Hình ảnh nguyên nhân hình thành khí cfc

Bộ môn Hóa học môi trường
GVHD:
Tìm hiểu về khí CFC
(chlorofluorocacbons)
Danh sách thành viên

Nội dung tìm hiểu
I. Tổng quan về khí CFCs
1. Khái niệm
2. Nguyên nhân hình thành

II. Cơ chế phân hủy ozon của khí CFCs
1. Ảnh hưởng khí CFCs đến tầng ozone
2. Cơ chế phân hủy
III. Hậu quả và giải pháp giảm thiểu
CFCs
1. Hậu quả của khí CFCs
2. Biện pháp giảm thiểu CFCs

I. Tổng quan về khí CFCs
1. CFCs là gì?
- Clorofluorocacbon (viết tắt là CFC): CFC là những hoá
chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều
ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển.
- Clorofluorocacbons (CFCs) có các tên thương mại là
CFC-12, CFC-113... Trong đó con số hàng trăm cộng
thêm 1 dùng để chỉ số carbon có trong hợp chất này; số
hàng chục trừ đi một chỉ số hydrogen có trong hợp chất
này và số hàng đơn vị chỉ số fluorine có trong hợp chất

này. Ví dụ CFC -113 có 2 carbon, 0 hydrogen và 3
fluorine.

I. Tổng quan về khí CFCs
2. Nguyên nhân hình thành
-CFCs được tổng hợp đầu tiên vào năm 1928 để sử dụng như là
chất sinh hàn. Đến năm 1930 CFCs được thương mại hóa bởi
công ty Du Pont. Vào năm 1988 lượng CFCs tiêu thụ ước khoảng
trên 1 tỉ kg.
- CFC được sử dụng rất rộng rãi làm chất tải lạnh ( trong hệ
thống điều hoà không khí và thiết bị lạnh). CFC cũng được sử
dụng như chất đẩy và làm tan sol khí. Năm 1940 người ta đã
phát triển loạt CFC được chế tạo dễ dàng làm chúng được nhanh
chóng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như chất đẩy khí, dung môi
làm sạch, bọt nhựa, bao bì đựng thức ăn, chất khử trùng dụng cụ
phẫu thuật, y tế, thuốc xông miệng, làm sạch và tẩy nhờn dụng
cụ điện.v.v… Do CFC có tính ăn mòn cao và độc (tuy độ độc
thấp), việc sử dụng chúng đã hạn chế nhiều

II. Cơ chế phân hủy ozon của khí CFCs
1. Ảnh hưởng khí CFCs đến tầng ozone
• Khí CFCS đi vào tầng bình lưu và tích luỹ trong thời gian
dài(nhiều năm), làm thoát ra các gốc Cl, F, Br tự do.

• Ôzôn có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo hay brôm
 trong bầu khí quyển. Khi CFC đến được tầng bình lưu, dưới
tác dụng của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Clo nguyên
tử, và Clo nguyên tử có tác dụng như một chất xúc tác để

phân hủy ozon. Cụ thể, các phân tử Cl, F, Br của CFC và
halon được biến đổi thành các nguyên tử (gốc) tự do hoạt
tính nhờ các phản ứng quang hoá:
CFxClx + hv

CFxClx + Cl

Sau đó, các nguyên tử Cl, F, Br
tác dụng huỷ diệt O3 theo phản ứng:
Cl + O3 
  ClO + O2
ClO +O3 
Cl +2O2

II. Cơ chế phân hủy ozon của khí CFCs
2. Cơ chế phân hủy
• Khi CFCs đến được tầng bình lưu, dưới tác dụng
của tia cực tím nó bị phân hủy tạo ra Chlor nguyên
tử, và Chlor nguyên tử có tác dụng như một chất
xúc tác để phân hủy Ozone. Một nguyên tử Chlor
có thể phá hủy 100.000 phân tử ozone. Methyl
bromide khi lên đến tầng bình lưu sẽ bị tia cực tím
phân hủy để cho ra Brom nguyên tử, một nguyên
tử brom có khả năng phá hủy các phân tử ozone
gấp 40-50 lần một nguyên tử chlor.

II. Cơ chế phân hủy ozon của khí CFCs
• Nếu các CFC phân tử tồn tại lâu, thời gian tái tạo

phải tính bằng thập kỷ. Người ta tính rằng một
phân tử CFC mất trung bình là 15 năm để đi từ
mặt đất lên đến các tầng trên của khí quyển và có
thể ở đó khoảng một thế kỷ, phá hủy đến cả trăm
ngàn phân tử ôzôn trong thời gian này.
• Hoạt động của các núi lửa sẽ phóng thích vào khí
quyển một lượng lớn chlorine, nhưng nó dễ hoà
tan vào hơi nước trong khí quyển và sẽ theo mưa
rơi trở xuống Trái đất. Trong khi đó CFCs không bị
phân hủy ở tầng đối lưu và không hòa tan vào hơi
nước, do đó nó có thể dễ dàng lên đến tầng bình
lưu. Các kết quả đo đạt từ 1985 cho thấy, việc gia
tăng nồng độ của chlorine ở tầng bình lưu tỷ lệ
thuận với lượng CFC sản xuất, sử dụng và phóng
thích bởi các hoạt động của con người.

III. Hậu quả và giải pháp giảm thiểu
CFCs
1. Hậu quả của khí CFCs
 Thủng tầng ozone, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ
chiếu thẳng xuống Trái Đất. Từ đó, con người và
động thực vật phải gánh chịu những hậu quả nặng
nề sau:
• Tăng khả năng mắc bệnh về mắt đặc biệt là bệnh
đục thủy tinh thể.
• Phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và
động vật Hủy hoại các sinh vật nhỏ.
• Làm mất câng bằng hệ sinh thái động thực vật
biển.

• Ở thực vật: lá cây hư hại, quang hợp bị ngăn trở,
tăng trưởng chậm, giảm năng suất, đột biến thậm
chí có thể gây chết cây nếu liều lượng nặng.

III. Hậu quả và giải pháp giảm thiểu CFCs
Tác động của Ozon đối với thực vật
Loại
cây

Nồng độ Thời
gian Biểu hiện gây hại
tác động
Ozon

Củ cải

0.050

20 ngày (8h/ngày)

50% lá chuyển sang màu vàng

Thuốc lá

0.100

5.5h

Giảm 50% phát triển phấn hoa

Đậu
tương

0.050

-

Giảm sinh trưởng từ

Yến
mạch

Tác động của Ozon tới sức khoẻ của con người
Nồng độ Ozon (ppm)

Biểu hiện gây bệnh

0 - 0,2

Không gây bệnh

0,3

Mũi và họng bị tấy rát

1-3

Gây mệt mỏi, bải hoải sau 2 h tiếp xúc

8

Nguy hiểm đối với phổi

(ppm)

14,4 - 17%

0.075

19h

Giảm cường độ quang hợp

III. Hậu quả và giải pháp giảm thiểu CFCs
2. Giải pháp giảm thiểu khí
CFCs
• Hạn chế và cuối cùng là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất CFC cũng như các chất hóa
học gây suy giảm tầng ozone như: tetraclorit cacbon, hợp chất brom (halon),methylchlorofrom...cụ
thể là:
• Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử dụng năng lượng sạch
như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng biển…
• Xử lý ô nhiểm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công đoạn sản xuất riêng biệt
để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển.
• Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiêm
• Xây dựng nhà máy xử lý khí thải công nghiệp và sinh hoạt
• Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi việc bảo vệ môi trường cho mọi người, làm cho họ hiểu bảo vệ môi
trường – bảo vệ tầng ozone là bảo vệ sự sống của chính họ

III. Hậu quả và giải pháp giảm thiểu CFCs
2. Giải pháp giảm thiểu khí
CFCs
• Đối với thế giới:
• Năm 1985 Công ước Viên và Nghị định thư Montreal bắt đầu có hiệu lực nhằm mục đích từng bước
ngăn chặn việc sử dụng những loại hóa chất có thể phá hủy tầng ôzon, đánh dấu sự ra đời của Ngày
quốc tế bảo vệ tầng Ozon .Hiện nay việc triển khai Nghị định thư Montreal đã góp phần đáng kể
làm giảm hơn 1,5 triệu tấn hóa chất hàng năm mà có thể phá hủy tầng ozon
• Theo qui định của Nghị định về chất suy giảm tầng ozon ,với các nước phát triển phải loại trừ hoàn
toàn sản xuất và sử dụng các chất CFC Và Halon vào năm 1996 và chất HCFC vào năm 2020
• -Đối với các nước đang phát triển như nước ta sẽ được ưu đãi sử dụng các chất CFC và Halon đến
năm 2010 và chất HCFC vào năm 2040. Với mức tiêu thụ dưới 0,004 kg /đầu người/năm ,Việt Nam
được coi là một trong những nước có lượng tiêu thụ CFC thấp gần 300 lần so với nhóm nước mà nghị
định thư qui định
• Nghiên cứu loại bỏ các gốc tự do Clo, NOx... khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa khác
như axít clohydric và clo nitrat (ClONO2).Hạn chế tác nhân phá hủy ozon

III. Hậu quả và giải pháp giảm thiểu CFCs
2. Giải pháp giảm thiểu khí
CFCs
• Đối với nước ta :
• Nghiên cứu thay thế chất làm lạnh CFC bằng chất làm lạnh khác ít ảnh hưởng đến môi trường như :
hướng tới sử dụng R-134a
( ga lạnh an toàn ) và sử dụng trong hầu hết các loại tủ lạnh và điều hòa
không khí ô tô đời mới .
• Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu phục vụ cho giao thông vận tải ít gây ảnh hưởng đến môi trường như
sử dụng nguồn nhiên liệu mặt trời...
• Cung cấp đánh giá chất lượng môi trường đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương để kịp thời đưa ra các

biện pháp xử lý về môi trường.
• Đối với các nhà máy sản xuất cần phải xữ lý chất thải trước khi đưa ra môi trường.
• Dùng chính sách thuế chất thải ô nhiễm đối với các nhà máy công nghiệp.
• Cảnh báo kịp thời ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường
• Ngăn chặn và kịp thời xử lý cháy rừng, phá rừng bừa bãi, phát động phong trào trồng cây gây rừng.
• Giáo dục, tư vấn, tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến công
nghệ nhằm loại trừ và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng có hại tới sự suy giảm tầng Ozon.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ‘’Bảo vệ môi trường không khí’’ , Hoàng Thị Hiền – Bùi Sỹ Lý, nhà xuất bản xây dựng
Hà Nội 2007
2. />3. />4. />5. />6. />&op=ndetail&n=20&nc=89
7. />8. />%C3%B4n
9. />10. />otrinh/MrViet/Bai4.htm

Slide by: Ngần Văn Nhì
Group: