Hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Như vậy, việc các ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài này mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch ở Việt Nam thì những chi nhánh này có được gọi là "chi nhánh ngân hàng nước ngoài" theo như định nghĩa trong Luật các TCTD năm 2010 không? Hay chỉ những TCTD ở nước ngoài vào VN mở chi nhánh thì mới được xem là "chi nhánh ngân hàng nước ngoài"?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 47/2010/QH12

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

Còn Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam

- Ngân hàng nước ngoài” là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, có hoạt động chủ yếu và thường xuyên là hoạt động ngân hàng

- Ngân hàng liên doanh” là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam [gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam] và Bên nước ngoài [gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài] trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài” là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài; trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ [ngân hàng mẹ]. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Còn ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài cùng với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là hình thức hiện diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam cho nên ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh ở Việt Nam thì chi nhánh đó gọi là "chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Lưu ý:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện công khai tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cđịnh không vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp ghi trên sổ sách kế toán. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chp hành đy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Để mở được chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, ngân hàng cũng cần lưu ý:

  • Ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trước thời điểm nộp đơn xin lập chi nhánh ở Việt Nam;
  • Chi nhánh được thành lập phải chịu các hạn chế trong hoạt động của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Các ngân hàng nước ngoài có nhu cầu đăng ký hoạt động kinh doanh tài chính tại Việt Nam và cụ thể ở đây đó là mở chi nhánh mới sẽ cần đáp ứng những điều kiện cụ thể như thế nào?

Tư vấn điều kiện đăng ký kinh doanh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 

Xem thêm :

Để tư vấn hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nói chúng và nhà đầu tư là ngân hàng nước ngoài nói riêng có được những tư vấn về mặt pháp lý tốt nhất khi hoạt động kinh doanh chúng tôi tư vấn một số nội dung như sau:

Điều kiện đối với thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

  • Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
  • Vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 15 triệu đô la Mỹ
  • Người quản lý, người điều hành có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định

Tổng giám đốc [Giám đốc] phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

    • Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng
    • Có đạo đức nghề nghiệp
    • Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật
    • Có ít nhất 05 năm làm người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm làm
    • Tổng giám đốc [Giám đốc], Phó Tổng giám đốc [Phó giám đốc] doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán
    • Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
    • Tổng giám đốc [Giám đốc] của chi nhánh ngân hành nước ngoài không được tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác và không được đồng thời làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của ngân hàng nước ngoài

Phó Tổng giám đốc [Phó giám đốc], Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

    • Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng; đối với Phó Tổng giám đốc [Phó giám đốc] không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng
    • Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm
    • Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm
  • Có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng
  • Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính
  • Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính
  • Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
  • Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài
  • Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật các tổ chức tín dụng

* Điều kiện đối với ngân hàng mẹ

    • Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép
    • Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi
    • Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép
    • Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
    • Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đến thời điểm cấp giấy phép

Văn bản quy phạm pháp luật

  • Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12
  • Điều 18, 20, 21 và 50 Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
  • Nghị định 141/2006/NĐ-CP
  • Nghị định số 10/2011/NĐ-CP
  • Điều 11 Mục 2 Chương II Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

Tham khảo thêm : Điều kiện thành lập và hoạt động ngân hàng 100 vốn nước ngoài tại Việt Nam

Thực hiện xin cấp phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam

  • Việt Luật sẽ tư vấn các nội dung liên quan đến công việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ của nhà đầu tư khi tiến hành thủ tục thực hiện  xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trước và sau khi làm.
  • Hỗ trợ tư vấn , cung cấp văn bản pháp lý trong suốt quá trình hoạt động nhà đầu tư .
  • Về thời gian chi phí thực hiện , chúng tôi luôn cam kết thời gian làm việc và thực hiện thủ tục là nhanh nhất, tiết kiệm chi phí nhất với khách hàng.

Hiện Việt Luật hỗ trợ khách hàng qua các kênh online như email, hotline, facebook, skype … hoặc trực tiếp đến văn phòng của chúng tôi để trực tiếp tư vấn.

Hotline hỗ trợ :0965 999 345

Video liên quan

Chủ Đề