Học Đại học trực tuyến ngành Công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin đang là một sự lựa chọn nghề nghiệp vô cùng hot trong năm 2018. Cùng với hình thức học đại học truyền thống, học công nghệ thông tin online đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vậy hình thức học trực tuyến công nghệ thông tin là gì? Có nên theo học hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây

Học ngành công nghệ thông tin không lo thất nghiệp

Ngành công nghệ thông tin không chỉ đem đến cho người học một bệ đỡ vững chắc cho tương lai, nó còn là một công việc mới mẻ và luôn thay đổi, luôn biến động theo guồng quay công nghệ. Nếu như Microsoft làm thay đổi định nghĩa của con người về máy tính và phần mềm, thì internet là sân chơi của Google với mạng tìm kiếm, facebook làm thay đổi giao tiếp của con người hằng ngày và Apple là xu hướng của điện thoại thông minh ngày nay.

Bất kỳ một ngành nghề nào hiện nay cũng đều cần có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin dù ít hay nhiều, do đó, theo dự báo nguồn lực cho đến năm 2020 tại Việt Nam, ngành công nghệ thông tin thiếu khoảng 1.000.000 lao động trong nhiều lĩnh vực:

  • Công nghệ thông tin truyền thống: Phần cứng, phần mềm, mạng máy tính
  • Bảo mật và an ninh mạng
  • Lập trình
  • Hệ thống công nghệ thông tin
  • Mạng di động
  • Thương mại điện tử
  • Game, App,...

Ngành công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập rất sâu vào cuộc sống, ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày, nên nó phát triển thành rất nhiều các ngành nhỏ và đòi hỏi nguồn nhân lực ở mọi cấp độ. Do đó ngành công nghệ thông tin không cần lo nỗi lo thất nghiệp

Ngành CNTT đã phát triển rất mạnh và thâm nhập sâu vào cuộc sống, nên nó có rất nhiều phân ngành nhỏ và đòi hỏi nhân lực ở mọi cấp độ. Dù bất cứ lĩnh vực nào cũng không lo thất nghiệp.

Khóa học công nghệ thông tin online có gì mới

Khác với hình thức học truyền thống, học công nghệ thông tin online đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Học trực tuyến là phương thức học tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giảng viên. Khi tham gia một khóa học, sinh viên chủ động được thời gian đăng nhập và tham gia vào các hoạt động trong lớp truyền thống như đọc sách, thảo luận và thử nghiệm.

Khóa học trực tuyến ngành công nghệ thông tin giúp bạn làm quen với kiến thức nền của ngành công nghệ thông tin, cũng như các kiến thức sâu hơn về chuyên môn mà bạn theo học. Mỗi bài giảng, tài liệu học tập đều được ghi lại trên hệ thống, sinh viên dễ dàng truy xuất dữ liệu học tập chỉ với một thiết bị máy tính, smartphone có kết nối mạng mà không cần phải ghi ghi chép chép như hình thức học truyền thống. 

Về cơ bản, phương pháp học công nghệ thông tin trực tuyến giúp cung cấp đầy đủ và nhanh chóng kiến thức dành cho sinh viên, tuy nhiên sự chủ động và tự giác của sinh viên là điều quyết định đến thành công của phương pháp học này. Tuy nhiên, đối với các chương trình đào tạo trực tuyến tại Ehou - chương trình đại học online viện đại học Mở Hà Nội - với đội ngũ cố vấn học tập luôn sẵn sàng giúp đỡ học viên 24/24, giúp đỡ học viên trong quá trình học tập và đánh giá kết quả rèn luyện. Cố vấn học tập cũng là người theo dõi kết quả học tập của bạn, nhắc nhở bạn nếu chưa làm bài tập và thời gian thi kết thúc môn.

Những điểm khác biệt giữa hình thức học trực tuyến ngành công nghệ thông tin và học truyền thống:

E - Learning Học Truyền thống
Tiết kiệm chi phí, công sức và linh động thời gian học Mất thêm nhiều phụ phí, thời gian học cố định trong một khoảng thời gian
Kiểm soát được quá trình học của học viên thông qua các công cụ đánh giá Khó kiểm soát quá trình học của học viên, đánh giá thông qua kỳ thi hết môn
Không bị giới hạn Giới hạn về số lượng học viên trong mỗi lớp
Dễ dàng lưu trữ, download tài liệu, có thể xem lại bải giảng khi cần Mất thêm chi phí mua giáo trình, mất công ghi chép, giảng viên chỉ giảng bài 1 lần
Học viên tự chọn cách học, tốc độ học phù hợp với bản thân Cách giảng và tốc độ giảng bài phụ thuộc vào từng giảng viên
Tương tác giữa học viên - giảng viên cao, do học viên tự chủ động 24 /24 Tương tác giữa học viên - giảng viên thấp, giới hạn trong buổi học
Dễ tiếp cận kiến thức Tiếp cận kiến thức phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài

Đăng ký học công nghệ thông tin online tại viện đại học Mở Hà Nội

Các bạn sẽ học được gì với E-hou:

  • Tốt nghiệp cấp bằng kỹ sư Công nghệ thông tin có trình độ vững vàng, đáp ứng chuẩn đầu ra của viện đại học Mở Hà Nội, kỹ năng thực hành chuyên sâu về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNTT, đáp ứng nhu cầu phát triển CNTT nói riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung ở Việt Nam và hội nhập quốc tế. 
  • Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: Lập trình viên, quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, xây dựng, thiết kế các hệ thống phần cứng và phần mềm tại các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cơ quan Bộ ngành và các cơ quan khác.
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ khả năng tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ, đủ điều kiện làm việc hoặc học tiếp chương trình học với bậc học cao hơn

Thông tin về khóa học:

  • Tổng số tín chỉ: 140
  • Thời gian học: từ 1,5 - 4,5 năm tùy vào văn bằng mà học viên đã có
  • Học phí: 240.000đ/ tín chỉ
  • Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển [không thi tuyển]

Để biết thêm thông tin về chương trình đào tạo, lịch khai giảng khóa học phù hợp và các thông tin liên quan đến chương trình học CNTT online, vui lòng liên hệ với AUM qua Hotline: 091.5500.256 hoặc đăng ký trực tuyến theo form bên dưới.

Tên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin [Information Technology]

Bậc đào tạo: Đại học – Hệ từ xa

Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư

Thời gian học: 3,5 năm
[Sinh viên tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học được xét miễn môn và rút ngắn thời gian đào tạo]

Kiến thức cơ bản: Nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức cơ bản, kiến thức đại cương bậc đại học: Lý luận chính trị, Toán cao cấp, Pháp luật đại cương, Ngoại ngữ. Có kiến thức về rèn luyện thể chất và giáo dục quốc phòng để tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức chuyên môn vững vàng để thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành học:

  • Kiến thức về hệ thống tính toán [Máy tính]
  • Tư duy lôgic tốt về lập trình và các ngôn ngữ lập trình
  • Kiến thức về cơ sở dữ liệu, phương pháp thiết kế đánh giá cơ sở dữ liệu
  • Cấu trúc dữ liệu và các giải thuật…

Kiến thức chuyên ngành: Hiểu biết sâu rộng và và vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành hẹp về:

  • Công nghệ Mạng
  • Công nghệ Đồ họa
  • Thiết kế và xây dựng các hệ thống tính toán, xử lý thôrig tin
  • Thiết kế, xây dựng và khai thác các hệ thống dữ liệu
  • Các công nghệ phát triển phần mềm ứng dụng.

Năng lực nghề nghiệp

Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng hợp từ các kiến thức Cơ bản, cơ sở, chuyên ngành được đào tạo kết hợp với các kiến thức cá nhân tự trang bị vào các hoạt động chuyên môn: Khảo sát, thiết kế hệ thống thông tin, lập trình; thiết kế, lắp đặt và quản trị hệ thống mạng.

Có khả năng hiện thực hóa [độc lập hoặc theo nhóm] các nội dung của ý tưởng thiết kế về hệ thống thông tin.

Các kỹ năng được học

Kỹ năng cứng

Biết vận dụng tư duy thiết kế tổng họp từ các kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành được đào tạo kết hợp cùng với các kiến thức cá nhân tự trang bị vào các hoạt động chuyên môn.

Có khả năng độc lập nghiên cứu, truyền đạt các ứng dụng CNTT.

Có năng lực khảo sát thiết kế xây dựng hệ thống thông tin, thiết kế triển khai các hệ thống mạng máy tính và các hệ thống nhúng.

Có khả năng tìm hiểu, vận dụng khai thác và chuyển giao các sản phẩm Công nghệ Thông tin.

Có khả năng tham gia các ứng dụng về dịch vụ hành chính công [chính phủ điện tử], triển khai vận hành khai thác Thương mại điện tử.

Kỹ năng mềm

Có kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng tham gia tích cực, có hiệu quả, đúng chức năng trong các nhóm dự án triển khai về CNTT, năng động sáng tạo trong công việc.

Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, viết và trình bày các báo cáo sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

Có khả năng quản lý dự án CNTT, quản lý thời gian và điều hành công việc hiệu quả.

Vị trí làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin

Giảng dạy CNTT tại các trường Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông [cần thêm chửng chỉ nghiệp vụ sư phạm].

Nghiên cứu Khoa học thuộc các lĩnh vực: Công nghệ phần mềm, công nghệ mạng và các hệ thống nhúng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng…

Làm việc ở bộ phận CNTT hoặc ứng dụng CNTT của cảc đơn vị có nhu cầu [hành chính sự nghiệp, viễn thông, điện lực, đường sẳt, xây dựng…]. Đặc biệt đối với các hệ thống ngân hàng, tài chính, thương mại.

Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.

Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông, hệ thống nhúng.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên ngành CNTT sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.

Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn và dài hạn để nâng cao cập nhật kiến thức.

Đủ trình độ học bậc sau đại học [Thạc sỹ, Tiến sỹ] chuyên ngành CNTT tại các Viện, Trường trong và ngoài nước.

Video liên quan

Chủ Đề