Nghị định về giao dịch điện tử trong ngân hàng

Phát biểu tại tọa đàm, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho biết, ngân hàng là một trong những lĩnh vực đi đầu trong khai ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động. Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, việc ứng dụng công nghệ của ngành ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, nhất là với thanh toán điện tử, qua đó góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực xây dựng các khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử với nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành quy định tiếp về hoạt động ngân hàng điện tử, quản lý rủi ro hoạt động ngân hàng điện tử, tiêu chuẩn an toàn hệ thống công nghệ thông tin, quy định bảo mật an toàn đối với hoạt động ngân hàng trên internet,… Tuy nhiên, trong quá trình thực thi quy định pháp luật về ngân hàng điện tử, nhiều TCTD phát sinh nhiều vướng mắc cần được báo cáo NHNN để có giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện cho sự thích ứng linh hoạt và phát triển của ngành Ngân hàng trong cuộc cách mạng 4.0.

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

Báo cáo về thực trạng, vướng mắc và kiến nghị sửa đổi các quy định pháp luật trong giao dịch ngân hàng điện tử, ông Nguyễn Thành Long – Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng cho biết, Nghị định 35/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và các Thông tư của NHNN quy định về phạm vi hoạt động ngân hàng điện tử đã tạo nền móng quan trọng cho hoạt động của các ngân hàng trong lĩnh vực điện tử. Thời gian qua, ngành ngân hàng đã chủ động, linh hoạt, tiên phong triển khai hoạt động điện tử và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này thông qua các quy định về nghiệp vụ thẻ, ATM, dịch vụ Internet banking, Mobile banking,... Đến nay, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Ngân hàng điện tử được quy định tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, có những sự phát triển mới về mặt công nghệ, đa dạng hóa về các loại hình dịch vụ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng thì các quy định pháp luật đang bộc lộ một số bất cập cần được hoàn thiện, bảo đảm theo xu hướng mới của hoạt động ngân hàng điện tử như vấn đề định danh, xác thực khách hàng, xác thực giao dịch; chữ ký điện tử, giao dịch điện tử, dữ liệu điện tử; hoạt động nghiệp vụ ngân hàng điện tử; trích lập và xử lý dự phòng rủi ro hoạt động công nghệ thông tin, ngân hàng điện tử; khai thác, sử dụng dữ liệu; cơ chế chính sách để thích ứng linh hoạt, an toàn đối với hoạt động ngân hàng điện tử…

Ông Nguyễn Thành Long – Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng trình bày báo cáo tổng quát tại tọa đàm.

Tại tọa đàm, đại diện các TCTD cũng chia sẻ về các nội dung khác liên quan đến các quy định về giao dịch điện tử, hoạt động thẻ, định danh điện tử, điện toán đám mây, dịch vụ công,… và trao đổi kiến nghị sửa đổi các quy định pháp luật liên quan. Cụ thể, đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] nêu lên thực trạng nhu cầu sử dụng phương tiện điện tử trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, các khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng, thực hiện giao dịch kinh doanh qua phương tiện điện tử ngày càng phổ biến nhưng hiện chưa có cơ sở thực hiện các giao dịch điện tử trong hoạt động cho vay và bảo lãnh. Đại diện Công ty Tài chính cổ phần Điện lực chia sẻ quan điểm chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc của ngành Ngân hàng, đồng thời là hướng đi chiến lược giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả phát và triển bền vững trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Do đó, những thách thức về sự đồng bộ kịp thời của khung pháp lý liên quan như giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, việc định danh và xác thực khách hàng điện tử,… cần sớm được ban hành…

Các đại biểu trao đổi tại tọa đàm

Theo bà Vũ Ngọc Lan – Phó Vụ Trưởng Vụ Pháp chế NHNN, sau khi Luật Giao dịch điện tử được ban hành, NHNN đã phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành nghị định, thông tư theo thẩm quyền. Thời gian vừa qua, NHNN cũng đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trong đó, NHNN đã có báo cáo về rà soát, nhận diện các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị với Quốc hội và các bộ, ngành liên quan để sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.

LK

Ảnh: Mạnh Thắng.

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

Luật giao dịch điện tử

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 06 năm 2006;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn;

Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Căn cứ Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 180 /2010/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế như sau:

1. Bổ sung vào Điều 5 như sau:

“Điều 5. Điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

Người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế [trừ trường hợp nộp thuế tại khoản 1, Điều 18 Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính mà ngân hàng có quy định khác] phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Có chứng thư số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp [trừ trường hợp nộp thuế tại khoản 1, Điều 18 Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính].

2. Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet và có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với cơ quan thuế [trừ trường hợp nộp thuế tại khoản 1, Điều 18 Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính].”

2. Sửa đổi khoản 2, Điều 6 như sau:

“2. Cơ quan thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN khi thực hiện thông báo điện tử tại Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp.”

3. Sửa đổi Điều 8 như sau:

“Điều 8. Thời gian nộp hồ sơ thuế điện tử và xác nhận

1. Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ [thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, Tết].

Ngày nộp hồ sơ thuế điện tử được tính từ 0 giờ đến 24 giờ cùng ngày.

2. Thời điểm nộp hồ sơ thuế điện tử là thời điểm được ghi trên Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử của cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

3. Cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN [trường hợp sử dụng dịch vụ T-VAN] gửi Thông báo xác nhận đã nhận được hồ sơ thuế điện tử đến địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế chậm nhất 15 phút sau khi nhận được hồ sơ thuế điện tử của người nộp thuế gửi đến.”

4. Sửa đổi khoản 2 Điều 9 như sau:

“2. Trường hợp đến hạn nộp hồ sơ khai thuế điện tử mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa khắc phục được sự cố, người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế bằng giấy và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Trường hợp do lỗi của cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN [trường hợp sử dụng dịch vụ T-VAN] trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì người nộp thuế không bị phạt hành chính về hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế nếu người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.”

5. Sửa đổi Điều 16 như sau:

“1. Người nộp thuế thực hiện khai thuế điện tử theo một trong các cách sau:

– Khai thuế điện tử trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế: người nộp thuế truy cập tài khoản giao dịch thuế điện tử; thực hiện khai thuế trực tuyến tại cổng thông tin của cơ quan thuế và gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế.

– Khai thuế điện tử bằng các phần mềm, công cụ hỗ trợ khai thuế: người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế điện tử bằng phần mềm, công cụ hỗ trợ đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế; sau đó người nộp thuế truy cập vào tài khoản giao dịch thuế điện tử để thực hiện gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế.

– Khai thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

2. Sau khi nhận được hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN [trường hợp sử dụng dịch vụ T-VAN] gửi Thông báo xác nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử cho người nộp thuế.”

6. Bổ sung khoản 1, Điều 17 như sau:

“c] Đã tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước; có phần mềm ứng dụng thu ngân sách nhà nước qua mạng và các giải pháp kỹ thuật về an toàn, bảo mật thông tin nộp thuế của người nộp thuế theo quy định tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước hiện hành.”

7. Sửa đổi Điều 19 như sau:

“Điều 19. Ngày nộp thuế điện tử

Ngày nộp thuế điện tử được xác định là ngày người nộp thuế trích tiền từ tài khoản của mình và ngân hàng đã chấp nhận thanh toán; đồng thời được Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước xác nhận bằng chữ ký số trên chứng từ nộp thuế điện tử của người nộp thuế.”

8. Bổ sung vào Điều 20 như sau:

“Điều 20. Chứng từ nộp thuế điện tử

Chứng từ nộp thuế điện tử gồm các loại:

1. Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước dưới dạng điện tử theo mẫu qui định của Bộ Tài chính, có chữ ký số của ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc nhà nước.

2. Bảng kê chứng từ nộp thuế dưới dạng điện tử do Ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước lập, có chữ ký số của ngân hàng thương mại hoặc kho bạc nhà nước.

3. Biên lai nộp ngân sách nhà nước in từ máy ATM có xác nhận của ngân hàng thương mại gồm các thông tin chủ yếu sau:

a] Các thông tin chung về ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ thu ngân sách nhà nước qua thẻ ATM: tên ngân hàng thương mại, tên Chi nhánh ngân hàng thương mại quản lý máy ATM, số máy ATM, địa chỉ ATM thực hiện dịch vụ thu ngân sách nhà nước.

b] Các thông tin về người nộp thuế: tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ kinh doanh, kỳ thuế, số quyết định, ngày quyết định [trong trường hợp nộp phạt tiền thuế], số thẻ, số tài khoản thẻ, số dư cuối, mục lục Ngân sách Nhà nước.

c] Các thông tin liên quan đến giao dịch nộp thuế: thời gian thực hiện giao dịch [giờ, ngày, tháng, năm]; tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước; chi tiết cho từng nội dung khoản nộp.”

9. Bổ sung vào điểm b, khoản 1, Điều 29 như sau:

“b] Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN

– Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN công khai thông báo phương thức hoạt động, chất lượng dịch vụ trên Website giới thiệu dịch vụ của tổ chức.

– Cung cấp dịch vụ truyền nhận và hoàn thiện hình thức thể hiện chứng từ điện tử phục vụ việc trao đổi thông tin giữa người nộp thuế với cơ quan thuế.

– Thực hiện việc gửi, nhận đúng hạn, toàn vẹn chứng từ điện tử theo thỏa thuận với các bên tham gia giao dịch.

– Lưu giữ kết quả của các lần truyền, nhận; lưu giữ chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành.

– Bảo đảm kết nối, bảo mật, toàn vẹn thông tin và cung cấp các tiện ích khác cho các bên tham gia trao đổi chứng từ điện tử.

– Thông báo cho người nộp thuế và cơ quan thuế trước 10 ngày kể từ ngày dừng hệ thống để bảo trì và biện pháp xử lý để bảo đảm quyền lợi của người nộp thuế.

– Thông báo xác nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử cho người nộp thuế sử dụng dịch vụ T-VAN

– Chịu trách nhiệm về việc hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đến cơ quan thuế không đúng thời hạn theo quy định trong trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn quy định”

10. Bổ sung vào điểm b, khoản 1, Điều 30 như sau:

“b] Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN

– Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN chỉ được cung cấp dịch vụ T-VAN cho người nộp thuế kể từ ngày được cấp Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

– Có trách nhiệm chuyển hồ sơ thuế điện tử đến cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế chậm nhất là 2h/1lần kể từ khi nhận được hồ sơ thuế điện tử của người nộp thuế.

– Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cho cơ quan quản lý thuế khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

– Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về viễn thông, Internet và các quy định kỹ thuật, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

– Có trách nhiệm thiết lập kênh kết nối với cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế đảm bảo liên tục, an ninh, an toàn. Trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, chủ động giải quyết và thông báo với cơ quan thuế để phối hợp nếu vướng mắc có liên quan tới cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

Trường hợp có lỗi của cổng thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN thì tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN phải thực hiện thông báo ngay cho người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế để thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4, Điều 1, Thông tư này.

– Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ T-VAN với Tổng cục Thuế.”

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 06 năm 2013.

2. Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết

Video liên quan

Chủ Đề