Tại sao nộp thuế là quyền lợi trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi công dân

15 quyền lợi cơ bản mà người nộp thuế nên biết [Ảnh minh hoạ]

[1] Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

[2] Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

[3] Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

[4] Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

[5] Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

[6] Được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

[7] Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, đại lý làm thủ tục hải quan để thực hiện dịch vụ đại lý thuế, đại lý làm thủ tục hải quan.

[8] Được nhận quyết định xử lý về thuế, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, được yêu cầu giải thích nội dung quyết định xử lý về thuế; được bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế; được nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế.

[9] Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của pháp luật.

[10] Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

[11] Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

[12] Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

[13] Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.

[14] Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và pháp luật về giao dịch điện tử.

[15] Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.

**Đặc biệt, Luật Quản lý thuế cho phép tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ khi có ít nhất một người có chứng chỉ kế toán viên.

1. Người nộp thuế bao gồm:

a] Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b] Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;

c] Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

Căn cứ pháp lý:

- Khoản 1 Điều 2, Điều 16, Điều 150 Luật Quản lý thuế 2019.

- Điều 70a Luật Kế toán 2015.

Thùy Liên

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Mục lục bài viết

  • 1. Chủ thể nộp thuế
  • 2. Nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp
  • 3. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
  • 3.1 Lệ phí môn bài
  • 3.2 Thuế giá trị gia tăng
  • 3.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • 3.4 Thuế thu nhập cá nhân
  • 4. Một số loại thuế kê khai theo đặc điểm của từng doanh nghiệp
  • 4.1 Thuế tài nguyên
  • 4.2 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
  • 4.3 Thuế bảo vệ môi trường
  • 4.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • 4.5 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Thuế của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật quản lý thuế năm 2019

Luật sư tư vấn

1. Chủ thể nộp thuế

Thuế là một khoản ngân sách nhà nước bắt buộc của các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế. Có thể hiểu thuế là một công cụ làm tăng nguồn kinh phí cho Nhà nước giúp cơ quan Nhà nước duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.

Chủ thể bao gồm các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Đặc điểm chung của người nộp thuế là ngành nghề kinh doanh, quy mô, hình thức sở hữu, trình độ quản lí, trình độ công nghệ… đều chi phối việc xác định các phương pháp. Biện pháp, quy trình quản lí thuế. Khi đặc điểm của người nộp thuế thay đổi, quy mô ngày càng phát triển, mở rộng; trình độ quản lí, trình độ công nghệ ngày càng hiện đại thì đòi hỏi phương pháp, biện pháp và quy trình quản lí thuế của cơ quan quản lí thuế cũng phải thay đổi, từ đó chi phối việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí thuế nói cách khác, yếu tó chủ thể nộp thuế trong quan hệ quản lí thuế có sự tác động nhất định đến cơ cấu tổ chức bộ máy của chủ thể quản lí thuế.

Người nộp thuế đòi hỏi phải hội đủ năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. NLPL của người nộp thuế là khả năng được pháp luật trao cho các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia quan hệ về thuế. Còn năng lực hành vi của người nộp thuế là khả năng của tổ chức, cá nhân để tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình được pháp luật quy định.

2. Nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế sẽ được chính quyền ưu đãi, được bảo vệ quyền lợi pháp lý chính đáng và được tạo điều kiện để kinh doanh thuận lợi. Ngoài ra thiết lập được mối quan hệ tốt với chính quyền sẽ giúp cho doanh nghiệp có được một số lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ và các vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, dễ dàng. Như vậy, việc chấp hành tốt nghĩa vụ thuế sẽ giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước. Từ đó, doanh nghiệp và chính quyền sẽ có mối quan hệ mật thiết hơn, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đấy cũng chính là cách mà doanh nghiệp quảng bá cho đạo đức kinh doanh, cho thương hiệu của mình.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, tuân thủ đúng luật thuế đối với doanh nghiệp không chỉ là nghĩa vụ mà còn là thể hiện đạo đức kinh doanh, thể hiện sự đền đáp nghĩa tình khi nhà nước đã tạo điều kiện cho vay vốn không lãi, miễn giảm thuế…doanh nghiệp làm ăn có lãi thì đóng thuế thu nhập doanh nghiệp là chuyện đương nhiên phải làm. Đóng thuế nghiêm túc là một trong những yếu tố làm tăng uy tín, hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp đối với các đối tác trong nước cũng như với nước ngoài. Các đối tác - nhất là đối tác nước ngoài - thường yêu cầu cung cấp Báo cáo tài chính, những chứng từ thể hiện số thuế nộp cho ngân sách hàng năm là bao nhiêu để chứng minh quy mô và hiệu quả kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.
Đối với nội bộ doanh nghiệp, hàng năm hoạt động kiểm toán, báo cáo thuế và nộp thuế đầy đủ cũng tạo cho cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc, tin tưởng vào sự phát triển bền vững của công ty. Nếu một doanh nghiệp có tầm nhìn xa trông rộng, muốn xây dựng thương hiệu lớn mạnh thì không vì lợi ích trước mắt gian lận thuế, báo cáo lỗ để rồi mất niềm tin với khách hàng, cán bộ công nhân viên hoang mang và ngay cả khi cần vốn thì ngân hàng cũng không dám cho vay, muốn sửa sai cũng không sửa được.

3. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Trong quá trình hoạt động, sản xuất và kinh doanh của mình doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp các loại thuế sau:

3.1 Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là khoản lệ phí trực thu đánh vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp nghiệp. Doanh nghiệp sau khi thành lập [có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp] sẽ phải thực hiện các thủ tục kê khai về lệ phí môn bài, cụ thể như sau:

- Khai một lần khi người có nghĩa vụ nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập.

- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/1 dương lịch hàng năm.

- Theo quy định mới tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP thì từ ngày 25/2/2020 sẽ miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động, sản xuất kinh doanh [từ ngày 1/1 đến ngày 31/12], cụ thể đối với các trường hợp:

  • Doanh nghiệp mới được thành lập
  • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp có thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài.

Mức lệ phí môn bài hiện nay

Bậc Vốn điều lệ của doanh nghiệp Mức đóng/năm
1 ≥ 10 tỷ 3 triệu/năm
2 < 10 tỷ 2 triệu/năm
3 Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hạch toán phụ thuộc 1 triệu/năm

3.2 Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Pháp luật về thuế [cụ thể là Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, luật sửa đổi bổ sung năm 2016] quy định về thời hạn kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Trường hợp nếu doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng thì thời hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kế thúc tháng đó.

- Trường hợp nếu doanh nghiệp kê khai thuế theo quý thì hạn nộp sẽ là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó.

- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng trùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

3.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên công thức:

Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN x Thuế suất

3.4 Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế trực thu đánh vào thu nhập của người lao động. Đây là khoản thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Luật thuế thu nhập cá nhân và Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng [trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong tháng từ 50 triệu đồng trở lên]: Thời gian kê khai chậm nhất là vào ngày thứ 20 của tháng kế tiếp.

- Trường hợp doanh nghiệp kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý [trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý và số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong tháng nhở hơn 50 triệu đồng]: Thời hạn kê khai thuế chậm nhất là ngày thứ 30 của quý kế tiếp.

4. Một số loại thuế kê khai theo đặc điểm của từng doanh nghiệp

4.1 Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là khoản tiền mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước khi thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, như:

  • Áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản.
  • Căn cứ tính thuế được xác định là sản lượng tài nguyên tính thuế nhân với giá tính thuế tài nhân với thuế suất tài nguyên.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với tờ khai tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Báo cáo quyết toán thuế tài nguyên năm phải nộp chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

4.2 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất nhập khẩu.

4.3 Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa [sau đây gọi chung là hàng hóa] khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

  • Áp dụng cho doanh nghiệp: Nếu có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường 2010.
  • Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối.
  • Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.
  • Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu: người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.

4.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thị đặc biệt là thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và bán ra hoặc do doanh nghiệp nhập khẩu về rồi bán ra.

  • Áp dựng với doanh nghiệp: Nếu có hoạt động sản xuất hoặc nhập khấu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

4.5 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào đất phi nông nghiệp dùng để sản xuất, thực hiện các dự án đầu tư, ây dựng trụ sở, cơ quan,...

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề