắng nghe cô nói, trẻ hiểu được ích lợi của mưa đối với con người và mọi vật xung quanh. - Trẻ nêu lên ý tưởng của mình. - Trẻ nắm được cách chơi và hứng thú tham gia chơi, biết chơi theo từng yêu cầu của cô đưa ra. - Trẻ biết làm tiếng mưa phù hợp với hình ảnh mình quan sát được ( Vỗ tay to và nói lộp độp với hình ảnh trời mưa to, đưa 2 tay lên xuống và nói tí tách khi thấy tranh mưa nhỏ...) - Trẻ biết vẽ bằng những nét thẳng, xiên... tạo thành tranh những cơn mưa theo ý thích của trẻ.

File đính kèm:

  • Giáo án trò chơi Mưa to mưa nhỏ
    GA_cho_toi_di_lam_mua_voi.doc