Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Logo chính thức của Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội

Tối ngày 7/1/2016, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã tổ chức công bố logo chính thức của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội và đêm nhạc hội Sắc màu HNMU nhân kỉ niệm 66 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kỷ niệm 57 năm ngày truyền thống và 1 năm ngày thành lập trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đồng thời chào mừng thành công Đại hội Hội sinh viên trường lần thứ VI.

PGS.TS.Nguyễn Anh Tuấn công bố logo mới của Trường ĐH Thủ đô Hà Nội

Đến dự có đồng chí Nguyễn Thiên Tú – Uỷ viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Thành đoàn, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên TP. Hà Nội; PGS.TS.Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trưởng; đồng chí Hoàng Phương Quỳnh – Bí thư Đoàn trường, đại diện lãnh đạo các đơn vị trong, đại diện đơn vị tài trợ, đơn vị đồng hành…

Thay mặt Đảng ủy, Bam Giám hiệu, PGS.TS.Nguyễn Anh Tuấn – Phó Hiệu trường đã công bố logo mới của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Logo được thiết kế từ ý tưởng tên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nên phần cách điệu nhấn mạnh vào biểu trưng của thành phố, được bao quanh bởi dải màu đậm tượng trưng cho chữ U đầu tiên của từ University [Đại học] trong tiếng Anh. Phần trên có cách điệu nét mềm là hình ảnh cánh chim tung bay, nâng tầm những ước mơ. Phần trên của logo là biểu tượng giản hóa của cuốn sách tượng trưng cho các mã ngành đào tạo. Tên trường uốn quanh chữ U như một khẳng định về trường đại học đầu tiên của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Theo : daihocthudo.edu.vn

Chiều ngày 15/3, đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ tại trường Đại học [ĐH] Thủ đô Hà Nội.

Tại Hội nghị, Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Đinh Quốc Hùng đã công bố Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 19/01/2021, của Chủ tịch UBND TP công nhận Hội đồng trường trường ĐH Thủ đô Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 – 2025 gồm 17 thành viên và công nhận Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Thủ đô Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đỗ Hồng Cường, sinh năm 1974.

 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng mong muốn, trường ĐH Thủ đô Hà Nội không chỉ đào tạo những khoa giới hạn về sư phạm mà còn nhiều khoa khác. Ảnh: Thủy Trúc.

Đồng thời công bố Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội công nhận bà Nguyễn Vũ Bích Hiền, sinh năm 1975 - Giảng viên cao cấp - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên Hội đồng trường ĐH Thủ đô Hà Nội giữ chức vụ Hiệu trưởng trường ĐH Thủ đô Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết rất vui khi được đến trao quyết định về công tác cán bộ tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Trường ĐH Thủ đô Hà Nội trước đây phát triển từ trường CĐ Sư phạm Hà Nội, là một trong những nhà trường rất có uy tín của Thủ đô trong đào tạo giáo viên, giảng dạy. “Chúng tôi thấy, trong những năm vừa qua, nhà trường có nhiều công việc cần phải tập trung làm. Chính vì thế các đồng chí lãnh đạo TP rất quan tâm đến công tác cán bộ của nhà trường. Và ngày hôm nay, cùng lúc kiện toàn 2 vị trí và lịch sử nhà trường có bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển” – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.

 Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng đã trao quyết định công nhận Hội đồng trường Đại học Thủ đô Hà Nội và Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ảnh: Thủy Trúc.

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng mong muốn tân Chủ tịch Hội đồng trường, tân Hiệu trưởng, tập thể ban lãnh đạo nhà trường luôn đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ, thống nhất trong công việc. Đối với trường ĐH Thủ đô Hà Nội có rất nhiều công việc phải thực hiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình học và nhiều vấn đề khác.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng kỳ vọng và tin tưởng với sự bổ sung về nhân sự hoàn thiện bộ máy lãnh đạo nhà trường, trong giai đoạn sắp tới sự điều hành các công việc của nhà trường sẽ tốt hơn. Các thầy cô giáo, cán bộ chủ chốt ủng hộ Ban giám hiệu, cùng nhau thực hiện, xây dựng môi trường ĐH Thủ đô Hà Nội là trường ĐH duy nhất của TP. Và, nếu làm tốt sẽ phát huy được thế mạnh của Thủ đô về tiềm lực, về tài chính. TP luôn sẵn sàng, quan trọng là nhà trường làm, có đề xuất, hướng đi đúng đắn.

“Chúng tôi mong muốn trong quá trình phát triển của nhà trường, nhà trường duy trì truyền thống, đổi mới, tập trung sức mạnh. Đặc biệt, nhà trường quan tâm đầu tư vào chương trình trong giai đoạn tới đủ sức thu hút và đào tạo sinh viên ra trường đảm đương được công việc. Trường ĐH Thủ đô Hà Nội không chỉ đào tạo những khoa giới hạn về sư phạm mà còn nhiều khoa khác nữa”- Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.

Thay mặt các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường, Hiệu trưởng Nguyễn Vũ Bích Hiền khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất để thực hiện tốt trọng trách được giao, tăng cường tinh thần đoàn kết, nhất trí của cán bộ, giảng viên và sinh viên, phát huy thành quả của các thế hệ đi trước để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nhà trường đã đề ra.

Tân Hiệu trưởng Nguyễn Vũ Bích Hiền cũng cho giá trị cốt lõi của trường ĐH Thủ đô Hà Nội là Uy tín và chất lượng - Đổi mới và sáng tạo - Tận tâm và tôn trọng - Trách nhiệm và tự hoàn thiện - Gắn kết cộng đồng. Vì thế, nhà trường cũng sẽ hướng tới xây dựng một môi trường học thuật ĐH mang tính sáng tạo, hiệu quả, năng động, trách nhiệm; tạo điều kiện và cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giảng viên. Đồng thời, nâng cao đời sống và đảm bảo phúc lợi của mọi thành viên; chú trọng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học; nâng cao uy tín học thuật, khẳng định vị thế và tập trung phát triển thương hiệu của nhà trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật số 34/2018/QH14, trong đó, dự thảo có đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu. Giảng viên đại học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ dự kiến sẽ được kéo dài thời gian làm việc để giảng dạy nếu có mong muốn, đủ sức khỏe và được nhà trường chấp nhận.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Bích Hiền - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Đô [Hà Nội] về vấn đề này, cô Hiền cho biết: “Tôi thấy chính sách này là tốt, đặc biệt với các trường đại học.

Đội ngũ giảng viên tại các trường đại học có học hàm, học vị thường nằm ở độ tuổi sắp nghỉ hưu theo quy định, nhưng nhu cầu của các trường đại học vẫn rất cần một đội ngũ có đủ học hàm, học vị để đảm đương các mã ngành mà trường đang thực hiện đào tạo.

Nếu sức khỏe của các giảng viên còn tốt, các trường đại học cũng đang có nhu cầu thì tôi nghĩ việc kéo dài thêm thời gian làm việc cũng không có vấn đề gì, nhưng chỉ nên để các giảng viên hoạt động giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn, không đảm nhiệm chức vụ quản lí".

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Bích Hiền - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Đô [Hà Nội]. Ảnh: NVCC.

Theo cô Hiền: "Trên thực tế cũng đã chứng minh được lợi ích cho các nhà trường khi có một đội ngũ đông đảo chuyên gia chất lượng cao, đội ngũ này có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết và đã từng gắn bó lâu dài với nhà trường, nếu được tiếp tục công tác họ sẽ phấn khởi, bản thân nhà trường cũng có được lợi ích từ các chuyên gia đó.

Cá biệt, có thể một vài mã ngành đào tạo nào đó khi nhu cầu của xã hội đã thay đổi, quá ít sinh viên theo học dẫn đến nhà trường không cần nhiều giảng viên ở ngành đó nữa. Cũng có thể các giảng viên đó vì sức khỏe, hoặc muốn được nghỉ ngơi sau nhiều năm công tác. Nhưng nếu để xét chung về vấn đề này thì tôi cho là tốt, và đa phần là có lợi cho cả các giảng viên cũng như các nhà trường, mặc dù đến tuổi nghỉ theo quy định nhưng rất nhiều thầy cô còn khỏe, có trí tuệ, muốn cống hiến.

Ví dụ, quy định có thể cho phép kéo dài thêm đến 10 năm công tác, nhưng theo tôi các thầy cô cũng chỉ làm được thêm khoảng 5 năm nữa là cùng, sau còn lí do sức khỏe,…thì họ cũng xin thôi, hoặc chuyển sang kí hợp đồng thỉnh giảng ngắn hạn.

Như vậy các thầy cô cũng không bị bó buộc là giảng viên cơ hữu của nhà trường, một giảng viên đại học ngoài nhiệm vụ giảng dạy họ còn nhiều nhiệm vụ khác phải tham gia, lúc này nếu tuổi cao rồi cũng sẽ rất khó để bắt kịp”.

Về băn khoăn nếu các thầy cô ai cũng xin kéo dài thời gian làm việc, thì sẽ mất cơ hội cho lớp trẻ, cô Hiền nói: “Việc các giảng viên có học hàm, học vị xin kéo dài thời gian làm việc, theo tôi đó là một việc. Còn việc nhà trường có nhu cầu hay không lại là một việc khác nữa.

Nếu các trường đại học thấy mình đã sẵn sàng có một đội ngũ trẻ, có thể thay thế, hoàn toàn đảm đương được những nhiệm vụ mà các thầy cô giáo có học vị cao nhưng đã đến tuổi nghỉ chế độ, thì theo tôi không nhất thiết phải kéo dài thêm thời gian làm việc cho các thầy cô đã đến tuổi nghỉ.

Không nhất thiết là phải bắt buộc kéo dài thời gian làm việc với tất cả các thầy cô, các trường đại học đã có “hành lang” pháp lý sẵn đó, có cơ chế mở để nếu muốn có thể thực hiện nhưng không bắt buộc. Nhưng theo tôi không có trường hợp nào giống trường hợp nào”.

Việc mời gọi nhân tài luôn là vấn đề khó

Hiện nay, nhiều trường đại học đang rất thiếu giáo sư và phó giáo sư nhưng rất khó mời các thầy về trường giảng dạy. Cô Hiền cho biết: “Theo tôi, không hẳn là tất cả các trường đại học đều đang thiếu giáo sư và phó giáo sư, một số trường đại học có ưu thế hơn bởi bề dày hoạt động, có lịch sử quá trình lâu dài thì thường sẽ có một đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị mạnh hơn rất nhiều so với những trường đại học mới thành lập.

Việc mời gọi, quy tụ nhân tài có học hàm, học vị luôn luôn là vấn đề khó, luôn luôn là thực trạng chứ không phải gần đây mới có chuyện đó. Mỗi trường đại học đều có những cố gắng để tìm, để thu hút nhân tài bằng nhiều cách khác nhau, có thể bằng tài chính, và nếu là trường đại học tự chủ thì sẽ có mức đãi ngộ cao.

Với những trường công lập không có nguồn tài chính mạnh để chi cho việc đó thì có thể bố trí các vị trí quản lí cho những người tài, đây cũng là một cách để đãi ngộ. Theo tôi, nhân tài luôn luôn thiếu, chúng ta phải “chắt chiu”, trong nội bộ cũng nên khuyến khích các giảng viên đi học, nhưng mặt khác cũng nên có một cơ chế nào đó để thu hút, khuyến khích”.

Có nhiều ý kiến cho rằng các không nên kéo dài thêm thời gian làm việc, cứ đến tuổi là mời các thầy nghỉ theo quy định, còn những ai có năng lực thật sự thì các trường đại học xem xét, kí hợp đồng theo hình thức chuyên gia, theo hình thức nghiên cứu đề tài cụ thể, hình thức dự án và thậm chí kí hợp đồng lâu hơn nữa nếu thật sự có hiệu quả?

Về vấn đề này, cô Hiền nêu quan điểm: “Việc này nên tùy vào nhu cầu và nguồn lực giảng viên của các trường đại học, có thể kí hợp đồng dự án, theo từng đề tài nghiên cứu cụ thể,…

Nhưng khi được kéo dài thêm thời gian công tác, các thầy cô không được tính vào số giảng viên cơ hữu của trường. Nếu là giảng viên cơ hữu thì sự cam kết, khả năng đóng góp của các thầy cô sẽ chặt chẽ hơn là không phải giảng viên cơ hữu.

Giảng viên cơ hữu được tính là đang đảm đương các mã ngành, khi nhà trường mở thêm ngành đào tạo thì phải chứng minh được nguồn nhân lực giảng viên. Nhưng khi các thầy cô được kéo dài thêm thời gian công tác sẽ không được tính vào số giảng viên cơ hữu của trường, như vậy tỷ lệ giáo sư, phó giáo sư của nhà trường sẽ thấp xuống.

Nhưng nếu chất lượng đạo tạo của nhà trường không bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của số lượng giáo sư, phó giáo sư thì hoàn toàn có thể chuyển sang kí hợp đồng với các thầy cô theo từng đề tài nghiên cứu cụ thể, hoặc giảng dạy, và lúc nào có dự án thì kí, không có nhu cầu thì không mời và không phải trả lương hàng tháng. Hành lang pháp lý có sẵn rồi, việc này nên để các trường đại học tự chủ, tự quyết định cần thiết hay không”.

Tùng Dương

Video liên quan

Chủ Đề