Hồ đồ la gì

Con người sống ở đời phải làm tốt 2 chuyện: tỉnh táo làm việc, hồ đồ làm người. Hồ đồ không phải ngu dại, khờ khạo nhìn đời. Hồ đồ cũng không phải mặt giả nai, tâm cáo già, xảo quyệt. Hiểu đơn giản, chỉ là nhìn thoáng mọi sự, tránh xa thị phi, thư thái, thảnh thơi mà sống.

Với cái xấu, không khoan nhượng là không sai, gặp chuyện bất bình chẳng tha lại càng không sai. Nhưng khi trưởng thành rồi, va vấp nhiều chuyện, dần dần mới ngộ ra: hồ đồ lại là phúc. Hồ đồ không đồng nghĩa là hèn hạ. Chỉ là tài trí chưa đủ, tâm lực chưa đủ, chẳng thể bảo vệ ai, chẳng thể tranh với ai, cũng chẳng thể đi đúng hướng.

Hồ đồ la gì

Trong làm ăn, cần phải học cách nhường lợi, bỏ qua cái lợi nhỏ trước mắt để hướng tới lợi ích chung. Nhìn qua tưởng có vẻ hồ đồ, nhưng đó mới đích thực là trí tuệ. Đó là cách giúp ta thêm bạn bớt thù, kết giao hữu hảo, loại bỏ sự đố kỵ, chướng ngại, cạnh tranh.

Trong hôn nhân, việc gì cho qua được hãy cho qua. Tốt nhất, nên bao dung, thấu hiểu cho những khuyết điểm của đối phương, tình cảm mới bền chặt, gắn bó lâu dài. Nên nhớ nhân vô thập toàn, con người không ai hoàn hảo.

Đạo lý nhà Phật có câu: "Người không được quá tận, việc không được quá tận, mọi thứ mà quá tận, duyên phận sớm sẽ tận". Con người sống ở đời, việc không vừa ý vô cùng nhiều, người không vừa ý cũng không thiếu. Người tỉnh táo nhìn thấy rõ quá nhiều việc, từ đó tự chuốc lấy muộn phiền. Còn người hồ đồ không ngại được mất, từ đó dễ dàng nếm trải được nhiều dư vị đặc biệt trong cuộc sống.

Biết đủ là hạnh phúc

Hồ đồ la gì

Người xưa vẫn nói: Tranh nhau ngoài sáng, đấu đá trong bóng tối. Để được lợi cho mình, nhiều người nay tranh, mai tranh, anh tranh , tôi tranh, tranh đến tranh đi gà bay chó sủa. Để rồi đến cuối cùng, người ngã ngựa đổ, thắng hay thua cùng đều trở về với cát bụi, nhưng vết nhơ về lòng đố kỵ đã tạo thành nghiệp, vẫn sẽ còn mãi.

Nhiều người, nhà cao cửa rộng, tiền bạc chất đống, nhưng lại không thể giữ được hạnh phúc. Nhiều người, quyền lực trong tay, hô phong hoán vũ, nhưng tri âm tri kỷ năm xưa đã rời đi tự bao giờ. Tranh qua tranh lại, thậm chí đến mức thừa sống thiếu chết, đổi lại chỉ là phiền não, khổ đau, thân xác bị dày vò mà thôi.

Làm người, bớt tranh một chút, tầm nhìn sẽ trở nên nhẹ nhõm và giản đơn hơn. Từ đó, nụ cười sẽ thêm rạng người, thanh thản bước đi, lòng không vướng bận. Người bản lĩnh không phải là người kiếm được nhiều tiền nhất, mà là người vừa kiếm được tiền vừa giữ được tình.


Lúc đó Giang Trạch Dân “lập tức đứng lên”, chỉ vào mũi Chu Dung Cơ mà thét: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất đảng mất nước! Tôi rất là xót xa.”  



Hồ đồ la gì
Hồ đồ! Hồ đồ!


Đọc đến hai chữ "hồ đồ", liên tiếp ba lần trong câu nói như hét của Giang Trạch Dân, tôi không khỏi sửng sốt.

Gần đây, trên mạng Internet, người Việt truyền nhau xem nhiều bản tin về Trung Quốc, đặc biệt là những bài có liên quan tới tình hình chính trị kinh tế quân sự  khu vực biển Đông Nam Á châu. Câu viết ở trên nằm trong bài báo đăng ngày 21/04/2016 trên trang web https://vietdaikynguyen.com với tựa đề: "Đằng sau sự câu kết của Giang Trạch Dân và La Cán trong hội nghị Bộ chính trị ngày 26 tháng 4 năm 1999"

Đại khái, bài viết này thuộc loạt bài "tố khổ" tập đoàn lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc thời kì Giang Trạch Dân còn làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (1989-2002).

Tự hỏi tại sao mình lại sửng sốt như vậy? Hình như tôi có cảm giác đang đọc tiếng Tàu viết về thời sự Việt Nam năm 2016.

Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ!

Nghe như lời một viên thái thú quận Giao Chỉ nghìn năm về truớc.

Lục mấy bộ từ điển ra xem lại.

Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển (1931):
hồ đồ 糊塗 Không rõ sự lý.

Khai Trí Tiến Đức (1931):
hồ đồ 糊塗 Không rõ ràng, không minh bạch: Làm việc lớn không nên hồ đồ.

Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1999):
hồ đồ (tính từ). Thiếu cân nhắc đúng đắn trong ăn nói, nhận thức: ăn nói hồ đồ; phát biểu hồ đồ; một quyết định hồ đồ.

Trừ ra một thời kì ngắn vào những năm 1970-1975, với vài từ ngữ "quá độ" theo thể điệu: máy bay lên thẳng, lính thủy đánh bộ, xưởng đẻ, đồng hồ có người lái, v.v. từ năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam, từ 1975, trên toàn cõi đất nước, tiếng Việt càng ngày càng rập khuôn theo tiếng Hoa, đặc biệt là tiếng Trung Quốc Cộng Sản.

Muốn hiểu rõ nhiều từ ngữ tiếng Việt bây giờ, lắm khi phải tìm xem ở từ điển chữ Tàu.

Chẳng hạn, cách đây vài tuần, có người bạn học cũ gởi cho xem một bản tin mở đầu như sau:
"Với mong muốn ba mẹ mình được thấy Huế mỗi ngày, anh Nguyễn Thanh Tùng đã tái hiện lại toàn bộ quần thể di tích cố đô Huế cổ kính một cách sinh động giữa lòng Sài Gòn náo nhiệt." (http://news.zing.vn/tai-hien-co-do-hue-giua-long-sai-gon-de-bao-hieu-cha-me-post117174.html)

Nhiều người trong nhóm bạn bè cùng lấy làm "bức xúc" vì hai chữ "tái hiện" ở trên. Nếu hiểu hai chữ này theo cách quen thuộc từ xưa, có nghĩa là "xuất hiện trở lại", thì câu viết mở đầu bản tin có phần vô lí, nếu không nói là ngớ ngẩn.

Vốn hay ngờ "tiếng Việt 1975", tôi lên trang web "Quốc ngữ từ điển" của Bộ Giáo Dục Đài Loan để kiểm chứng, thấy họ giải thích đúng như đã hiểu ở trên. Nhưng khi xem thêm mục từ "tái hiện" trong bộ "Hán ngữ đại từ điển" (Trung Quốc Cộng Sản) thì liền chưng hửng. Vì ngoài định nghĩa thứ nhất như trên, còn có định nghĩa thứ hai: (Văn học dụng ngữ) Vị tương kinh nghiệm quá đích sự vật dụng nghệ thuật thủ đoạn như thật địa biểu hiện xuất lai. Và còn dẫn chứng một câu viết của tác giả Tôn Lê (trong "Canh đường độc thư kí 耕堂讀書記"): "Tái hiện lịch sử anh hùng nhân vật, bất thị khinh nhi dị cử đích 再現歷史英雄人物, 不是輕而易舉的"

Ôi thôi, hai chữ "tái hiện" trong câu đầu bản tin về cố đô Huế, là bưng nguyên mâm từ định nghĩa này đây.

Tôi lại cặm cụi lật cuốn  Đại từ điển tiếng Việt (Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1999). Định nghĩa này nằm sờ sờ ra đó từ mấy chục năm nay:

tái hiện (động từ):
1.    Hiện lại trong đầu, trong trí nhớ: Những kỉ niệm trong thời thơ ấu tái hiện trong đầu.
2.    Thể hiện lại chân thực bằng hình tượng nghệ thuật.

Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ!

Nghe như lời một viên thái thú quận Giao Chỉ nghìn năm về truớc.

Nhớ lại bài hát của Việt Khang mấy năm trước:

Xin hỏi anh là ai?
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai
Xin hỏi anh là ai?
sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Xin hỏi anh là ai?
không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tinh yêu quê hương này
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
dân tộc anh ở đâu?
sao đang tâm, làm tay sai cho Tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.

Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ!

Hình như tôi có cảm giác đang đọc tin tức thời sự Việt Nam năm 2016.

Cuộc đàn áp lớn rộng trên toàn quốc chống những người biểu tình chẳng có gì mới mẻ tại Việt Nam. Nó là hiện tượng xảy ra trong bối cảnh của chủ trương đàn áp thẳng tay sau Đại hội Đảng lần thứ 12 đầu năm nay, khi đa số lãnh đạo lên nắm quyền thuộc giới công an và quân đội. (Vietnam Committee on Human Rights, Thông cáo báo chí làm tại Genève ngày 22.06.2016)