Gửi đơn to cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu

Tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là vấn đề được người bị hại hoặc những người có liên quan đến vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt quan tâm. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu có bất cứ vấn đề nào thắc mắc cần chúng tôi tư vấn, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.

Tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thế nào?

Anh Nam [Thái Bình] có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, em có vấn đề cần được tư vấn như sau:

Hôm qua em có nhận được một tin nhắn qua facebook với nội dung em đã trúng thưởng một chiếc xe Vision trị giá 50 triệu đồng và 1 tỷ đồng tiền mặt. Để nhận giải thì tin nhắn đó yêu cầu em phải truy cập vào một trang web khác để làm hồ sơ, sau đó yêu cầu em nạp 2 triệu đồng tiền thẻ cào điện thoại để xác nhận hồ sơ, sau đó có một anh tên Toàn gọi điện yêu cầu em nạp thêm 5 triệu để bên anh làm thủ tục cho em nhận giải.

Sau khi em nạp 5 triệu thì người này tiếp tục yêu cầu em gửi thêm 10 triệu vào tài khoản của anh này để nộp thuế VAT và xác thực tài khoản để ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản của em.

Sau khi em chuyển 10 triệu cho anh Toàn thì e nhận được tin nhắn ngân hàng báo trừ 10 triệu, một lúc sau thì toàn bộ số tiền trong thẻ ngân hàng của tôi khoảng hơn 50 triệu nữa cũng bị chuyển vào tài khoản của anh Toàn. Sau đó em có gọi điện lại cho anh ta nhưng báo số điện thoại không liên lạc được.

Hiện tại em rất hoang mang không biết làm thế nào vì đó là toàn bộ số tiền tích góp của em.
Vậy Luật sư cho em hỏi có phải em đã bị lừa đảo để chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu đúng thật thì em phải tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?Mong Luật sư giải đáp sớm giúp em, em xin chân thành cảm ơn!”

>> Tư vấn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhanh nhất, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái với quy định của pháp luật. Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Để thực hiện thành công việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác thì người thực hiện thường sử dụng những lời nói gian dối như quảng cáo, thuyết trình… nhưng tất cả những việc làm đó không đúng với bản chất sự vật, sự việc; người lừa đảo còn sử dụng các thủ đoạn tinh vi và những hành vi gian dối khác như giả danh những người có uy tín, có trách nhiệm quyền hạn, có nghĩa vụ trong xã hội hoặc làm giả công căn, giấy tờ, chữ ký của người có thẩm quyền để làm cho người có tài sản tin tưởng và giao tài sản cho họ.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu, là việc người phạm tội đã dùng những thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật, có thể bằng lời nói hoặc hành động làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm trông giữ, quản lý tài sản tin giả là thật mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.

Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

Như vậy có thể thấy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân.

Trong trường hợp của bạn anh Toàn đã dùng thủ đoạn gian dối để lợi dụng lòng tin của bạn để bạn tin rằng mình được nhận giải thưởng bao một một chiếc xe máy và số tiền 1 tỷ đồng, thông qua việc lừa dối bạn anh Toàn đã chiếm được số tiền của bạn tổng cộng lên đến gần 70 triệu đồng. Do đó anh Toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Việc tố cáo của công dân có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

Tuy nhiên trường hợp này bạn chỉ biết được thông tin của anh Toàn thông qua số điện thoại do đó bạn nên làm đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan công an hoặc tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018. Trong đơn tố cáo của bạn phải ghi rõ ngày tháng năm bạn tố cáo; họ tên địa chỉ của bạn và cách thức liên hệ với bạn để được giải quyết kèm theo các bằng chứng để chứng minh việc tố cáo của bạn là hợp pháp.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng về vấn đề tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hãy nhanh tay liên hệ đến hotline 1900.633.705 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn chính xác nhất!

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo theo quy định mới nhất của pháp luật năm 2022

Thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chị Ngát [Vĩnh Phúc] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, năm trước em có quen một chị trên zalo, chị này giới thiệu với em hiện đang là giám đốc của một công ty. Lúc đó em đang mang thai chị ấy có ngỏ ý muốn cho em đóng nhờ bảo hiểm xã hội ở công ty chị do công ty của em là công ty tư nhân lúc đó đã cho em nghỉ việc. Em có đồng ý và có đưa cho chị ta 12 triệu đồng và có phiếu thu.

Đến nay con em đã được 6 tháng tuổi, lần nào em gọi điện thì chị ấy đều hứa hẹn và khất lần. Tuần trước em mới biết gần đây chị ta bị bắt vì tội lừa đảo tiền bảo hiểm của nhiều người, tuy nhiên đã được thả vì chị ta đang nuôi con nhỏ.

Vậy Luật sư cho em hỏi em có thể tố cáo chị ta về tội lừa đảo hay không, và khi tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì em phải làm các thủ tục gì cần thiết?
Mong Luật sư có thể sớm tư vấn giúp em, em xin chân thành cảm ơn!”

>> Luật sư hỗ trợ làm thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhanh chóng, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải quyết vấn đề của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 thì quy trình tiếp nhận tin tố giác tội phạm cụ thể như sau:

Thứ nhất cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn tố cáo của người tố cáo. Người tố cáo có thể tố cáo bằng hình thức là văn bản hoặc lời nói.

Trong trường hợp tố cáo trực tiếp tại trụ sở cơ quan chức năng có thẩm quyền thì họ sẽ lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Trong quá trình tiếp nhận đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan chức năng có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh trong quá trình tiếp nhận tin báo tội phạm.

Trong trường hợp tố cáo thông qua hình thức gửi qua đường bưu chính, hoặc tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại, hoặc gửi qua phương tiện thông tin khác. Thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ghi vào sổ tiếp nhận.

Trong trường hợp tin tố giác tội phạm gửi đến nhưng không đúng thẩm quyền thì họ sẽ có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Kiểm tra và xác minh nội dung trong đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ tại khoản 1 điều 147 Bộ luật hình sự 2015 thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận [trường hợp đúng thẩm quyền giải quyết] thì cơ quan phải kiểm tra xác minh thông tin liên quan của đơn tố cáo đó.

Việc kiểm tra và xác minh nhằm mục đích xác định xem đơn tố cáo có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không và kiểm tra xem vụ việc có dấu hiệu của tội phạm hay không. Trong trường hợp nếu như có dấu hiệu của tội phạm thì quyết định khởi tố vụ án hình sự còn nếu như không có dấu hiệu của tội phạm thì cũng đưa ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trường hợp tin báo hoặc đơn tố cáo chưa thực sự rõ ràng thì có thể ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tin báo, đơn tố giác và chưa kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.

Giai đoạn kiểm tra và xác minh đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất quan trọng là cơ sở để xác định xem trong vụ việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm từ đó có thể đưa ra quyết định khởi tố hay không khởi tố, hoặc tạm đình chỉ việc khởi tố lại.

Bước 3: Ra quyết định khởi tố, hoặc không khởi tố

Sau khi kiểm tra và xác minh đơn tố giác nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội danh tương ứng.

Bước 4: Cơ quan công an tiến hành điều tra vụ án

Khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ thì cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để điều tra vụ án.

Trong quá trình điều tra thì cơ quan điều tra có thể thực hiện các biện pháp như triệu tập bị can [Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự 2015], hỏi cung bị can [Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự 2015], triệu tập người làm chứng [Điều 185 Bộ luật tố tụng dân sự 2015], lấy lời khai người làm chứng [Điều 186 Bộ luật tố tụng hình sự 2015], khám xét người [Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự 2015], khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện [Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự 2015], thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử [Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015]….

Bước 5: Viện kiểm sát Truy tố tội phạm trước Tòa án

Khi Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng nếu có thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý, nếu như đã đầy đủ thì Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án sau đó tiến hành truy tố bị can ra Tòa án.

Viện kiểm sát sẽ tiến hành truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng thể hiện đầy đủ các tình tiết của tội phạm, điều khoản trong luật được áp dụng,… Xem chi tiết bản cáo trạng là gì nội dung và ý nghĩa của nó để biết thêm chi tiết.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng thì Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

Trong trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 7 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.

Bước 6: Xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sau khi nhận hồ sơ của Viện kiểm sát thì Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu như còn thiếu chứng cứ hoặc các tài liệu liên quan khác thì Tòa án sẽ trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ xung. Còn nếu hồ sơ đã đầy đủ thì Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Quay trở lại với trường hợp của bạn căn cứ vào Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể thấy bạn đã đưa cho chị ta số tiền là 12 triệu đồng và cũng có phiếu thu. Và người này cũng đã từng bị bắt vì bị lừa tiền bảo hiểm xã hội của nhiều người sau đó được thả vì lý do là đang nuôi con nhỏ tuy nhiên chị này vẫn tiếp tục đi lừa tiền người khác. Do đó hành vi của người này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 và sẽ phải gánh chịu khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Như vậy trong trường hợp của bạn bạn cần tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người này đến cơ quan có thẩm quyền để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như các người khác.

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bạn có thể tố cáo hành vi này tại nơi mà đối tượng đang sinh sống hoặc tại nơi xảy ra hành vi lừa đảo hoặc tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

Thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn được thực hiện thông qua các bước như sau:

Bước 1: Bạn có thể tố cáo bằng hình thức văn bản hoặc lời nói đến cơ quan có thẩm quyền. Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận đơn tố cáo của bạn. Nếu trường hợp tin tố cáo của bạn gửi đến nhưng không đúng thẩm quyền thì họ sẽ có trách nhiệm chuyển tin tố cáo kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Trong trường hợp bạn nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan có đúng thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thì cơ quan phải kiểm tra xác minh thông tin liên quan của đơn tố cáo đó.

Bước 3: Sau khi kiểm tra và xác minh đơn tố cáo của bạn, nếu xét thấy có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội danh tương ứng.

Bước 4: Khi đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ thì cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để điều tra vụ án.

Bước 5: Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng [nếu có] thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý, nếu như đã đầy đủ thì Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án sau đó tiến hành truy tố bị can ra Tòa án.

Bước 6: Sau khi nhận được hồ sơ của viện kiểm sát nếu hồ sơ đầy đủ thì Tòa án sẽ quyết định đưa tòa án ra xét xử. Nếu trường hợp thiếu chứng cứ hoặc các tài liệu liên quan khác thì Tòa án sẽ trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.

Trong quá trình tiến hành thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu bạn còn bất kỳ khó khăn nào cần được Luật sư hỗ trợ, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.633.705 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

Khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản thế nào?

Anh Hoàng [Tuyên Quang] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc cần giải quyết như sau:

Tôi có quen anh Nam qua một người bạn, theo như giới thiệu thì anh này chuyên xách tay các loại thuốc từ các nước Châu u về Việt Nam. Do bố tôi đang bị bệnh ung thư nên tôi cũng có nhu cầu muốn mua các loại thuốc ngoại cho bố uống. Anh Nam nói với tôi anh có biết một loại thuốc đến từ Mỹ có thể giảm bớt bệnh ung thư, nếu bị ung thư giai đoạn đầu còn có thể khỏi hẳn. Do tin tưởng nên tôi cũng đặt mua của anh Nam 10 hộp thuốc trị giá 15 triệu đồng của anh Nam và hẹn khi anh Nam gửi thuốc cho tôi thì tôi sẽ đưa tiền.

Tuần trước anh Nam có gửi về cho tôi 5 hộp thuốc tôi có hỏi thì anh ta bảo đang hết hàng sau đó đòi tôi chuyển khoản 15 triệu để lấy thuốc và tôi cũng làm theo. Tuy nhiên khi tôi tìm hiểu ra thì mới biết 5 hộp thuốc anh Nam gửi cho tôi thực chất là thuốc xương khớp và được sản xuất tại Việt Nam chỉ trị giá khoảng 200 nghìn đồng. Sau đó tôi có gọi điện cho anh ta nhưng số điện thoại báo không liên lạc được.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này anh Nam có phạm tội gì không và tôi có thể khởi kiện anh Nam hay không? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm cảm ơn!”

>> Tư vấn thủ tục khởi kiện, tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Xét trong trường hợp của bạn có thể thấy anh Nam đã có thủ đoạn gian dối là đưa một loại thuốc giả làm cho bạn tin đó là thật và bạn đưa tiền cho anh ta. Anh Nam thực hiện hành vi này với lỗi cố ý, anh ta biết được hành vi của mình là sai trái, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của bạn, trường hợp bố bạn nếu uống phải loại thuốc giả kia còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên anh ta vẫn thực hiện hành vi gian dối của mình để lừa đảo, chiếm đoạt 15 triệu đồng của bạn.

Căn cứ vào những phân tích trên có thể thấy hành vi của anh Nam có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015. Do đó bạn hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay nói chính xác hơn là tố giác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của anh Nam.

Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bạn có thể tố giác trực tiếp với cơ quan công an hoặc gửi đơn tố giác đến cơ quan công an.Kèm theo việc tố giác bạn nên cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của anh Nam.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tin tố giác Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định sau:

Quyết định khởi tố vụ án hình sự

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Trường hợp vụ việc của bạn nếu có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng.

Trong trường hợp các tình tiết, định lượng không đủ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 thì cơ quan công an sẽ hướng dẫn bạn làm đơn khởi kiện tranh chấp giao dịch dân sự gửi đến tòa án.

Trong quá trình khởi kiện, tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu anh còn gặp khó khăn, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.633.705 để được Luật sư hỗ trợ và tư vấn kịp thời!

>> Xem thêm: Tội cưỡng đoạt tài sản phạt thế nào theo quy định của pháp luật?

Nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?

Anh Lộc [Nghệ An] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:

Tôi năm nay 50 tuổi, do tuổi cao sức khỏe yếu nên tôi chỉ ở nhà mà không đi làm được. Gần đây hàng xóm nhà tôi có ở thành phố về nên là Nga. Theo như giới thiệu thì cô Nga này có công việc xâu chuỗi hạt trên thành phố một ngày kiếm từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng và ngỏ ý mời tôi cùng làm.

Do thấy mức lương cao mà công việc cũng không nặng nhọc nên tôi đồng ý ngay. Hôm sau cô Nga có đưa cho tôi khoảng 5kg hạt và yêu cầu tôi chuyển 10 triệu đồng để đặt cọc tiền hàng sau đó khi nào tôi xâu xong sẽ trả cả tiền cọc và tiền công.

Hôm qua khi tôi xâu xong 5kg hạt thì tôi có liên lạc lại với cô Nga để yêu cầu trả tiền thì cô Nga tắt máy không nghe. Thấy có điều đáng nghi tôi liền chạy sang nhà cô Nga thì phát hiện cô ta đã chuyển đi từ bao giờ. Hỏi ra mới biết nhiều người trong xóm cũng bị cô Nga lừa giống tôi, có người bị lừa lên đến cả trăm triệu.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này cô Nga có phạm tội gì không? Liệu tôi có thể nộp đơn tố cáo hành vi lừa đảo của cô ta ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Tư vấn chính xác nơi nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn gửi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc trên, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Xét hành vi của cô Nga trong trường hợp có thể thấy cô Nga đã sử dụng thủ đoạn gian dối, lừa dối bạn cũng như những người khác, khiến bạn tin và giao nộp tài sản của mình cho cô ta. Hành vi này được thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu với mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó hành vi này của cô Nga có đủ căn cứ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Do đó trong trường hợp này bạn và những người khác bị cô Nga lừa hoàn toàn có thể nộp đơn tố cáo tội phạm gửi tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 145 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì mọi người dân khi cần tố giác về tội phạm sẽ đến một trong các cơ quan, tổ chức sau:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Vì vậy trong trường hợp này bạn muốn nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn sẽ làm đơn và gửi tới cơ quan điều tra, viện kiểm sát nơi người đó cư trú. Mọi đơn tố cáo sẽ được tiếp nhận kịp thời và giải quyết theo đúng thẩm quyền và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết

Luật sư tư vấn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tư vấn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi nhờ xin việc

Chị Hằng [Thanh Hóa] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, cách đây một năm, tôi và gia đình có nhờ anh Lộc hiện anh đang làm thẩm phán là người quen của gia đình tôi giúp tôi chạy việc vào Tòa án do tôi mới ra trường. Sau khi gia đình tôi ngỏ ý thì anh Lộc nói đưa cho anh Lộc 400 triệu đồng thì anh sẽ lo cho tôi một công việc cùng chỗ làm với anh. 3 tháng sau khi đưa tiền anh Lộc có liên lạc lại với gia đình tôi là cần thêm 100 triệu nữa để hoàn tất hồ sơ. Gia đình tôi lúc này cũng cố chạy tiền để đưa cho anh.

Tuy nhiên đến nay là hơn 1 năm tôi vẫn chưa nhận được việc làm. Gần đây gia đình tôi có liên lạc lại với anh Lộc yêu cầu anh trả lại số tiền đã lấy thì anh ta nổi giận và nói mấy trăm triệu không là gì với anh ta và hứa sẽ lo việc cho tôi. Hôm qua gia đình tôi có liên lạc lại để đòi tiền thì anh ta tắt máy, đến nhà cũng không thấy anh ta đâu. Hỏi ra mới biết anh ta là một người nghiện cờ bạc, có thể anh ta đã lấy hết số tiền mà gia đình tôi đưa cho anh để đánh bạc.

Hiện gia đình tôi rất hoang mang, không biết làm thế nào để có thể lấy lại được tiền vì số tiền 500 triệu là quá lớn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này của tôi phải giải quyết thế nào? Tôi có nên tố cáo về hành vi của anh Lộc hay không? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Tư vấn thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong trường hợp nhờ xin việc, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn câu hỏi trên đây của bạn. Qua quá trình tìm hiểu và xem xét, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội như sau:

“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Xét trường hợp của bạn có thể thấy giao dịch giữa bạn và anh Lộc có mục đích dùng tiền để xin việc cho bạn không những vi phạm quy định của pháp luật về giao dịch dân sự mà còn vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội trên thực tế, do đó giao dịch này không đảm bảo về giao dịch dân sự. Do đó giao dịch giữa bạn và anh Lộc sẽ là giao dịch dân sự vô hiệu. Lúc này các bên sẽ phải trả lại cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Theo thông tin như bạn cung cấp ở trên thì anh Lộc sau nhiều nhận được và bạn gia đình yêu cầu trả lại tiền thì đều không trả, bạn cũng đã cố gắng liên lạc với anh Lộc nhưng đều không được. Do đó hành vi của anh Lộc có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Do trong trường hợp này anh Lộc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên đến 500 triệu đồng của bạn nên căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 thì anh Lộc có thể gánh chịu khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc nặng nhất là tù chung thân. Vì vậy trường hợp này bạn hoàn toàn có thể khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là cơ quan công an, và cung cấp đầy đủ các chứng cứ, tài liệu liên quan để giúp cơ quan công an có thể thuận lợi trong việc làm rõ vụ việc.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề về tội đưa hối lộ có cấu thành với hành vi của bạn và người nhận tiền là anh Lộc. Tại khoản 3 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa hối lộ như sau:

“Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm”.

Trường hợp này bạn đưa số tiền 500 triệu đồng cho người có chức vụ quyền hạn là anh Lộc để người này thực hiện một việc vì lợi ích cá nhân của bạn đó là xin việc, hành vi này là trái với quy định của pháp luật có thể cấu thành tội đưa hối lộ và người có chức vụ quyền hạn nhận số tiền đó trong trường hợp này là anh Lộc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với tội nhận hối lộ.

Mọi thắc mắc về thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp hotline 1900.633.705 để được Luật sư tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp triệt để vấn đề của bạn!

Tư vấn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua zalo

Chị Kim [Lào Cai] có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau:

Tôi có quen một người bạn trai qua mạng xã hội zalo. Theo như anh giới thiệu thì anh tên là Tùng hiện đang độc thân và đang học thạc sĩ tại một trường danh tiếng ngoài Hà Nội. Sau khi nói chuyện với nhau được 5 tháng, do có tình cảm với anh Tùng nên khi anh ngỏ ý muốn tôi làm bạn gái anh thì tôi đồng ý ngay.

Lúc mới yêu nhau anh luôn kể với tôi là mẹ anh bị bệnh, hiện anh đang học nên không có tiền lo cho mẹ. 1 tháng sau khi quen tôi thì anh bắt đầu hỏi vay tôi 20 triệu để lấy tiền mua thuốc cho mẹ. Sau đó anh liên tục vay tiền tôi với nhiều lý do khác nhau như nộp tiền học, mua đồ dùng cá nhân… Tổng số tiền tôi chuyển cho anh vay đến nay là gần 100 triệu đồng.

Nhiều lần tôi đề nghị gặp mặt ngoài đời nhưng anh luôn từ chối và nói khi nào sẵn sàng sẽ gặp. Gần đây tôi liên lạc với anh thì không được nữa, anh chặn cả zalo cả số điện thoại của tôi.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có cơ sở để tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hành vi của anh Tùng hay không? Tôi xin cảm ơn!”

>> Tư vấn thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn Kim, cảm ơn câu hỏi mà bạn đã gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau để giải đáp thắc mắc của bạn:

Theo như bạn trình bày có thể thấy người bạn trai mà bạn quen qua zalo có thể thấy người này đã lên ý định để lấy lòng ti của bạn để có thể dễ dàng hỏi vay tiền bạn. Sau khi đã lấy được số tiền lên đến 100 triệu đồng thì lại mất tích và không trả lại số tiền này cho bạn. Có thể thấy hành vi này được anh Tùng thực hiện với lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, anh ta nhìn thấy rõ được hậu quả nhưng vẫn thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Do đó trong trường hợp này hành vi của anh Tùng hoàn toàn có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. Căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 thì trường hợp này thì anh Tùng có thể phải gánh chịu hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù giam. Do đó bạn hoàn toàn có thể tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hành vi của anh Tùng lên cơ quan công an có thẩm quyền để có thể được giải quyết đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về thủ tục tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, nếu bạn còn gặp bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.705 để đươc tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Cách thức tố cáo như thế nào?

Tư vấn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Anh Tâm [Đắk Nông] có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần giải đáp như sau:

Vợ tôi tháng trước có thuê một chiếc xe ô tô của ông An với giá 500 nghìn đồng một ngày. Tuy nhiên do nợ nần cờ bạc không có tiền trả nên vợ tôi có mang xe đi cắm ở tiệm cầm đồ lấy 200 triệu đồng để đi trả nợ. Sau đó khi ông An đòi xe thì vợ tôi không có tiền chuộc nên hiện đã bỏ trốn. Đến nay đã được gần 1 tuần.

Ông An hiện đã báo công an về hành vi của vợ tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này vợ tôi có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Tư vấn đơn tố cáo lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn câu hỏi trên đây của bạn, để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được đưa ra lý giải như sau:

Xét trong trường hợp của bạn, có thể thấy vợ bạn đã có được tài sản từ ông An một cách hợp pháp thông qua hợp đồng cho thuê xe. Tuy nhiên sau khi có được tài sản thì vợ bạn đã không thực hiện như cam kết như trong hợp đồng đối với ông An mà lại mang xe đi cắm để lấy 200 triệu đồng và rồi sau đó bỏ trốn vì không có khả năng trả. Hành vi trên hoàn toàn có đủ yếu tố để cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

Điểm a khoản 3 Điều 175 Bộ Luật hình sự 2015 có quy định:

“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;”

Do đó trong trường hợp này chồng bạn có thể phải gánh chịu khung hình phạt lên đến 12 năm tù giam cho hành vi của mình.

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp phần nào có thể giúp các bạn áp dụng vào những trường hợp cụ thể của mình trên thực tế để có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Nếu có bất cứ vấn đề nào chưa hiểu, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.633.705 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề