Dịch thấm dịch tiết màng phổi là gì

Tràn dịch màng phổi là tình trạng trong phổi có dịch, theo dân gian hay gọi là trong phổi có nước. Bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, dễ chẩn đoán nhưng rất khó điều trị, có thể mang đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi vô cùng cần thiết, quan trọng để kịp thời ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc.

1. Tình trạng tràn dịch màng phổi là gì

Bên ngoài lá phổi của chúng ta có một lớp màng rất mỏng để chứa một lượng khoảng 20ml dịch lỏng giúp cho phổi hoạt động dễ dàng hơn. Nhưng khi lượng dịch trong màng phổi tăng lên vì một số bất thường trong cơ chế hoạt động của các bộ phận cơ thể.

Khi đó, phần dịch đó sẽ tạo nên một sức ép lên phổi khiến cho phổi hoạt động khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của người bệnh. Đây được gọi là bệnh tràn dịch màng phổi vô cùng nguy hiểm cho người mắc phải. Chính vì vậy, cần tiến hành xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi để phát hiện và chữa trị trước khi bệnh có những biến chứng nguy hiểm.

Tràn dịch màng phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp

2. Nguyên nhân của tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như sự gia tăng chênh lệch áp suất giữa khoang màng phổi và các cơ quan trong lòng mạch. Sự chênh lệch này gây nên sự gia tăng dịch nhờn trong màng phổi và khi tăng đến một mức độ nhất định sẽ gây ra hiện tượng tràn dịch màng phổi. Bên cạnh đó cũng có các nguyên nhân khác cũng gây nên căn bệnh nguy hiểm này.

Các nguyên nhân thường gặp nhất

  • Do mắc bệnh lao, nhiễm khuẩn lao.

  • Các loại ung thư màng phổi.

  • Mao mạch dễ thấm do bị viêm nhiễm.

Các nguyên nhân khác

  • Viêm phổi, viêm màng phổi.

  • Nhiễm các loại virus, vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh.

  • Dịch thấm do các bệnh lý suy tim, xơ gan, thận hư.

Viêm màng phổi là một trong những nguyên nhân gây nên tràn dịch màng phổi

3. Các triệu chứng của tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi thường có những triệu chứng thể hiện để người bệnh có thể phát hiện ra tình trạng bệnh của mình. Nhưng để nhận biết chính xác cơ thể có mắc bệnh hay không thì phải làm xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi. Các biểu hiện thường gặp như:

  • Khó thở từ nhẹ đến vừa tuỳ thuộc vào lượng dịch tràn trong màng phổi dịch nhiều sẽ gây sức ép lớn lên phổi gây hô hấp khó khăn hơn và ngược lại. Mức độ khó thở tăng theo thời gian.

  • Ho khan và có cảm giác đau, khó chịu khi thay đổi tư thế nằm.

  • Ho có đờm trong hoặc đờm có mủ.

  • Lồng ngực bị tổn thương, có cảm giác đau ở lưng, ngực và xương sườn cảm giác đau tăng lên khi hít thở sâu.

  • Sốt từ 38,5 độ trở lên.

  • Nếu gặp phải trường hợp tràn dịch ác tính sẽ làm cho người bệnh trở nên suy nhược, chán ăn dẫn đến sụt cân.

Tràn dịch màng phổi ở mức độ nặng có thể dẫn đến suy hô hấp cấp, thậm chí tử vong

4. Ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh tràn dịch màng phổi đến cơ thể người

Tràn dịch màng phổi là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với tất cả mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Đây là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý của hệ hô hấp, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy hô hấp cấp.

  • Truỵ tim mạch.

  • Thậm chí dẫn tới tử vong.

5. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi

Hiện nay, y học đã có nhiều phát triển nên việc xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi để phát hiện bệnh đã không còn khó khăn. Những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi phổ biến như:

Chụp X- quang phổi thẳng nghiêng

Đây là một phương pháp đơn giản, ít tốn chi phí nhưng chỉ được sử dụng để phát hiện tràn dịch màng phổi chứ không xác định rõ hiện tượng tràn dịch thuộc loại gì. Khi có kết quả chụp X- quang phổi thẳng nghiêng người bệnh sẽ được chẩn đoán các loại sau:

  • Tràn dịch màng phổi tự do: có một lượng dịch tràn ở đáy phổi làm cho phim X- quang bị mờ đi ở phần đáy phổi.

  • Tràn dịch màng phổi ác tính: hình ảnh trên phim X-quang có thể bị mờ đi hết gần một bên phổi, đây được gọi là hội chứng tối mờ nửa lồng ngực. Trường hợp này có thể xuất hiện khối u chèn lên khí quản, trung thất và làm xẹp phổi.

Hình ảnh chụp X- quang phổi thẳng nghiêng

Chụp CT scan

Đây là kỹ thuật giúp chẩn đoán những trường hợp tràn dịch màng phổi phức tạp, cho biết chính xác vị trí có dịch màng phổi bị tràn để thực hiện các phương pháp chọc lấy dịch. Bên cạnh đó cũng có thể xác định được vị trí của các khối u trong trường hợp mắc phải tràn dịch màng phổi ác tính.

Siêu âm màng phổi

Sử dụng kĩ thuật này khi nghi ngờ có dịch tràn ở màng phổi nhưng chụp X-quang và CT scan không thể phát hiện được. Siêu âm màng phổi có thể cho thấy hình ảnh dịch tràn giữa thành phổi và lớp màng bao bọc phổi.

Siêu âm màng phổi cũng có thể phát hiện được các khối u và các hạch di căn trong trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính.

Chọc hút dịch màng phổi

Chọc hút dịch màng phổi là phương pháp mấu chốt trong các loại xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi. Dựa vào màu sắc, thành phần có trong dịch màng phổi mà người ta có thể xác định được nguyên nhân cũng như mức độ của bệnh tràn dịch màng phổi.

  • Kết quả bình thường: dịch thu được từ quá trình chọc hút dịch màng phổi trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt biểu hiện không bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc ung thư.

  • Kết quả bất thường: dịch màng phổi nhiều thuộc một trong hai loại là dịch tiết hoặc dịch thấm. Để phân biệt hai loại dịch này người ta dựa vào lượng protein và các chất khác có trong dung dịch.

- Dịch thấm: Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi dạng này chủ yếu là do: xơ gan, suy tim hoặc thận hư. Số lượng bạch cầu[WBC] , mức enzym dehydrogenase [LDH] và mức Protein trong dịch ở mức thấp.

- Dịch tiết: thường được gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, ung thư phổi, chấn thương vùng ngực, viêm tuỵ, tắc mạch phổi.

- Nếu bị nhiễm trùng dịch tiết sẽ chứa lượng WBC, nồng độ enzym LDH, Protein ở mức cao. Bên cạnh đó còn có các loại vi khuẩn hoặc các sinh vật truyền nhiễm khác.

- Nếu lượng WBC, nồng độ enzym LDH, Protein ở mức cao và có thể xuất hiện những tế bào là thì dịch tiết đang biểu hiện nguy cơ ung thư.

- Nếu dịch tiết có lượng WBC thấp cùng với số lượng nhiều tế bào hồng cầu thì kết quả đang biểu hiện nguy cơ tắc mạch phổi.

Chọc hút dịch màng phổi là phương pháp tốt nhất hiện nay để xác định tình trạng và mức độ của tràn dịch màng phổi

6. Phòng ngừa bệnh tràn dịch màng phổi

Phòng bệnh tràn dịch màng phổi cũng chính là phòng các bệnh gây nên tràn dịch màng phổi như: bệnh lao, ung thư, bệnh tim, gan, thận,… Bên cạnh đó còn có những biện pháp phát hiện bệnh tràn dịch màng phổi như:

  • Phát hiện và điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp nhất là đối với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.

  • Thường xuyên thăm khám để phát hiện những triệu chứng của tràn dịch màng phổi.

  • Đến các cơ sở y tế uy tín để khám và làm các xét nghiệm liên quan khi có triệu chứng bất thường để kịp thời chữa trị.

Trên đây là một số những điều cần biết về tràn dịch màng phổi và các xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch màng phổi. Hãy theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể và đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý phức tạp và ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra tình trạng khoang phổi có nhiều dịch tiết bất thường, gây ra phản ứng ban đầu như ho, khó thở. Bệnh diễn tiến nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, có thể gây suy hô hấp thậm chí gây tử vong.

Tư vấn chuyên môn bài viết TTƯT.PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh – Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.

Tràn dịch màng phổi là căn bệnh nguy hiểm có thể gây suy hô hấp, tử vong

Hội chứng tràn dịch màng phổi là một trong những bệnh lý nội khoa thường gặp trong lâm sàng. Theo kết quả nghiên cứu ở Mỹ, mỗi năm có 1,5 triệu người mắc bệnh [1]. Các nguyên nhân dẫn đến tràn dịch ở phổi như: suy tim sung huyết chiếm 500.000 trường hợp, viêm phổi chiếm 300.000 trường hợp, thai nghén 200.000 trường hợp, tắc mạch phổi 150.000 trường hợp, xơ gan cổ trướng 50.000 trường hợp…

Ở các nước công nghiệp, người ta ước tính mỗi năm có 32/100.000 trường hợp mắc bệnh, nguyên nhân chủ yếu là do suy tim, các bệnh lý ác tính, viêm phổi hoặc tắc mạch phổi. Xấp xỉ 72% trường hợp bệnh nhân suy tim phát hiện có dịch trong phổi sau mổ tử thi, tràn dịch do viêm phổi chiếm từ 36-66% trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện….

Mỗi lá phổi trong lồng ngực được bao quanh bởi hai lớp màng rất mỏng, gọi là màng phổi. Giữa hai lớp màng này tạo thành một khoang ảo – khoang màng phổi, bình thường chỉ chứa một lượng nhỏ chất lỏng vài ml giúp cho bề mặt phổi được trơn láng khi cọ xát vào nhau, làm cho phổi được giãn nở tốt hơn trong mỗi nhịp thở.

Tràn dịch màng phổi hay tình trạng “ứ nước trong khoang màng phổi” [có tên tiếng Anh Pleural Effusion] là sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong khoang màng phổi. Bình thường lượng dịch trong khoang màng phổi chỉ có khoảng 10 – 20ml [2]. Tràn dịch màng phổi xảy ra khi lượng dịch trong màng phổi nhiều hơn mức bình thường. Dấu hiệu chính có thể khiến bạn bị tức ngực, khó thở. Tràn dịch màng phổi là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau gây nên, và được phân thành 2 loại chủ yếu: Tràn dịch màng phổi dịch thấm [thường do suy tim, suy thận, suy dinh dưỡng…], tràn dịch màng phổi dịch tiết [do lao, ung thư, nhiễm khuẩn…].

Hình chụp X-quang của bệnh nhân bị tràn dịch phổi

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý về phổi, do đó, đối tượng dễ mắc bệnh tràn dịch màng phổi thường có bệnh lý ở phổi. Ngoài ra, những người có bệnh nền như tim, gan, thận cũng có thể gây tràn dịch màng phổi. Đối tượng cụ thể dễ mắc bệnh tràn dịch màng phổi gồm những đối tượng sau:

Người có bệnh lý về phổi:

  • Ung thư phổi
  • Xẹp phổi
  • Viêm phổi
  • Thuyên tắc phổi [tắc động mạch phổi]
  • Lao phổi
  • Di căn ung thư từ một cơ quan khác đến màng phổi

Người có bệnh lý về tim, mạch:

  • Suy tim
  • Viêm màng ngoài tim co thắt
  • Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành

Người bị suy giảm chức năng, suy giảm miễn dịch

  • Thận hư, suy thận
  • Xơ gan cổ trướng
  • Suy giáp, viêm khớp
  • Nhiễm HIV
  • Bệnh lý hệ thống ….
  • Ký sinh trùng

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tràn dịch màng phổi, Người bệnh có thể có các biểu hiện lâm sàng rất khác nhau. Các triệu chứng phổ biến có thể gặp:

  • Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động gắng sức;

Khó thở là tình trạng bình thường khi bạn tham gia các hoạt động thể chất như thể dục thể thao, chạy nhảy, leo núi,… và sẽ hết khi bạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra trong một khoảng thời gian dài, ngay cả trong lúc bạn không vận động mạnh thì rất có thể đây là dấu hiệu các bệnh về phổi nói riêng và bệnh lý hô hấp nói chung.

  • Đau hoặc tức ngực, đau tăng khi hít thở sâu, khi nói to hoặc cảm giác không thể hít thở sâu
  • Ho khan hoặc ho có đờm
  • Sốt có hoặc không kèm theo rét run
  • Mệt mỏi, ăn uống kém
  • Phù chân đối với người tràn dịch màng phổi do suy tim, suy gan, suy thận, suy dinh dưỡng… [5]

Ở Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh phổ biến gồm:

  • Lao màng phổi; thường gặp ở người trẻ tuổi khỏe mạnh, có thể có cả lao phổi [ho lao] kèm theo.
  • Ung thư phổi: có thể gây tràn dịch do tế bào ung thư xâm lấn vào màng phổi, hoặc do bít tắc lưu thông của dịch màng phổi. Đôi khi là do tế bào ung thư từ nơi khác di căn vào màng phổi.
  • Suy tim: xuất hiện ở người bệnh đã có bệnh lý tim mạch trước đây. Tim bị suy không thể bơm tống máu hết, gây ứ máu lại trong phổi, làm cho dịch thoát khỏi mạch máu vào khoang màng phổi.
  • Viêm phổi: Phổi bị nhiễm trùng lan ra màng phổi hoặc vị trí phổi tổn thương gần sát màng phổi, gây kích thích màng phổi tăng tiết dịch. Bệnh nhân cần được điều trị đúng, kịp thời, tránh tạo thành ổ mủ, dày dính màng phổi, hạn chế hô hấp thông khí.
  • Suy thận mạn, xơ gan cổ trướng…
  • Ký sinh trùng
  • Do các bệnh hệ thống [Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…]
  • Tràn dịch màng phổi cũng có thể xảy ra khi các tế bào ung thư di căn đến màng phổi, gây tắc nghẽn ở mạch phổi, hoặc tích tụ do kết quả của một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như xạ trị hoặc hóa trị. [3]

Một số bệnh ung thư có nguy cơ gây tràn dịch phổi bao gồm:

  • Ung thư phổi
  • Ung thư vú
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư cổ tử cung

Khi có dấu hiệu phổi ứ nước, để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành:

Chụp X-quang ngực: sẽ thấy hình mờ đậm một hoặc cả hai bên phổi, dịch thường ở dưới thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp tràn dịch khu trú lượng ít có thể khó phát hiện hiện tượng tràn dịch màng phổi trên phim X-quang.

Chụp cắt lớp vi tính ngực [CT] giúp chẩn đoán nguyên nhân phổi tràn dịch

Chụp cắt lớp vi tính ngực: Phương pháp chẩn đoán này cho hình ảnh chi tiết hơn về mức độ, vị trí tràn dịch cũng như có thể tìm ra nguyên nhân khiến phổi bị tràn dịch.

Siêu âm màng phổi: Một trong những phương pháp thăm dò đơn giản dễ thực hiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Siêu âm màng phổi có thể giúp thể phát hiện được tràn dịch màng phổi khi trong khoang này chỉ có khoảng vài chục ml dịch. Ngoài ra, trong trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính, siêu âm màng phổi giúp phát hiện tràn dịch màng phổi và các khối u trong bụng di căn. [4]

Đây là một thủ thuật đơn giản và tương đối an toàn thường được thực hiện dưới hướng dẫn của hệ thống siêu âm màng phổi. Tùy theo nguyên nhân và diễn biến bệnh nên dịch màng phổi sẽ có màu sắc khác nhau [trong, vàng chanh, vàng đục, mủ, nâu, đỏ máu, trắng đục như sữa…]. Dịch được lấy ra sẽ làm xét nghiệm sinh hóa, soi, nuôi cấy tìm vi khuẩn, xét nghiệm tế bào. Xét nghiệm sẽ giúp xác định:

  • Tràn dịch màng phổi dịch thấm hay dịch tiết
  • Vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh
  • Lành tính hay ác tính

Áp dụng đối với những bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi dịch tiết chưa rõ nguyên nhân khi các thăm dò nội khoa khác không có kết quả. Lúc này, bệnh nhân sẽ được gây mê, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên ngực của bạn giữa hai xương sườn. Dịch được rút bớt ra, sau đó đưa vào khoang màng phổi một camera để kiểm tra, quan sát màng phổi và đánh giá những tổn thương của màng phổi. Sau đó, bác sĩ dùng kìm sinh thiết để tiến hành sinh thiết mô màng phổi làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán nguyên nhân.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn làm Các xét nghiệm khác để củng cố cơ sở chẩn đoán: Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, xét nghiệm sinh hoá máu, điện tâm đồ, siêu âm tim…

Hầu hết người bệnh tham gia trị liệu sẽ hồi phục trong vòng vài tuần hoặc vài tháng tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp tràn dịch màng phổi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, nguyên nhân và phương pháp điều trị được áp dụng khác nhau.

Các biến chứng nghiêm trọng do tràn dịch có thể bao gồm:

  • Dày dính màng phổi gây hạn chế hô hấp, biến dạng lồng ngực
  • Xẹp phổi
  • Suy hô hấp
  • Chèn ép tim

Các biến chứng do các thủ thuật chẩn đoán và điều trị gây ra:

  • Tràn khí màng phổi
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu màng phổi

Các biến chứng này có thể diễn tiến theo chiều hướng xấu và nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất và trao đổi với bạn về những lợi ích và rủi ro của quá trình điều trị.

Do đó, để phòng biến chứng, người bệnh cần được khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp.

Để điều trị tràn dịch màng phổi, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng ứ nước trong khoang màng phổi, từ đó có chiến lược điều trị phù hợp.

Là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay, phương pháp này giúp đào thải bớt lượng dịch, làm cho bệnh nhân dễ thở hơn.

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị tràn mủ, tràn máu màng phổi, tràn dịch kèm tràn khí màng phổi. Một dụng cụ hình ống đặc biệt [ống dẫn lưu] thông thường bằng silicon được đặt xuyên qua da vào khoang màng phổi và được nối với một hệ thống hút áp lực âm để dẫn lưu mủ, máu ra ngoài.

Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định biện pháp điều trị nội khoa phù hợp:

  • Nếu do nhiễm khuẩn [viêm mủ màng phổi] sẽ sử dụng kháng sinh
  • Nếu do lao sẽ điều trị thuốc kháng lao;
  • Nếu do bệnh ung thư sẽ điều trị hoá chất, có thể gây dính màng phổi để tránh dịch tái phát nhanh.
  • Chống suy hô hấp: chọc tháo dịch, thở oxy qua ống thông mũi
  • Giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol
  • Nghỉ ngơi tại giường; ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ năng lượng và dinh dưỡng
  • Cần tập vật lý trị liệu hô hấp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cách phòng tránh tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi là biểu hiện hoặc biến chứng của rất nhiều loại bệnh liên quan đến phổi khác nhau như viêm phổi, u ác tính hoặc ung thư phổi. Một số bệnh khác có thể kể đến là áp-xe dưới cơ hoành, áp-xe gan, xơ gan cổ trướng, suy thận, suy tim… cũng có thể khiến phổi bị tràn dịch. Do đó cần phát hiện sớm các bệnh có thể là nguyên nhân gây tràn dịch và điều trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, một số biện pháp có thể giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh như:

  • Hạn chế làm việc, sinh hoạt ở nơi có môi trường ô nhiễm, cải thiện môi trường sống.
  • Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, tránh các thực phẩm sống chưa qua chế biến nhiệt.
  • Cách ly, giữ khoảng cách an toàn hoặc dùng thuốc dự phòng khi tiếp xúc với bệnh nhân bị lao.
  • Giữ vệ sinh răng miệng và vòm họng hàng ngày, điều trị triệt để viêm nhiễm đường hô hấp trên phòng tránh viêm nhiễm ở phổi.
  • Bỏ thuốc hoặc hạn chế tiếp xúc với môi trường có người hút thuốc.

Tình trạng phổi bị tràn dịch chiếm tỷ lệ khá cao so với các bệnh đường hô hấp. Bệnh được điều trị nội khoa nhiều lúc không hiệu quả, để lại nhiều biến chứng và di chứng, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh. Thời gian để phục hồi bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của tràn dịch cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Người bệnh sẽ bắt đầu quá trình hồi phục trong bệnh viện. Người bệnh cần được chăm sóc và theo dõi liên tục sau khi về nhà. Nhiều người cho biết họ cảm thấy mệt mỏi trong tuần đầu tiên sau khi xuất viện.

Theo dõi biểu hiện suy hô hấp cấp: khó thở dữ dội, tím tái, kích thích vật vã:

  • Cho bệnh nhân thở oxy nếu cần thiết
  • Chọc tháo dịch màng phổi
  • Cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau
  • Hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu, tập ho
  • Làm sạch đường hô hấp cho người bệnh để chống xẹp phổi, viêm phổi
  • Nhẹ nhàng khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế cho người bệnh, đặc biệt đối với bệnh nhân có đặt ống dẫn lưu
  • Trấn an tinh thần người bệnh: giảm lo lắng bệnh tật

Vết mổ can thiệp điều trị tràn dịch màng phổi [đặt dẫn lưu, nội soi màng phổi…] phải có thời gian phục hồi trong vòng 2 – 4 tuần. Do đó, quá trình chăm sóc bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi rất quan trọng.

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu cao 20 – 40 độ, nên để người bệnh nằm nghiêng về phía tràn dịch.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân không phải gắng sức bằng cách để các đồ dùng ở vị trí trong tầm tay của bệnh nhân.
  • Tiếp tục tập thở, tập vật lý trị liệu
  • Chế độ ăn cho bệnh nhân phải giàu protein, giàu vitamin, tăng cường hoa quả tươi.

. Dịch màng phổi sẽ thể hết sau một thời gian điều trị tích cực đối với các trường hợp do suy tim, viêm phổi, viêm tụy cấp, ghép tim, phổi hoặc gan, tắc mạch phổi, bệnh ban đỏ hệ thống, do ure máu cao… Các trường hợp tràn dịch phổi do phẫu thuật nối mạch vành hoặc chấn thương tim, hay có liên quan đến sarcoidosis [bệnh u hạt lành tính] có thể được giải quyết trong vòng dưới 2 tháng, tuy nhiên có trường hợp tồn tại dai dẳng đến 6 tháng.

Tràn dịch ở phổi do bệnh lao hoặc viêm tụy mạn tính có thể điều trị giải quyết trong vòng từ 2-6 tháng. Trường hợp viêm màng phổi do thấp và bệnh bụi phổi, có thể lành bệnh trong thời gian 2-6 tháng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm mới hết dịch. Đối với bệnh do ung thư thường tái phát nhanh sau dẫn lưu màng phổi.

Tùy trường hợp. Mức độ nguy hiểm của bệnh tràn dịch màng phổi sẽ phụ thuộc vào:

  • Nếu nguyên nhân do ung thư, việc điều trị gặp phải nhiều khó khăn vì dịch thường tái phát nhanh dù đã chọc hút tích cực.
  • Khi số lượng dịch trong phổi quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chức năng giãn nở, hô hấp của phổi, đè ép, cản trở đến sự bơm máu tuần hoàn của tim, dẫn đến tình trạng thiếu oxy toàn cơ thể.

Bệnh có thể để lại một số di chứng như: Viêm dày màng phổi, vôi hóa màng phổi, viêm mủ màng phổi… Các di chứng này đều ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của người bệnh.

Việc phát hiện sớm giúp điều trị bệnh có hiệu quả cao. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và xử trí kịp thời.

Bệnh có thể diễn tiến nhanh và gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì thế sau điều trị bệnh, người bệnh nên có một chế độ ăn hợp lý, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các thức ăn sống chưa qua chế biến như cá sống, gỏi sống… Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng giúp người bệnh nhanh hồi phục sau điều trị:

  • Ăn nhiều rau củ quả tươi: Đây là các loại thực phẩm bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể, chống lại bệnh tật. Chế độ ăn cần thay đổi đa dạng nhiều loại rau xanh khác nhau;
  • Thịt: Người bệnh nên ăn thịt với lượng vừa phải, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn nhiều thịt mỡ, nên ăn các loại thịt gia cầm;
  • Trái cây: Cần bổ sung trái cây trong chế độ ăn hàng ngày bởi trái cây giúp bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể;
  • Uống đủ nước;
  • Tránh rượu, bia, thuốc lá;
  • Tránh ăn quá mặn.

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ để điều trị giảm nhẹ các triệu chứng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà phác đồ điều trị có thể khác nhau. Cụ thể là:

  • Một số thuốc có thể được sử dụng như kháng sinh khi phát hiện có nguyên nhân nhiễm trùng.
  • Thuốc lợi tiểu có tác dụng giảm dần lượng dịch ứ đọng trong màng phổi trong trường hợp suy tim, suy thận…
  • Nếu tràn dịch phổi do lao thì điều trị bằng thuốc kháng lao
  • Nếu do ung thư thì các biện pháp điều trị ung thư sẽ được áp dụng
  • Thuốc điều trị suy tim, xơ gan, suy thận,…

Hội chứng 3 giảm trong tràn dịch màng phổi đây là một thuật ngữ được sử dụng trong y học có thể được hiểu là: giảm âm khi nghe phổi, giảm rung thanh, gõ đục. Hội chứng này thường được phát hiện thông qua việc thăm khám lâm sàng ở những trường hợp nghi ngờ phổi bị tràn dịch.

Để có thể phát hiện được hội chứng này bác sĩ cần phải thăm khám trực tiếp. Cả 3 dấu hiệu này đều có giá trị rất lớn trong việc chẩn đoán bệnh. Từ đó các bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định cận lâm sàng phù hợp, giúp chẩn đoán sớm bệnh, can thiệp kịp thời.

Khoa Hô hấp – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, cùng trang thiết bị y tế hiện đại sẽ mang đến cho bạn những liệu pháp an toàn, hạn chế xâm lấn, hiệu quả tối đa trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tràn dịch màng phổi.

Video liên quan

Chủ Đề