Hệ thống kinh, vĩ tuyến là gì

Địa lí 6 bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ và địa líKết nối tri thức có đáp án chi tiết cho từng phần, từng câu hỏi giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Địa lí 6 bài 1 Kết nối tri thức

  • I. Phần mở đầu
  • II. Phần nội dung bài học
    • 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
    • 2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
  • III. Phần luyện tập và vận dụng
    • Luyện tập 1 Địa lí 6 KNTT trang 103
    • Vận dụng 2 Địa lí 6 KNTT trang 103

I. Phần mở đầu

Ngày nay, các con tàu ra khơi đều có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biến?

Gợi ý: Dựa vào tọa độ Địa lý

II. Phần nội dung bài học

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Câu hỏi sách Địa lí 6 KNTT trang 102

Dựa vào hình 2 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy

a. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

b. So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.

Gợi ý trả lời

a/

  • Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh
  • Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 0 độ hay còn gọi là xích đạo.
  • Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
  • Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
  • Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc
  • Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam

b/ So sánh các đường vĩ tuyến với nhau, kinh tuyến với nhau:

  • Đường vĩ tuyến dài nhất là đường xích đạo, đường kinh tuyến dài nhất là đường kinh tuyến có kinh độ là 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh
  • Các đường kinh tuyến bằng nhau [do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của trái đất, mà trái đất là dạng hình cầu]
  • Các đường vĩ tuyến có đường kính nhỏ dần từ vĩ tuyến gốc đến các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất

2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

Câu hỏi Địa lí 6 KNTT trang 103

Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4

Gợi ý trả lời:

Tọa độ các điểm:

A [60oB , 120oĐ]

B [23o27′B, 60oĐ]

C [30oN, 90oĐ]

III. Phần luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 Địa lí 6 KNTT trang 103

Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.

Gợi ý trả lời

  • Có tất cả 360 kinh tuyến nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 1 độ.
  • Có tất cả 181 vĩ tuyến nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1 độ.

Vận dụng 2 Địa lí 6 KNTT trang 103

Tra cứu thông tin, ghi tọa độ địa lí các điểm cực [Bắc, Nam, Đông, Tây] trên phần đất liền của nước ta.

Gợi ý trả lời

Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng như sau:

  • Điểm cực Bắc: tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, với vĩ độ 23°23'B, kinh độ 105°20'Đ
  • Điểm cực Nam: tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với vĩ độ 8°34'B, kinh độ 104°40'Đ
  • Điểm cực Tây: tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, với vĩ độ 22°22'B, kinh độ 102°09'Đ
  • Điểm cực Đông: tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, với vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24'Đ

>> Bài tiếp theo: Địa lí 6 bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

Tham khảo Địa lí 6sách Cánh Diều và Địa lí 6sách Chân Trời Sáng Tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới chương trình GDPT cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

- Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả Địa Cầu có thể hiện cực Bắc, cực Nam và hệ thống kinh vĩ tuyến.

Kinh tuyến

Vĩ tuyến

Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa cầu.

Là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến.

Độ dài các kinh tuyến bằng nhau và gặp nhau ở 2 cực

Độ dài các vĩ tuyến khác nhau và song song với nhau

Cứ 1 độ ta vẽ 1 đường kinh tuyến sẽ được 360 đường kinh tuyến.

Cứ 1 độ ra vẽ 1 đường vĩ tuyến sẽ được 181 vĩ tuyến.

Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00 đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đông [nước Anh], chia Trái Đất thành nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.

 Vĩ tuyến gốc được gọi là xích đạo [vĩ tuyến 00], chia Trái Đất thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vũng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương, nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái  vũng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.

Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc, nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.

Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc 00, kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc 00  

Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc, vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

Trên Trái Đất hay các hành tinh hoặc thiên thể hình cầu, vĩ tuyến là một đường tròn nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, đường tròn này có hướng từ đông sang tây. Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất có đường kính nhỏ hơn.

Năm đường vĩ tuyến đặc biệt

Năm đường vĩ tuyến đặc biệt của Địa Cầu

Có 5 vĩ tuyến đặc biệt trên Trái Đất. Bốn vĩ tuyến được định nghĩa dựa vào mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Vĩ tuyến thứ năm, xích đạo, nằm giữa hai cực. 5 vĩ tuyến đó là

  • Vòng Bắc cực [66° 33' 38" vĩ bắc]
  • Hạ chí tuyến [23° 26' 22" vĩ bắc]
  • Xích đạo [0° vĩ bắc]
  • Đông chí tuyến [23° 26' 22" vĩ nam]
  • Vòng Nam Cực [66° 33' 38" vĩ nam]

Hạ chí tuyến và đông chí tuyến là các ranh giới phía bắc và phía nam của vùng đất trên Trái Đất có thể thấy được Mặt Trời đi qua đỉnh đầu trong ít nhất một thời điểm trong năm. Vòng cực bắc và vòng cực nam là ranh giới của vùng xung quanh cực Trái Đất, nơi có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất một ngày giữa mùa hè trong năm.

Các vĩ tuyến là các đường tà hành, nhưng ngoại trừ xích đạo, chúng không phải là vòng tròn lớn, và do đó không chứa các cung là quãng đường ngắn nhất giữa các điểm, ngược với những gì nhìn thấy trên một số bản đồ nơi chúng được vẽ bằng các đường thẳng. Các chuyến bay trên bắc bán cầu giữa các điểm có cùng vĩ độ sẽ đi theo đường ngắn nhất trông giống một đường cong lệch về phía bắc trên các bản đồ như trên.

Các cung trên vĩ tuyến trên Trái Đất đôi khi được dùng làm biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Một vài vĩ tuyến được dùng như biên giới:

  • Biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ hầu như hoàn toàn nằm trên vĩ tuyến 49° bắc, ngoại trừ phần giữa Québec và Vermont nằm trên vĩ tuyến 45° bắc.
  • Vĩ tuyến 38° bắc được dùng để phân chia Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.
  • Vĩ tuyến 17° bắc được dùng để phân chia Việt Nam theo hiệp ước Genève.
  • Vĩ tuyến 60° nam được dùng để phân định biên giới cho châu Nam Cực

Trái Đất hiện tại có 181 đường vĩ tuyến [tính cả xích đạo là vĩ tuyến đặc biệt].

  • Hệ tọa độ địa lý
  • Kinh tuyến
  • Vĩ tuyến 17
  • Vĩ tuyến 38

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vĩ_tuyến&oldid=67063454”

Video liên quan

Chủ Đề