Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 2024

Một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho những người không xác định có được xem là một chào hàng không? Khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết thì người chào hàng có thể hủy ngang chào không? Đây là câu hỏi của chị Mỹ Nga đến từ Long An.

Một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho những người không xác định có được xem là một chào hàng không?

Căn cứ theo Điều 14 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.

Theo đó, một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng chứ không phải là một chào hàng.

Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó.

Mua bán hàng hóa quốc tế [Hình từ Internet]

Khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết thì người chào hàng có thể hủy ngang chào không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị hủy ngang:
a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị hủy ngang, hoặc
b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy ngang và đã hành động theo chiều hướng đó.

Như vậy, khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết thì người chào hàng vẫn có thể hủy ngang chào nếu người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.

Việc chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế sẽ không được hủy ngang trong những trường hợp sau:

- Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị hủy ngang, hoặc

- Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy ngang và đã hành động theo chiều hướng đó.

Sự im lặng có được xem là chấp nhận chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận.
2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.
3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên.

Như vậy, sự im lặng không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia có khối lượng xuất khẩu lớn trên thế giới, đồng nghĩa với việc các hợp đồng mua bán hành hóa quốc tế ngày càng quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam.Tuy nhiên, thực tế cho thấy mua bán hàng hóa quốc tế vẫn luôn là lĩnh vực có nhiều khả năng xảy ra tranh chấp. Vì vậy, với mục đích cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu những lưu ý quan trọng về hợp đồng mua bán hàng hóa, cũng như phòng ngừa các tranh chấp phát sinh từ quan hệ này, PGS.TS. Hồ Thúy Ngọc – Trưởng Khoa Đào tạo Quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam [VIAC] – đã có một số trao đổi nhằm giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chương trình thuộc khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Tư pháp và Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành đã đồng hành cùng đài truyền hình một số địa phương triển khai hoạt động tư vấn pháp lý doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Để xem toàn bộ chương trình, vui lòng truy cập tại đây.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại [địa điểm kinh doanh] nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau[2]. Về nguyên tắc, quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mỗi nước phải phù hợp với pháp luật về hợp đồng của nước đó.

Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bị vô hiệu khi nào?

Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép [Điều 127]; Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình [Điều 128]; Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức [Điều 129]; Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được [Điều 408].

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là các cá nhân và tổ chức. Đối với các cá nhân, để được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cá nhân phải đảm bảo có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Chủ Đề