Giáo trình nhà nước pháp quyền PDF

Giáo trình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhóm tác giả biên soạn đề cập đến những nội dung cơ bản như: Những vấn đề lý luận chung về nhà nước pháp quyền như: Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền thời kỳ cổ đại ở phương Đông, phương Tây; Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời kỳ Phục hưng; Tư tưởng pháp quyền của nhà nước Tư sản. Đặc biệt, Giáo trình đi sâu vào trình bày tư tưởng pháp quyền của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Home Forums > Thư Viện Tổng Hợp > Tủ Sách Giáo Dục Đại Học > Đại Học Luật [Toàn Quốc] >

Discussion in 'Đại Học Luật [Toàn Quốc]' started by VienESC5, Oct 13, 2021.

Tags:

[You must log in or sign up to reply here.]

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đoc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn "Giáo trình Nhà nước pháp quyền" do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Nhà nước pháp quyền

Tác giả: GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

3. Tổng quan nội dung sách

Cuốn giáo trình "Nhà nước pháp quyền" đượcbiên soạn nhằmmục đích cung cấp những kiến thức có tính hệ thống về Nhà nước pháp quyền; phân tích, lý giải khoa học về tính phổ quát và tính quốc gia, dân tộc đặc thù của Nhà nước pháp quyền; khẳng định Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước phù hợp với điều kiện và đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam; khái quát những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, coi đó là yếu tố hợp thành Nhà nước pháp quyền với tính cách là những yêu cầu, đòi hỏi, là hệ thống các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước; phân tích và khái quát quá trình phát triển của các yếu tố cần và đủ cho việc xác lập và củng cố Nhà nước pháp quyền, từ đó chỉ ra nhu cầu bổ sung, hoàn thiện trong việc đổi mới tổ chức, cơ chế, phương thức hoạt động, cơ sở pháp lý, v.v… cho các thiết chế quyền lực Nhà nước và các thiết chế xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Phần thứ nhất: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Nhà nước pháp quyền

Chương I: Tư tưởng pháp quyền thời cổ đại và trung đại

Chương II: Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời cận đại và hiện đại

Phần thứ hai: Những giá trị và đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền hiện đại

Chương III: Quan niệm chung về Nhà nước pháp quyền

3.1. Khái niệm tổng quát về Nhà nước pháp quyền

3.2. Nội hàm cơ bản của Nhà nước pháp quyền

3.3. Sự giới hạn của quyền lực và kiểm soát quyền lực bởi pháp luật

3.4. Nguyên tắc "có thể làm tất cả những gì luật không cấm" - nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền

Chương IV: Chủ nghĩa lập hiến – cơ sở xác lập và củng cố Nhà nước pháp quyền

4.1. Hiến pháp và vai trò của hiến pháp trong nhà nước pháp quyền

4.2. Hiến pháp - nền tảng của sợ đồng thuận xã hội

4.3. Tài phán hiến pháp

Chương V: Những yêu cầu cơ bản đối với pháp luật của Nhà nước pháp quyền

5.1. Tính công bằng của pháp luật

5.2. Tính minh bạch của pháp luật và của việc thực hiện pháp luật

5.3. Pháp luật phải dễ tiếp cận và được thực hiện kịp thời

5.4. Sự đa dạng của các nguồn pháp luật

Chương VI: Phân quyền

6.1. Cấu trúc và nội dung của nguyên tắc phân quyền

6.2. Nội dung cơ bản của cơ chế phân quyền

6.3. Phân quyền giữa trung ương và địa phương và chế định tự quản địa phương

6.4. Các thiết chế hiến định độc lập

6.5. Vai trò, ý nghĩa của phân quyền đối với Nhà nước pháp quyền

Chương VII: Sự độc lập của Tư pháp

7.1. Khái niệm và các đặc trưng của Quyền tư pháp

7.2. Đặc điểm của các mô hình tổ chức quyền tư pháp

7.3. Vị trí độ lập của tư pháp trong Nhà nước pháp quyền

7.4. Những nội dung chủ yếu của tư pháp độc lập

7.5. Những yếu tố cơ bản bảo đảm sự độc lập của Tư pháp

Chương VIII: Mối liên hệ giữa Nhà nước pháp quyền với kinh tế thị trường và xã hội dân sự

8.1. Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường

8.2. Mối liên hệ giữa Nhà nước pháp quyền với xã hội dân sự

Phần thứ ba: Các mô hình Nhà nước pháp quyền trên thế giới

Chương IX: Sự biểu hiện đa dạng của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử

9.1. Mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù

9.2. Một số mô hình nhà nước pháp quyền điển hình

Phần thứ tư: Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Chương X: Những tiền đề và điều kiện của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

10.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền

10.2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

10.3. Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế - điều kiện để xây dựng và hoàn thiệnNhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Chương XI: Định hướng và nội dung cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Chương XII: Mô hình tổ chức quyền lực Nhà nước đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương XIII: Cải cách Tư pháp và pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

4. Đánh giá bạn đoc

Cuốn sách Giáo trình Nhà nước pháp quyềndo GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên, cung cấp những kiến thức có tính hệ thống về Nhà nước pháp quyền; phân tích, lý giải khoa học về tính phổ quát và tính quốc gia, dân tộc đặc thù của Nhà nước pháp quyền; khẳng định Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước phù hợp với điều kiện và đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta.

Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạyđốicủa sinh viên, học viên tham gia đào tạo tại Khoa Luật - Trường đại học quốc giaHà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Nhà nước pháp quyền- GS.TSKH. Đào Trí Úc chủ biên".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền để bạn đọc tham khảo:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là sự kế thừa truyền thống văn hóa và những kinh nghiệm xây dựng, quản lý nhà nước của ông cha ta, là kết quả của sự trải nghiệm, nghiên cứu, khảo sát nhiều cuộc cách mạng, nhiều nhà nước điển hình như Mỹ, Pháp, Liên Xô..., đồng thời, sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước kiểu mới vào điều kiện nước ta. Mặc dù Hồ Chí Minh không dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được thể hiện không chỉ trong các bài viết, bài phát biểu của Người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mà còn trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Hồ Chí Minh với tư cách là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật của nước Việt Nam mới, phấn đấu để Nhà nước ta thực sự trở thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền được thể hiện trên những quan điểm cơ bản sau:

Một là,nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước. Nhà nước là công cụ phục vụ nhân dân Hồ Chí Minh xác định bản chất dân chủ của Nhà nước ta: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Hai là,nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Qua thực tiễn tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ và tham khảo kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Nhà nước trong quản lý xã hội, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật trong quản lý, điều hành xã hội. Năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc-xây, Hồ Chí Minh đã đòi thực dân Pháp phải cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, phải bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh và thay thế bằng các đạo luật. Bản Yêu sách đã được Hồ Chí Minh chuyển thành “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó đặt vấn đề phải có Hiến pháp ban hành, nêu cao vai trò quản lý nhà nước bằng luật pháp theo tinh thần “trăm điều phải có thần linh pháp quyền”, phản ánh tư tưởng cốt lõi của Người về nhà nước dân chủ mới - nhà nước tôn trọng pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Ba là,nhà nước pháp quyền kiểu mới, của dân, do dân, vì dân phải là Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở tìm cách làm thế nào để Nhà nước ta trở thành một nhà nước pháp quyền kiểu mới, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, khắc phục được những căn bệnh cố hữu của các nhà nước kiểu cũ.

Bốn là,Nhà nước ta do đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc rộng rãi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tính chất Nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp... Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Bản chất giai cấp công nhân còn thể hiện ở tính định hướng đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội “bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”. Nhà nước đó do Đảng lãnh đạo, và Đảng ta trở thành đảng cầm quyền. Trong Di chúc gửi lại đồng bào, đồng chí, Người căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Người thường nhắc nhở các tổ chức đảng và đảng viên: Đảng ta là đảng cầm quyền chứ không phải đảng trị, mọi cán bộ, đảng viên phải biết tôn trọng Nhà nước, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng những tư tưởng của Người về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục soi sáng và tiếp sức cho quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững của đất nước trong thời kỳ mới.

Video liên quan

Chủ Đề